intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG TH& THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022 - 2023 Họ và tên:................................ Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - 6 Lớp: 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Lời phê của giáo viên: Chữ kí giám thị I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A,B,C hoặc D trước câu trả lời đúng. Câu 1: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Câu 2: Đâu là đơn vị cơ bản để đo khối lượng ? A. Mét khối (m3). B.Giây. C. Mét (m). D. Kilogam (kg). Câu 3: Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế? A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí. C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ. D. Hiện tượng nóng chảy của các chất. Câu 4: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo nhiệt độ ? A. Ampe kế. B. Tốc kế. C. Lực kế. D. Nhiệt kế. Câu 5: Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn 30cm, nhỏ hơn 50cm) nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất? A. GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. B. GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm. C. GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm. D. GHĐ 1m và ĐCNN 5cm. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây thể hiện tính chất vật lí? A. Đường cháy thành than. B. Cơm bị ôi thiu. C. Sắt bị gỉ trong không khí. D. Nước hóa đá dưới 00C Câu 7: Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất? A. Sự đông đặc. B. Sự bay hơi. C. Sự ngưng tụ. D. Sự nóng chảy. Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của không khí bị ô nhiễm? A. Có mùi khó chịu. B. Giảm tầm nhìn. C. Sương mù giữa ban ngày. D. Sương mai buổi sớm. Câu 9: Vật liệu nào sau đây không dẫn điện? A. Gốm.. B. Nhôm. C. Đồng. D. Sắt. Câu 10: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa mì. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa gạo. Câu 11: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Thịt. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Gạo và rau xanh. Câu 12: Nhiên liệu nào sau đây không được chế biến từ dầu mỏ ?
  2. A. Khí hóa lỏng. B. Xăng. C. Than. D. Dầu diêsel. Câu 13: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 14: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây? A. Ribosome. B. Ti thể. C. Không bào. D. Lục lạp. Câu 15: Thế nào là một vật sống? A. Vật sống có khả năng thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. B. Vật sống là vật có khả năng quang hợp. C. Vật sống là vật có thể di chuyển. D. Vật sống là vật có thể thay đổi về hình dạng và kích thước. Câu 16: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc. B. Kích thước. C. Hình dạng. D. Số lượng tế bào tạo thành. Câu 17: Vật nào dưới đây là vật sống? A. Con chó. B. Cái bàn. C. Con đường. D. Cây bút. Câu 18: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Cơ quan. B. Tế bào. C. Cơ thể. D. Mô. Câu 19: Chim gõ kiến và chim đà điểu có các đặc điểm giống nhau là A. Đều có lông vũ, có mỏ và có cánh. B. Đều biết bay. C. Không biết bay. D. Đều di chuyển bằng cách duy nhất là chân. Câu 20: Có thể phân biệt gà và thỏ nhờ đặc điểm đối lập nào sau đây? A. Có cánh/ không có cánh B. Có thể di chuyển/ không thể di chuyển. C. Cơ thể đơn bào/ cơ thể đa bào. D. Có lông/ không có lông. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1: (2 điểm) a) ( 1 điểm) Hãy nêu sự cần thiết của việc phân loại sinh học. b) ( 1 điểm) Nêu một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn? Bài 2: (1 điểm) Cho các hỗn hợp: Nước đường, nước muối, sữa bò, nước phù sa. Em hãy phân loại các hỗn hợp trên theo các nhóm sau? Huyền phù; Nhũ tương; Dung dịch. Bài 3: (1 điểm) Cho các loài sinh vật như sau: Khỉ, cá mập, rùa,chim, bọ ngựa. Hãy tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng.. Bài 4: (1 điểm) Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật. ------------Hết------------
  3. TRƯỜNG TH& THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - 6 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5 điểm) Đúng 1 câu ghi 0,25 điểm. 1.D 2.D 3.A 4.D 5.C 6.D 7.B 8.D 9.A 10.C Đáp án 11.A 12.C 13.C 14.D 15.A 16.D 17.A 18.C 19.A 20.A II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu Đáp án Biểu điểm Bài 1 * Phân loại sinh học rất cần thiết vì: (2 điểm) - Xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và 0,33 tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn. - Làm rõ được sự giống nhau và khác nhau của các nhóm đối tượng 0,33 phân loại. - Thể hiện được các mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật. 0,34 * Một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn: 0,25 - Vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên tắm rửa, rửa tay sạch sẽ. 0,25 - Đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp hay ở những nơi đông người. 0,25 - Vệ sinh môi trường sống, bảo quản thực phẩm đúng cách. 0,25 - Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra. Bài 2 Huyền phù: nước phù sa 0,25 (1 điểm) Nhũ tương: sữa bò 0,25 Dung dịch: nước đường, nước muối 0,5 Bài 3 (1 điểm) Chim, bọ ngựa, cá mập, khỉ, rùa Không có chân Có chân 0,25 ( cá mập) ( khỉ, rùa, chim, bọ ngựa 0,25 Có cánh Không có cánh ( chim, bọ ngựa) (khỉ, rùa)
  4. 0,5 Có 1 đôi cánh Có 2 đôi cánh Có mai Không có mai (Chim) (bọ ngựa) ( rùa) (khỉ) Bài 4 Trong một căn phòng, ta đặt tay trái vào chiếc ghế gỗ, đặt tay phải vào 0,75 (1 điểm) chiếc ghế sắt. Nhận thấy, tay phải cảm giác lạnh hơn tay trái. Mặc dù 2 chiếc ghế cùng đặt trong 1 căn phòng và có nhiệt độ như nhau. => Giác quan của chúng ta đã cảm nhận sai về nhiệt độ của vật. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2