intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh

  1. I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1: Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào? A. Sinh trưởng của tế bào B. Sinh sản của tế bào C. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào Câu2: Tập hợp các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành: A. Cơ quan. B. Mô. C. Tế bào. D. Hệ cơ quan. Câu3: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc. B. Kích thước. C. Số lượng tế bào tạo thành. D. Hình dạng. Câu 4: Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: A. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới. B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài. D. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. Câu5:Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà. Câu 6 : Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật. Câu 7: Cho các đặc điểm sau: (1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm (2) Lập bảng các đặc điểm đối lập (3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài (4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân) (5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào? A. (5), (1), (4) B. (1), (3), (4) C. (5), (2), (4) D. (1), (2), (4) Câu 8: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau: (1) Biết bay hay không biết bay (2) Có lông hay không có lông (3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ (4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi (5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn (6) Phân tính hay không phân tính Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là? A. (1), (4), (5) B. (2), (5), (6) C. (2), (3), (5) D. (1), (2), (3) Câu 9:Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về KHTN ?
  2. A. Sinh Hóa. B. Thiên văn. C.Lịch sử. D. Địa chất. Câu 10:Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi? A. Đá vôi. B. Đất sét. C. Cát. D. Gạch. Câu 11:Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh B. Kim loại C. Cao su D. Gốm Câu 12:Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm? A. Nhựa B. Thủy tinh C. Cao su D. Kim loại Câu 13: Giới hạn đo của một thước là A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 14:Dụng cụ đo khối lượng thường dùng ở nước ta là A. cân . B . thước. C. Đồng hồ . D. Nhiệt kế. Câu 15. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau? A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ cơ thể người. C. Nhiệt độ khí quyển. D.Nhiệt độ của một lò luyện kim. Câu 16: Khi quả bóng đang chuyển động trên sân, lực cản của sân làm tốc độ của quá bóng sẽ A. không thay đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. tăng dần hoặc giảm dần, II. Tự Luận ( 6 điểm) Câu 17: .Khóa lưỡng phân là gì? Cho các loài sinh vật như hình bên. Tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng.(1 điểm) Câu 18 : Trình bày cấu tạo của vi khuẩn? (0.5điểm) a. Vẽ hình và ghi chú cấu tạo của vi khuẩn?( 0.5điểm)
  3. b. Vi khuẩn có vai trò gì trong đời sống tự nhiên và trong đời sống con người?( 1 điểm) Câu 19: (0.75đ) Hãy đưa ra 1 ví dụ cho thấy: a. Chất rắn không chảy được? b. Chất lỏng khó bị nén? Câu 20: (0.25đ) Hãy kể hai ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới. Câu 21: (0,5đ) Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại người ta dùng vật liệu nào để làm nồi xoong nấu thức ăn? Tại sao chọn vật liệu đó mà không dùng vật liệu khác? Câu 22: ( 0,75 điểm) a) Nhiệt độ là gì? b) Người ta dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ? Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là gì? Câu 23: ( 0,5điểm) Nêu các tác dụng của lực? Câu 24:( 0,25 điểm) Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm : 1 1 1 1 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 16 0 2 3 4 5 Đá p C A C C C D B D C A B C D A A C án Câu 1: Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách. ( 0.5 điểm) Vẽ được sơ đồ ( 0.5điểm)
  4. Cấu tạo của vi khuẩn ( 0.5đ) - Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào hầy hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào Cấu tạo vi khuẩn gồm: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân, lông roi - Vi khuẩn có cấu tạo cơ thể chỉ hồm một tế bào nhân sơ nên là cơ thể nhất trong thế giới sống Vẽ hình ( 0.5đ) Vai trò của vi khuẩn: 1 điểm - Trong tự nhiên: ( 0.5điểm) + Chuyển nitrogen trong không khí thành chất đạm giúp cây hấp thụ (cố định đạm). + Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật thành các chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ…. - Trong đời sống con người: ( 0.5điểm) + Phần lớn vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa. + Ứng dụng trong chế biến thực phẩm (sữa chua, dưa muối, nước mắm, …) + Sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, xử lý chất thải, … Câu 19: a) Để một vật rắn trên bàn: Vật rắn đó không chảy tràn trên bề mặt bàn và không tự di chuyển. (0,375đ) b) Khi đổ đầy chất lỏng vào bình: Rất khó để nén chất lỏng. (0,375đ) Câu 20: - Sử dụng những chiếc chai dùng đựng nước uống đã dùng hết thành lọ đựng đồ dùng học tập hay trồng hoa,... (0,125đ)
  5. - Vỏ những lon bia bằng nhôm đã dùng hết mài một đầu làm thành những chiếc cốc đựng nước hay mục đích khác. (0,125đ) (Học sinh lấy ví dụ khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa) Câu 21: - Nồi xoong nấu thức ăn được chia làm 2 bộ phận chính: + Thân nồi (cần dẫn điện, dẫn nhiệt tốt): kim loại vì kim loại là vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt tốt => Giúp thức ăn mau chín. (0,2 5đ) + Quai cầm (cần cách điện, cách nhiệt): nhựa, gỗ vì nhựa, gỗ là vật liệu cách điện, dẫn nhiệt kém => Giúp ta bê xoong, nồi không bị bỏng, giật điện. (0,2 Câu 22: a) là số đo độ “nóng, “lạnh” của một vật, ( 0,25đ) b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. ( 0,25đ) c. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là 0 0 C ( 0,25đ) Câu 23 ( 0,5đ) Làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động. Làm biến dạng vật Câu 24- Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, để chính xác nên dùng loại đồng hồ bấm giây ( 0,25đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2