intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: KHTN 6 MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Mở đầu về KHTN - Sử dụng kính hiển vi 1 1 0,25 quang học - Các phép đo 1/2 2 1/2 2 1 2 4 2,5 2. Chất quanh ta Các thể (trạng thái) của 2 2 0,5 chất. Oxygen (oxi) và không khí. 3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông 1/2 2 1 /2 1 2 1,5 dụng; tính chất và ứng dụng của chúng. 4. Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Chất tinh khiết. 1 1 0,5 - Hỗn hợp, dung dịch. -Tách chất ra khỏi hỗn hợp. 5. Tế bào - Cấu tạo và chức năng 1/2 1 1/2 1 1,25 các thành phần của tế bào
  2. MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm - Sự lớn lên và sinh sản 2 2 0,5 của tế bào 6. Từ tế bào đến cơ thể - Cơ thể sinh vật 1 1 2 0,5 - Tổ chức cơ thể đa bào 7. Đa dạng thế giới sống - Phân loại thế giới sống. 1 1 1 1/2 1,5 2 2,5 - Vi khuẩn Số câu 2 8 1 8 2,5 0,5 6 16 22 Điểm số 2 2 1 2 2 1 6 4 10 10 điểm 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm điểm
  3. ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: KHTN- LỚP: 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TL TL TN (Số (Số ý) (Số ý) (Số câu) câu) 1. Mở đầu về KHTN Nhận biết - Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, 1/2 1 B.1.a C.2 thời gian, nhiệt độ. - Nêu được dụng cụ đo chiều dài, khối 1 C.3 lượng, thời gian, nhiệt độ. Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang 1 C.13 - Đo chiều dài, khối học. lượng và thời gian. Thông - Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ 1/2 B.1.b - Thang nhiệt độ hiểu “nóng”, “lạnh” của vật. Celsius, Farenhai, đo - Biết đọc và ghi kết quả GHĐ, ĐCNN của 1 C.1 nhiệt độ. dụng cụ đo - Nêu được khối lượng là số đo lượng chất 1 C.4 của vật. Vận dụng - Biết đổi một số đơn vị đo khối lượng, 1 B.2 thấp thời gian, nhiệt độ. 2. Chất quanh ta - Sự đa dạng của chất. Nhận biết - Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở 1 C.5 - Ba thể (trạng thái) cơ xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự bản của chất. nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật - Sự chuyển đổi thể hữu sinh).
  4. (trạng thái) của chất. - Biết thành phần không khí. 1 C.6 3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng - Một số vật liệu Thông - Trình bày được tính chất và ứng dụng 1 C.7 - Một số nhiên liệu hiểu của một số vật liệu thông dụng trong cuộc - Một số nguyên liệu sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, - Một số lương thực cao su, gốm, thuỷ tinh,... - Thực phẩm - Trình bày được tính chất và ứng dụng 1/2 B.4.a của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng C8 dầu, ... 1 - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ... Vận dụng - Trình bày được sơ lược về an ninh năng 1/2 B.4.b thấp lượng. 4. Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Hỗn hợp. Nhận biết - Nêu được khái niệm hỗn hợp. 1 B.3 - Chất tinh khiết. 5. Tế bào - Cấu tạo và chức Nhận biết - Phân biệt được các thành phần của tế bào 1 C.9 năng tế bào động vật, tế bào thực vật. B.5.a - Cấu tạo đặc điểm tế - Cấu tạo đặc điểm tế bào nhân thực và tế 1/2 bào nhân thực và tế bào nhân sơ bào nhân sơ Thông Hiểu được hình dạng và kích thước của 1 C.11 - Sự lớn lên và sinh hiểu một số loại tế bào. sản của tế bào
  5. Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh 1 C.10 sản của tế bào. 6. Từ tế bào đến cơ thể Nhận biết - Nêu được khái niệm và ví dụ cơ thể đơn 1 C.12 bào, cơ thể đa bào. - Cơ thể sinh vật Thông - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ 1 C.16 - Tổ chức cơ thể đa hiểu từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ bào cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ. 7. Đa dạng thế giới sống Nhận biết Nhận biết được hình dạng và cấu tạo đơn 1 C.15 giản của vi khuẩn Thông Dựa vào sơ đồ, phân biệt được đơn vị phân 1 C.14 - Phân loại thế giới hiểu loại nhỏ nhất và lớn nhất sống. - Vi khuẩn Vận dụng Thông qua ví dụ biết được cách sắp xếp và 1 B.6 thấp nêu được lí do sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại 5 giới. Vận dụng Giải thích một số biện pháp giúp ngăn sự 1/2 B.5.b
  6. cao phát triển của vi khuẩn.
  7. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ I_NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 02 trang) Mã đề: A I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa KHTN 6, ta nên chọn thước có: A. GHĐ là 150cm và ĐCNN là 10mm. B. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm. C. GHĐ là 30cm và ĐCNN là 1mm. D. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 2mm. Câu 2: Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ đeo tay. D. Đồng hồ bấm giây. Câu 3: Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là A. cân. B. đồng hồ. C. nhiệt kế. D. bình chia độ. Câu 4: Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí trong phòng là A. nhiệt kế kim loại. B. nhiệt kế thủy ngân. C. nhiệt kế y tế. D. nhiệt kế rượu. Câu 5: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là A. xe cộ , nhà máy, cây xanh. B. núi, sông, con sư tử. C. đá vôi, thủy tinh, gas. D. cây cầu, bánh ngọt, nước ngọt. Câu 6: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích 78% trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi? A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét. Câu 8: Để sản xuất gang và thép, người ta chế biến từ quặng gì? A. Quặng bauxite. B. Quặng sắt. C. Quặng đồng. D. Quặng titanium. Câu 9: Thành phần nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật? A. Nhân. B. Thành tế bào. C. Màng tế bào. D. Tế bào chất. Câu 10: Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào? A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi. B. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không. C. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả. D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông. Câu 11: Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để A. phù hợp với chức năng của chúng. B. các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng. C. chúng không bị chết. D. tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật. Câu 12: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào? A. Con chó. B. Trùng biến hình. C. Con ốc sên. D. Con cua. Câu 13: Trong cấu tạo kính hiển vi quang học, nơi đặt tiêu bản để quan sát là A. ống kính. B. ốc điều chỉnh. C. thân kính. D. bàn kính. Câu 14: Trong các bậc phân loại dưới đây, bậc phân loại nào nhỏ nhất? A. Bộ. B. Chi. C. Loài. D. Lớp.
  8. Câu 15: Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là? A. Hình que, hình xoắn, hình cầu. B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn. C. Hình cầu, hình khối, hình que. D. Hình khối, hình cầu. Câu 16: Hệ chồi ở thực vật gồm những cơ quan A. rễ, thân, lá. B. rễ, thân, hoa. C. thân, lá, hoa. D. hoa, lá, rễ. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) a. (0,5 điểm). Giới hạn đo của một thước là gì? b. (0,5 điểm). Tại sao trong bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C? Bài 2. (0,5 điểm). Đổi các đơn vị đo sau: a. 275g = …. Kg. b. 250C = …..0F Bài 3. (0,5 điểm) Thế nào là chất tinh khiết, cho ví dụ? Bài 4. (1,0 điểm) a. (0,5 điểm) Nêu ứng dụng của đá vôi? b. (0,5 điểm) Nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn dần và không thể tái tạo. Em hãy nêu các nguồn năng lượng tái tạo có thể thay thế cho nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch? Bài 5. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Em hãy nêu cấu tạo, đặc điểm của tế bào nhân thực? b. (1,0 điểm) Bác sĩ luôn khuyên chúng ta: “ăn chín, uống sôi” để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ đưa ra lời khuyên như vậy? Bài 6. (1,0 điểm) Cho các sinh vật sau: Con thỏ, vi khuẩn E.coli, cá mập, vi khuẩn lactic. Hãy sắp xếp các sinh vật trên vào các giới sinh vật? Vì sao em sắp xếp như vậy? ---------------------Hết---------------------
  9. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ I_NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 02 trang) Mã đề: B I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Để đo bề dày cuốn sách giáo khoa KHTN 6, ta nên chọn thước nào sau đây? A. Thước dây. B. Thước cuộn. C. Thước kẹp. D. Thước mét. Câu 2: Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ đeo tay. D. Đồng hồ bấm giây. Câu 3: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày ở nước ta là: A. 0C. B. 0F. C. 0K. D. một đơn vị khác. Câu 4: Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ nước đang sôi là A. nhiệt kế kim loại. B. nhiệt kế thủy ngân. C. nhiệt kế y tế. D. nhiệt kế rượu. Câu 5: Dãy gồm các vật thể nhân tạo là A. cây xanh, nhà cửa, đá vôi. B. con sư tử, mủ cao su, quặng. C. xe cộ, nhà máy, cây cầu. D. giấy, bánh mì, sông. Câu 6: Trong không khí, khí oxygen chiếm khoản bao nhiêu phần trăm về thể tích? A. 1%. B. 21%. C. 78%. D. 80%. Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng? A. Cát. B. Đá vôi. C. Đất sét. D. Đá. Câu 8: Vật liệu nào dưới đây làm lõi dây dẫn điện? A. Nhựa. B. Đồng. C. Gốm sứ. D. Cao su. Câu 9: Thành phần nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật? A. Nhân. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Màng tế bào. Câu 10: Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào? A. Sinh trưởng của tế bào. B. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào. C. Sinh sản của tế bào. D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào. Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hình dạng và kích thước của tế bào? A. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. B. Các loại tế bào có chung hình dạng và kích thước. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 12: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể đa bào? A. Hoa hồng. B. Hoa hướng dương. C. Hoa mai. D. Tảo lục. Câu 13: Trong cấu tạo kính hiển vi quang học, nơi để mắt vào quan sát tiêu bản là A. thị kính. B. bàn kính. C. vật kính. D. thân kính.
  10. Câu 14: Trong các bậc phân loại dưới đây, bậc phân loại nào lớn nhất? A. Giới. B. Chi. C. Bộ. D. Lớp. Câu 15: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào? A. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông. B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông. C. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào. D. Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào. Câu 16: Cơ thể thực vật gồm các hệ cơ quan nào sau đây? A. Hệ thân, hệ lá và hệ hoa. B. Hệ rễ và hệ chồi. C. Hệ thân và hệ cành. D. Hệ rễ và hệ thân. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) a. (0,5điểm). Độ chia nhỏ nhất của một thước là gì? b. (0,5điểm). Tại sao trong bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C? Bài 2. (0,5 điểm). Đổi các đơn vị đo sau: a. 1giờ 15 phút = …. giây. b. 350C = ….0F Bài 3. (0,5 điểm). Thế nào là hỗn hợp, cho ví dụ? Bài 4. (1.0 điểm). a. (0,5 điểm). Nêu ứng dụng của nhiên liệu trong đời sống? b. (0,5 điểm). Để thay thế cho nguồn năng lượng không tái tạo (than đá, dầu mỏ,..),người ta đã nghiên cứu ra các nguồn năng lượng tái tạo. Em hãy nêu ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo? Bài 5. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) Em hãy nêu cấu tạo, đặc điểm của tế bào nhân sơ? b. (1,0 điểm) Có nhiều cách để bảo quản thực phẩm được lâu, trong đó có biện pháp phơi hoặc sấy khô thực phẩm. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích cơ sở của biện pháp bảo quản trên? Bài 6. (1,0 điểm) Cho các sinh vật sau: Dương xỉ, trùng đế giày, cây nhãn, trùng biến hình. Hãy sắp xếp các sinh vật trên vào các giới sinh vật? Vì sao em sắp xếp như vậy? ---------------------Hết---------------------
  11. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA KỲ I_NĂM HỌC 2023– 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN, LỚP: 6 Mã đề: A I. TRẮC NGHIỆM( 4,0 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D C D B C A B B C Câu 11 12 13 14 15 16 Đáp án A B D B A C II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) 1. Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.(0,5 điểm) 2. Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoảng từ 35 0C đến 420C, nếu thấp hơn 350C hoặc cao hơn 420C thì con người không thể sống được. (0,5 điểm) Bài 2. (0,5 điểm). Thực hiện đúng mỗi bài đạt 0,25 điểm. a. 275 g = 0,275 kg; b. 250C = 00C + 250C = 320F + 25.1,80F = 320F +450F = 770F. Bài 3. Chất tinh khiết chỉ có một chất tạo thành. (0,25 điểm) Ví dụ: nước cất, sắt, bạc…(0,25 điểm) Bài 4 a. Ứng dụng đá vôi.(0,5 điểm) - sản xuất vôi sống - làm đường làm bê tông - chế biến thành chất độn, sản xuất cao su. b. Năng lượng tái tạo: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện….(0,5 điểm) Bài 5. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm) - Tế bào nhân thực (Tế bào động vật, thực vật), gồm: màng tế bào, tế bào chất, nhân.(0,25 điểm) - Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.(0,25 điểm) - Có hệ thống nội màng, Tế bào chất được chia thành nhiều khoang, các bào quan có màng bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau. (0,5 điểm) b. Giải thích: Vi khuẩn có môi trường sống rất đa dạng như đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, thức ăn ôi thiu,… Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, vì vậy cần nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra. Bài 6. (1,0 điểm). - Giới khởi sinh: Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lactic. (0,25 điểm)
  12. Vì vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lactic có tổ chức cơ thể đơn bào, nhân sơ. (0,25 điểm) - Giới động vật: Con thỏ, cá mập. (0,25 điểm) Vì con thỏ, cá mập có tổ chức cơ thể đa bào, nhân thực, sống dị dưỡng, có hệ thần kinh và có khả năng di chuyển. (0,25 điểm)
  13. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA KỲ I_ NĂM HỌC 2023– 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN, LỚP: 6 Mã đề: B I. TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B A B C B B B C B Câu 11 12 13 14 15 16 Đáp án C D A A D B II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) 1. Độ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.(0,5 điểm) 2. Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoảng từ 35 0C đến 420C, nếu thấp hơn 350C hoặc cao hơn 420C thì con người không thể sống được. .(0,5 điểm) Bài 2. (0,5 điểm). Thực hiện đúng mỗi câu đạt .(0,25 điểm) a.1giờ15phút = 75phút = 4500 giây b. 350C = 00C + 350C = 320F + 35.1,80F = 320F +630F = 950F Bài 3. Hỗn hợp có từ hai chất trở lên.(0,25 điểm) Ví dụ: nước mưa, nước cam, nước biển….(0,25 điểm) Bài 4. a. Ứng dụng của nhiên liệu (0,5 điểm) - Nhiệt tỏa ra khi đốt nhiên liệu dùng để nấu ăn, sưởi ấm, chạy động cơ, phát điện… b. Ưu điểm của năng lượng tái tạo.(0,5 điểm) - Có thể tái tạo, không gây ô nhiễm môi trường… Bài 5. (2,0 điểm) a. Cấu tạo, đặc điểm của tế bào nhân sơ: (1,0 điểm - Cấu tạo: gồm: màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. (0,25 điểm) - Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. (0,25 điểm) - Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc, chỉ có một bào quan duy nhất là Ribosome. (0,5 điểm) b. Giải thích cơ sở của biện pháp bảo quản phơi hay sấy khô: giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm, giúp ngăn chặn sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. (1,0 điểm) Bài 6. (1,0 điểm). - Giới nguyên sinh: Trùng đế giày, trùng biến hình. (0,25 điểm) Vì Trùng đế giày, trùng biến hình có tổ chức cơ thể đơn bào, nhân thực. (0,25 điểm) - Giới thực vật: dương xỉ, cây nhãn. (0,25 điểm) Vì dương xỉ, cây nhãn có tổ chức cơ thể đa bào, nhân thực, chứa lục lạp, có khả năng tự dưỡng và sống cố định. (0,25 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2