intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS XÀ BANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MA TRẬN, ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP, ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN MÔN KHTN - KHỐI 6 CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022-2023 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Mở đầu môn - Nhận biết được KHTN vai trò của KHTN trong đời 06 tiết sống. Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 100 % Tỉ lệ: 2.5 % (0.25 điểm) ( 0.25 điểm) Chủ đề 1: Các Trình bày được - Lựa chọn dụng cụ phép đo cách sử dụng đo thích hợp với đối một số dụng cụ tượng cần đo 10 tiết đo thông - Phân tích được ví thường. dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai Số câu: 4 về chiều dài (khối Tỉ lệ: 7.5 % lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan ( 0.75 điểm) sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa. Số câu: 1 Số câu: 2 Tỉ lệ: 33.33 % Tỉ lệ: 66.67 % (0.25 điểm) (0.5 điểm) Chủ đề 2: Các Nêu được các Trình bày được quá thể của chất dạng tồn tại của trình chuyển thể của chất. chất. 04 tiết Nêu được ví dụ về các dạng tồn Số câu: 2 tại của chất.
  2. Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số câu: 1 ( 1.0 điểm) Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % (0.5 điểm) (0.5 điểm) Chủ đề 3: Đánh giá được kết Đề xuất được một số oxygen và quả môi trường bị ô biện pháp bảo vệ không khí nhiễm thông qua ví môi trường không dụ. khí. 3 tiết Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Tỉ lệ: 33.33 % Tỉ lệ: 66.67 % Tỉ lệ: 7.5 % (0.25 điểm) (0.5 điểm) ( 0.75 điểm) Chủ đề 4: Trình bày được Giải thích được các tính chất, ứng hiện tượng thường Một số vật dụng của 1 số gặp trong tự nhiên liệu.... nguyên liệu, vật thông qua kiến thức 8 tiết liệu, nhiên liệu, đã học. lương thực thực phẩm. Số câu: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % Số câu: 3 (0.5 điểm) (0.5 điểm) Tỉ lệ: 10 % (1 điểm) Chủ đề 5: Chất Phân biệt được Phán đoán được yếu tinh khiết – Hỗn dung môi - dung tố ảnh hưởng đến hợp – phương dịch, hỗn hợp lượng chất rắn hòa pháp tách chất đồng nhất – tan trong nước. ra khỏi hỗn hợp không đồng (6 tiết) nhất. Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ: 7.5 % Tỉ lệ: 66.67 % Tỉ lệ: 33.33 % (0.75 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 6: Tế Trình bày được Phân biệt được tế bào- Đơn vị cơ cấu tạo tế bào, bào ĐV – TV; nhân sở của sự sống hình dáng kích sơ – nhân thực. thước của tế (8 tiết) bào. Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản
  3. Số câu: 3 của tế bào. Tỉ lệ: 17.5 % (1.5 điểm) Số câu: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ: 83.33 % Tỉ lệ: 16.67 % (1.25 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 7: Từ tế Nêu được quan Lấy ví dụ minh họa bào đến cơ thể hệ TB – mô – cơ cho mối quan hệ TB quan – hệ cơ – mô – cơ quan – hệ (7 tiết) quan. cơ quan. Nhận biết được Số câu: 5 cơ thể đơn bào và cơ thể đa Tỉ lệ: 20 % bào. (2.0 điểm) Số câu: 4 Số câu: 1 Tỉ lệ: 87.5 % Tỉ lệ: 12.5 % (1.75 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 8: Đa Xây dựng được khóa Vận dụng hiểu dạng thế giới lưỡng phân đối với biết VR - VK sống sinh vật. giải thích một số hiện tượng (HKI 13 tiết) trong thực tiễn. Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % (2 điểm) (1.0 điểm) (1.0 điểm) Tổng số câu: 40 Số câu: 15 Số câu: 9 Số câu: 3 Số câu: 1 Tổng số điểm: (4,0 điểm) ( 3,0 điểm) ( 2.0 điểm) ( 1.0 điểm) 10 Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ 100% II. Đề cương ôn tập Mở đầu: Vai trò của KHTN trong đời sống Chủ đề 1: Các phép đo - Trình bày cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường Chủ đề 2: Các thể của chất - Nêu được các dạng tồn tại của chất. Lấy ví dụ về các dạng tồn tại của chất. - Trình bày được quá trình chuyển thể của chất. Chủ đề 3: Oxygen và không khí - Một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng. Tính chất
  4. và ứng dụng của chúng. - Trình bày được tính chất, ứng dụng của 1 số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực thực phẩm Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất - Phân biệt được dung môi - dung dịch – huyền phù, hỗn hợp đồng nhất – không đồng nhất - Yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Chủ đề 6: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống - Nêu được hình dạng, kích thước tế bào. - Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. - Trình bày được cấu tạo tế bào. Phân biệt được tế bào ĐV – TV Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Nêu được quan hệ TB – mô – cơ quan – hệ cơ quan. Lấy ví dụ minh họa. - Phân biệt được sinh vật đơn bào – đa bào. Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Xây dựng được khóa lưỡng phân đối với sinh vật. III- ĐỀ KIỂM TRA A. Trắc nghiệm :(4 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Câu 1. Ý nào sau đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống? A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. B. Bảo vệ môi trường, ứng phó khí hậu. C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. D. Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị. Câu 2. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo khối lượng của vật? A. Thước kẻ. B. Cân đồng hồ. C. Đồng hồ bấm giây. D. Nhiệt kế y tế. Câu 3. Khi đo thời gian của một hoạt động, bước đầu tiên chúng ta thường thực hiện là A. hiệu chỉnh đồng hồ. B. thực hiện đo. C. ước lượng khoảng thời gian cần đo. D. chọn đồng hồ phù hợp. Câu 4: Trường hợp nào sau đây cho thấy giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước của vật? A. Giác quan chúng ta cảm nhận chiếc bút bi có chiều dài 15 cm, nhưng khi dùng thước kẻ để đo chiều dài bút bi thì ta đo được chiều dài thực của bút là 14 cm. B. Giác quan chúng ta cảm thấy có thể mặc vừa chiếc áo này, nhưng khi mặc vào lại không vừa do chiếc áo có kích thước nhỏ hơn cơ thể chúng ta. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 5: Đâu là hoạt động nông nghiệp không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng. D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng. Câu 6. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 7. Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững? A. Gỗ tự nhiên. B. Kim loại. C. Gạch không nung. D. Gạch chịu lửa. Câu 8: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. tế bào. B. mô. C. cơ quan. D. hệ cơ quan.
  5. Câu 9. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước. C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 10. Tế bào thực vật thực hiện được chức năng quang hợp nhờ vào bào quan nào sau đây? A. Lục lạp. B. Nhân. C. Màng tế bào. D. Ti thể. Câu 11: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. mô. D. tế bào. Câu 12: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá. C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân. Câu 13: Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp đồng nhất? A. Hỗn hợp nước đường. B. Hỗn hợp dầu ăn và nước. C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp lòng đỏ trứng, nước cốt chanh và dầu ăn (hỗn hợp mayonnaise). Câu 14. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật. B. Làm cho sinh vật lớn lên rồi già và chết đi. C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương. D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể. Câu 15. Phổi thuộc hệ cơ quan nào sau đây? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ thần kinh. C. Hệ hô hấp. D. Hệ tiêu hoá. Câu 16. Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại A. dung dịch. B. huyền phù. C. nhũ tương. D. hỗn hợp đồng nhất. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 17: (1,0 điểm) Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a. Theo em, nước đã biến đâu mất? b. Nước có thể tồn tại ở những thể nào? c. Hây vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước? Câu 18: (0.5 điểm) Giải thích tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó càng cháy mạnh còn thổi vào ngọn nến thì nó tắt ngay? Câu 19: (2.0 điểm) Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng phù hợp với chứng năng mà chúng đảm nhận. a. Em hãy trình bày cấu tạo và hình dáng của tế bào. b. Cho các sinh vật sau: trùng roi xanh, cây bắp, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm, con ốc sên, con cua, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ, cây xoài. Sắp xếp các sinh vật trên thành 2 nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Câu 20: (1 điểm) Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân các sinh vật sau: Cây thông, hoa sen, thỏ, cá chép. Câu 21: (1 điểm) Bác sĩ luôn khuyên chúng ta "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ đưa ra lời khuyên như vậy. Câu 22: (0.5 điểm) Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí đang diễn ra ngày càng trầm trọng, em hãy đề xuất một vài biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc ở
  6. khu vực em đang sinh sống. IV- ĐÁP ÁN ĐỀ A. Trắc nghiệm :(4 điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B C C B B C B D A D C A C C B B. Tự luận: (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 17 a. Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa. 0.25 đ (1 điểm) b. Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong 0.25 đ đĩa), thể khí (hơi nước). c. Sơ đồ: 0.5 đ 18 Khi thổi vào đống lửa to, gió cung cấp thêm nhiều oxygen nên đống lửa sẽ 0.5 đ (0.5 điểm) cháy mạnh hơn. Còn khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sẽ tắt. 19 a. - Các hình dạng phổ biến của tế bào là hình cầu (tế bào trứng cá), hình sợi 0.25 đ (2.0 điểm) (tế bào sợi nấm), hình sao (tế bào thần kinh), hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình thoi (tế bào cơ trơn),... - Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là: + Màng tế bào: có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi 0.25 đ tế bào + Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào 0.25 đ + Nhân tế bào/vùng nhân: là nơi chứa vật chất di truyền và điều khiển mọi 0.25 đ hoạt động sống của tế bào b. - Cơ thể đơn bào: trùng roi xanh, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột. 0.5 đ - Cơ thể đa bào: cây bắp, cây ổi, con rắn, con báo gấm, con ốc sên, con cua, 0.5 đ con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ, cây xoài. 20 (HS đưa ra các cặp đặc điểm đối lập khác để so sánh vẫn cho điểm) 1đ (1 điểm) 21 Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, 1đ nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu, ... Tuy nhiên, phần (1 điểm) lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy cấn nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra.
  7. 22 (HS nêu ra các ý khác, đúng vẫn cho điểm) Mỗi ý 0.25 đ (0.5 điểm) Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại. Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày. Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí. Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2