intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023– 2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN: KHTN - LỚP 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1: Cấu tạo của tế bào gồm: A. Màng tế bào, nhân, và vách tế bào B. Màng tế bào, tế bào chất và nhân C. Nhân, tế bào chất và vách tế bào D. Màng tế bào, vật chất di truyền. Câu 2. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ? A. 32 TB B. 4 TB C. 8 TB D. 16 TB Câu 3. Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: A. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới. B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài. D. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. Câu 4. Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường. B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào. C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. Câu 5. Tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở điểm nào? A. Có lụp lạp, có thành tế bào. B. Có tế bào chất. C. Có nhân. D. Có màng tế bào. Câu 6. Nhóm sinh vật sau, nhóm nào gồm toàn cơ thể đa bào? A. Nấm men, trùng roi B. Virus, vi khuẩn. C. Nấm mốc, tảo lục. D. Cây ổi, con người. Câu 7. Cây lớn lên nhờ A. sinh trưởng của tế bào. B. sự lớn lên và phân chia của tế bào. C. sự tăng kích thước của nhân tế bào.
  2. D. nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu Câu 8. Tập hợp các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành: A. Tế bào. B. Mô C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan. Câu 9. Vật nào sau đây gọi là vật sống? A. Khăn quàng. B. Vi khuẩn. C. Than củi. D. Hộp bút. Câu 10. Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được B. Không có hình dạng xác định C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng D. Không chảy được Câu 11. Vật liệu nào sau đây là chất cách điện? A. Gỗ B. Đồng C. Sắt D. Nhôm Câu 12. Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,..là gì? A. Cát B. Đá vôi C. Đất sét D. Đá Câu 13. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. giờ. B. giây C. tuần. D. ngày. Cu 14. Đơn vị của khối lượng là: A. mét (m) B. lít (l) C. Niu – tơn (N) D. ki -lô - gam (kg) Câu 15. Để đo lực người ta thường dùng dụng cụ nào? A. Cân B. Bình chia độ C. Đồng hồ D. Lực kế Câu 16. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài phòng học? A. Thước dây B. Thước kẹp C. Ê ke D. Thước kẻ II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0đ) Câu 17. Thế nào là phân loại sinh học ? Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khác nhau, các nhà khoa học dựa vào những tiêu chí nào để phân loại các loài sinh vật? (1đ) Câu 18. Trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn? (1đ) Câu 19. Áp dụng nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: con lươn, con ốc, con bò, con chim sẻ. (1đ) Câu 20. Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình ? (1 đ) Câu 21. Đề xuất phương án để tìm hiểu tính chất ăn mòn của đá vôi. (0.5đ) Câu 22. Thế nào là lực không tiếp xúc. Cho ví dụ. (0.5đ) Câu 23: Tại sao giới hạn đo của nhiệt kế y tế lại từ 35oC đến 42oC? (1đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2