intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Tam Kỳ” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD-ĐT TP TAM KỲ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN Môn: KHTN- Lớp 6- Năm học:2023-2024 Họ tên:............................................. Thời gian làm bài: 60 phút Lớp 6/... Điểm Nhận xét I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0Đ) Học sinh khoanh vào phương án đúng nhất. Câu 1: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Câu 2: Tính chất nào sau đây mà oxygen không có: A. Oxygen là chất khí. B. Không màu, không mùi, không vị C. Tan nhiều trong nước. D. Nặng hơn không khí. Câu 3: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì? A. Chặt cây xây cầu cao tốc. B. Trồng cây xanh. C. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp. Câu 4: Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích? A. 21%. B. 12%. C. 78%. D. 87% Câu 5: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo? A. Lực mà người lực sĩ dùng để ném quả tạ B. Lực mà con chim tác dụng lên cành cây làm cho cành cây bị cong đi. C. Lực mà không khí tác động làm cho quả bóng bay lên trời. D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày. Câu 6: Tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài là để A. Chọn thước đo thích hợp B. Chọn Cân thích hợp C. Xác định giới hạn đo thích hợp D. Xác định độ chia nhỏ nhất thích hợp. Câu 7: Để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ, người ta thường dựa trên hiện tượng gì? A. Sự nóng lên của chất lỏng B. Sự lạnh đi của chất lỏng C. Nở vì nhiệt của chất lỏng D. Sự thay đổi hình dạng của chất lỏng. Câu 8: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi tốc độ? A. Giảm ga cho xe máy chạy chậm B. Tăng ga cho xe máy chạy nhanh C. Xe máy chạy đều trên đường thẳng D. Xe đạp xuống dốc
  2. Câu 9: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường. B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. C. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng. D. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào. Câu 10: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đối chất với môi trường B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào Câu 11: Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là A. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới. B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài. D. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. Câu 12. Tế bào là A. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống. B. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể. C. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu. D. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu. Câu 13. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Thực vật. D. Nấm. Câu 14. Mỗi sinh vật có A. hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học. B. ba cách gọi tên: tên địa phương, tên phổ thông và tên khoa học. C. hai cách gọi tên: thên địa phương và tên phổ thông. D. một cách gọi tên duy nhất: tên khao học Câu 15. Đặc điểm cơ bản nào dưới đây là cơ sở để xếp vi khuẩn vào giới Khởi sinh là A. Kích thước cơ thể nhỏ bé. B. Cơ thể đơn bào, nhân sơ. C. Sống kí sinh trong tế bào chủ. D. Môi trường sống đa dạng. Câu 16: Từ một tế bào mẹ ban đầu qua 3 lần phân chia sẽ cho mấy tế bào con A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. II.TỰ LUẬN (6,0 Đ) Câu 17.(1,0 Đ). Người ta dùng vật liệu gì để làm chốt phích cắm, tay cầm và dây điện của phích cắm điện? Để lựa chọn vật liệu làm ra từng bộ phận của phích cắm điện ở trên, người ta đã dựa vào tính chất nào của vật liệu?( Hình 12.3)
  3. Câu 18.(0,5Đ): Trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí? Câu 19.(1,0Đ) Thế nào là lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc? Mỗi loại cho một ví dụ? Câu 20.(1,0Đ) 300C ứng với bao nhiêu 0F? Câu 21.(1,0Đ): Nêu khái niệm cơ thể đơn bào , cơ thể đa bào ? Cho ví dụ ? Câu 22.(0,5Đ) Nêu một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người ? Câu 23.(1,0Đ) Áp dụng nguyên tắc khóa lưỡng phân để phân loại các loài sinh vật sau: Chim , Sứa , Hổ , Cá , Ếch , Giun đất , Ốc sên , Rắn.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2023-2024 I. Phần trắc nghiệm(4,0Đ) Đúng mỗi câu 0,25Đ Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 u Đ.A D C B A D A C C D B C A C A B B II. Phần tự luận:(6,0 Đ) Câu 17.(1,0 Đ) + Lõi dây điện, chốt phích cắm: thường làm bằng đồng hoặc nhôm là vật liệu dẫn điện tốt. (0,5 Đ) + Vỏ dây điện, tay cầm (thân phích cầm): thường làm bằng cao su hoặc nhựa để cách điện. (0,5 Đ) Câu 18.(0,5Đ). Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và hoạt động của con người như: núi lửa phun, cháy rừng, rác thải, khí thải….. Câu 19.(1,0Đ) - HS nêu đúng (0,5Đ) Lực tiếp xúc là lực mà vật gây ra lực tiếp xúc trực tiếp với vật chịu tác dụng lực. Lực không tiếp xúc là lực mà vật gây ra lực không tiếp xúc trực tiếp với vật chịu tác dụng lực. VD: (0,5Đ) – HS cho đúng mỗi ví dụ thì được (0,25Đ) Câu 20.(1,0Đ) 300C = 00C + 300C = 320F + 30 .1,8 0F = 860 F Câu 21(1,0Đ) -Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: trùng roi, trùng biến hình, tảo lục, vi khuẩn lao,…(0,5Đ) -Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.Ví dụ : cơ thể thực vât, động vật…..(0,5Đ) Câu 22(0,5Đ) Một số ứng dụng của vi khuẩn : Làm sữa chua , muối dưa , muối cà , làm phômai, sản xuất kháng sinh , thuốc trừ sâu , làm sạch môi trường ……. Câu 23(1,0Đ) Xây đựng đúng khóa lưỡng phân 1đ, thiếu 1 loài sinh vật trừ 0,1Đ
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CUỐI KÌ I. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (Dành cho HS khuyết tật) I. Phần trắc nghiệm: (8,0Đ). Đúng mỗi câu 0,5Đ Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 u Đ.A C B D B D C B A C D B A B D C C II. Phần tự luận:2,0Đ Câu 19(1,0Đ) -HS nêu đúng (0,5Đ) Lực tiếp xúc là lực mà vật gây ra lực tiếp xúc trực tiếp với vật chịu tác dụng lực Lực không tiếp xúc là lực mà vật gây ra lực không tiếp xúc trực tiếp với vật chịu tác dụng lực. VD: (0,5Đ) – HS cho đúng mỗi ví dụ thì được (0,25Đ) Câu 21(1,0Đ) Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: trùng roi, trùng biến hình, tảo lục, vi khuẩn lao,…(0,5Đ) Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.Ví dụ : cơ thể thực vât, động vật…..(0,5Đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2