intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước

  1. Trường THCS ……………………… KIỂM TRA CUỐI KỲ Họ và tên:……………………..……… Lớp: 6/…. HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN KHTN– LỚP 6 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: A I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Nhóm các vật thể sau là vật sống? A. Núi đá vôi, con sư tử. B. Mủ cao su, con sư tử. C. Bánh mì, cây lúa. D. Con sư tử, cây lúa. Câu 2: Quá trình chất từ thể hơi chuyển sang thể lỏng gọi là A. sự nóng chảy. B. sự đông đặc. C. sự ngưng tụ. D. sự hoá hơi. Câu 3: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Câu 4: Các nguyên liệu tự nhiên là A. đá vôi, thuỷ tinh. B. dầu mỏ, một số loại quặng. C. dược phẩm, vôi sống. D. kim loại, tơ sợi. Câu 5: Để đo chiều dài của một vật: (chọn câu sai) A. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch 0 của thước. B. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc ở đầu kia của vật. C. Đặt thước bất kì miễn là đọc được. D. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất. Câu 6: Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân? A. Để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp. B. Để biết khối lượng vật cần cân. C. Để có thể cân khối lượng lớn hơn. D. Để cân được nhiều vật. Câu 7: Đơn vị lực A. kilôgam (kg). B. Niu tơn (N). C. phút (ph). D. lít (l). Câu 8: Dụng cụ đo thời gian A. cân. B. đồng hồ bấm giây. C. thước. D. đồng hồ. Câu 9: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng, kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
  2. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 10: Nhân/ Vùng nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường. B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào. C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. Câu 11: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? A. Carotenoid. B. Xanthopyll. C. Phycobilin. D. Diệp lục. Câu 12: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới được hình thành? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 13: Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào? A. Sinh trưởng của tế bào. B. Sinh sản của tế bào. C. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào. D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào. Câu 14: Tại sao cần phân loại thế giới sống? A. Để xác định vị trí của các loài sinh vật. B. Biết được đặc điểm sinh vật đó. C. Biết được lợi ích của sinh vật. D. Gọi đúng tên sinh vật. Câu 15: Vi khuẩn là A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi. C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 16: Virus có cấu tạo gồm A. thành tế bào và roi bơi. B. vỏ protein và lõi là vật chất di truyền. C. vùng nhân và tế bào chất. D. màng tế bào và nhân. II. TỰ LUẬN( 6.0 điểm) Câu 17: (1,0đ) Để làm chiếc ấm điện đun nước, các bộ phận như (thân ấm, tay cầm, dây dẫn điện, …) người ta làm bằng vật liệu gì? Giải thích? ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………
  3. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Câu 18: (0,5đ) Quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hằng ngày như bật bếp ga, châm lửa đèn dầu, đốt cháy than củi…Em hãy nhận xét về tính bắt lửa của nhiên liệu ga, dầu, than? Giải thích? ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Câu 19: ( 0,5đ)Thế nào là lực không tiếp xúc? Lấy ví dụ về lực không tiếp xúc? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 20: (1đ) Một em bé đang bị ốm có khả năng đang bị nóng sốt. Em hãy nêu các bước sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân để đo chính xác nhiệt độ cơ thể em bé? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 21: (0,5đ) Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người gây ra những loại bệnh nào?
  4. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 22: (1đ). Nêu vai trò và ứng dụng của virus trong y học và nông nghiệp? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 23: (0,5đ) Cho các loại động vật sau: Chim, bọ ngựa, rùa, lươn. Hãy xây dựng khoá lưỡng phân cho các đối tượng sinh vật trên. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 24: (1đ) Trong cuộc sống hằng ngày sữa chua là một món ăn có lợi đối với hệ tiêu hoá. Vậy theo em quy trình làm sữa chua được thực hiện theo những bước nào? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
  5. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ I, MÔN KHTN 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐÁP ÁN D C A B C A B D C B D A C A A B B. TỰ LUẬN (6.0đ) Câu Nội dung Thang điểm Câu 17 Để tạo ra chiếc ấm điện đun nước, ta sử dụng các vật liệu sau: (0,25đ) + Thân ấm: vật liệu kim loại vì dẫn nhiệt tốt (1,0đ) (0,25đ) + Tay cầm: Nhựa vì nhựa nhẹ, dẫn nhiệt kém + Dây dẫn điện: Lõi dây dẫn điện là kim loại Copper vì dẫn điện (0,5đ) tốt. Vỏ bọc là cao su hoặc nhựa vì không dẫn điện. Câu 18 - Nhiên liệu ga bắt lửa nhanh nhất. (0,25đ). Giải thích: Vì nhiêu liệu ga là chất khí nên diện tích tiếp xúc của (0,5đ) (0,25đ). nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiên liệu lỏng và rắn. Câu 19 Lực không tiếp xúc là những lực xuất hiện khi vật gây ra lực không (0,25đ) (0,5đ) tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực Ví dụ: Lực hút của nam châm lên các vụn sắt thép (0,25đ) Câu 20 (1đ) Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. (0,25đ) Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào (0,25đ) nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. (0,25đ) (0,25đ) Bước 4: Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. Câu 21 Lao, viêm phổi, tả, uốn ván, giang mai… (0,5đ) (0,5đ)
  6. Câu 22 + Trong y học: sản xuất vacine. Sản xuất nhiều chế phẩm sinh học (0,5đ) (1đ) có giá trị như hormone, protein. + Trong nông nghiệp: sản xuất thuốc trừ sâu. Chuyển gen từ loài (0,5đ) cây này sang loài cây khác để tạo ra giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt. Câu 23 Chim, Bọ Ngựa, rùa, lươn (0,5đ) Có cánh Không có cánh (0,25đ) ( Chim, Bọ ngựa) ( Rùa, lươn) Có 1 đôi cánh Có 2 đôi cánh Có chân Không có chân (0,25đ) ( Chim) ( Bọ Ngựa) ( Rùa) ( Lươn) Câu 24 Bước 1: Đun sôi một lít nước sau đó để nguội khoảng 500 C( sử (0,25đ) (1đ) dụng nhiệt kế để đo). Bước 2: Đổ hộp sữa đặc vào cốc đựng đã chuẩn bị sẵn, rồi thêm nước ấm vào để đạt 1 lít. Trộn đều để sữa đặc tan hết. Sau đó đổ (0,25đ) thêm hộp sữa chua vào hổn hợp đã pha và tiếp tục trộn đều. Bước 3: Rót hổn hợp thu được vào các lọ thuỷ tinh sạch, đặt vào thùng xốp và đậy nắp lại để giữ ấm từ 10 đến 12 giờ. (0,25đ) Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra bảo quản trong tủ lạnh . (0,25đ) GVBM Phạm Thị Thanh Thảo Lý Thị Mỹ Lan Trà Thị Thanh Kim Huệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2