intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-202 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN 6 Họ tên:……………………………….. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Lớp: …./…… Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau) Câu 1. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng dụng cụ gì? A. Pipet. C. Bình chia độ. B. Nhiệt kế. D. Cân điện tử. Câu 2. Vật nào sau đây được gọi là vật sống? A. Xe máy. C. Người máy. B. Cây hoa hồng. D. Bình đựng nước. Câu 3. Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì tế bào A. có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. B. có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. C. có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. D. có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Câu 4. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào vảy hành. C. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào thần kinh. D. Tế bào trứng cá. Câu 5. Con cá rô phi là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào. C. Cơ thể. B. Cơ quan. D. Mô. Câu 6. Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào? A. Con dơi. C. Vi khuẩn lam. B. Trùng giày. D. Trùng roi. Câu 7. Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes. Hãy chỉ ra tên loài và tên chi của nấm hương? A. Tên loài: Lentinula, tên chi: edodes. B. Tên loài: edodes, tên chi: Lentinula. C. Tên loài: Lentinula edodes, tên chi: không có. D. Tên loài: không có, tên chi: Lentinula edodes. Câu 8. Cho hình ảnh sau: Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên địa phương. B. Tên khoa học. C. Tên dân gian. D. Tên phổ thông. Câu 9. Em hãy cho biết chiếc ấm dưới đây được làm bằng chất gì?
  2. A. Đồng (copper). B. Nhôm (aluminium). C. Bạc (silver). D. Sắt (iron). Câu 10. Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển đổi từ A. thể rắn sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể rắn. C. thể lỏng sang thể khí (hơi). D. thể hơi sang thể lỏng. Câu 11. Tính chất vật lí nào sau đây mà oxygen không có? A. Tan nhiều trong nước. B. Nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí. D. Không màu, không mùi, không vị. Câu 12. Trong không khí, nitrogen chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích? A. 22%. B.21%. C .78%. D. 1%. Câu 13. Thủy tinh có tính chất gì? A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ. B. Có tính dẻo, đàn hồi và ít bị ăn mòn. C. Không dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ. D. Trong suốt, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng, nhưng giòn, dễ vỡ. Câu 14. Tính chất nào dưới đây là tính chất chung của nhiên liệu? A. Nhẹ hơn nước. B. Tan trong nước. C. Cháy được. D. Là chất rắn. Câu 15. Đá vôi được dùng để sản xuất 1. vôi sống. 2. luyện kim. 3. đập nhỏ để làm đường bê tông. 4. Chế biến thành chất độn dùng trong sản xuất cao su, xà phòng, ... A. 1,2,3. B. 2,3,4. C. 1,2,4. D. 1,3,4. Câu 16. Trong các loại lương thực, thực phẩm dưới đây, loại nào ứng dụng để làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu? A. Thịt. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Cà chua. Câu 17. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo khối lượng? A. Thước. B. Nhiệt kế. C. Đồng hồ. D. Cân. Câu 18. Số đo độ “nóng’’, “lạnh” của một vật là A. nhiệt độ. B. nhiệt kế. C. 0C. D. 0F. Câu 19. Hiện tượng nở vì nhiệt nào sau đây được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ? A. Chất khí. B. Chất rắn. C. Chất lỏng. D. Chất rắn và chất khí. Câu 20. Vì sao ta cần ước lượng nhiệt độ trước khi đo? A. Để có thể đo nhiệt độ nhỏ hơn. B. Để biết nhiệt độ vật cần đo. C. Để có thể đo nhiệt độ lớn hơn. D. Để chọn nhiệt kế phù hợp. PHẦN II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào? Câu 22 (1,0 điểm): Quan sát hình bên dưới, xác định tên gọi các cơ quan và chức năng của từng cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D?
  3. Câu 23 (1,0 điểm): Nêu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống? Câu 24 (1,0 điểm): Em hãy nêu các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Câu 25. (1,0 điểm): Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau? -- Hết – Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Nguyễn Thị Tuyết Sương Phạm Thị Thu Lệ Võ Thị Ái
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: KHTN 6 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C B A D C A B B B A A C D C D B D A C D B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu: Đáp án: Điểm Câu 21 Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào là: (1,0 điểm) - Làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên. 0,5đ - Giúp thay thế các tế bào già, tế bào tổn thương hoặc tế bào 0,5đ chết. Tên gọi các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D và Câu 22 chức năng của mỗi cơ quan: (1,0 điểm) + A: Hoa - Tạo ra quả và hạt. 0,25đ + B: Lá - Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể. 0,25đ + C: Thân - Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh 0,25đ dưỡng. 0,25đ + D: Rễ - Hút nước và chất khoáng cho cơ thể. HS nêu đúng cả tên cơ quan và chức năng đạt 0,25đ, HS chỉ nêu đúng tên cơ quan đạt 0,125đ. Câu 23 Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống: (1,0 điểm) + Xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống 0,5đ và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn. + Cho thấy sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng 0,5đ phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau và mối quan hệ
  5. giữa các nhóm sinh vật. Câu 24 Cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát (1,0 điểm) triển bền vững: - Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy. 0,25đ - Tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí. - Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết 0,25đ nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu. 0,25đ - Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, như xăng sinh 0,25đ học, … Câu 25 - GHĐ: 10cm 0,5đ (1,0 điểm) - ĐCNN: 1mm hoặc 0,1cm 0,5đ --Hết-- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-202 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN 6 Họ tên:……………………………….. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Lớp: …./…… Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)
  6. (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau) Câu 1. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng dụng cụ gì? A. Pipet. C. Bình chia độ. B. Nhiệt kế. D. Cân điện tử. Câu 2. Vật nào sau đây được gọi là vật sống? A. Xe máy. C. Người máy. B. Cây hoa hồng. D. Bình đựng nước. Câu 3. Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì tế bào A. có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. B. có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết. C. có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau. D. có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Câu 4. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào vảy hành. C. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào thần kinh. D. Tế bào trứng cá. Câu 5. Con cá rô phi là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào. C. Cơ thể. B. Cơ quan. D. Mô. Câu 6. Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào? A. Con dơi. C. Vi khuẩn lam. B. Trùng giày. D. Trùng roi. Câu 7. Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes. Hãy chỉ ra tên loài và tên chi của nấm hương? A. Tên loài: Lentinula, tên chi: edodes. B. Tên loài: edodes, tên chi: Lentinula. C. Tên loài: Lentinula edodes, tên chi: không có. D. Tên loài: không có, tên chi: Lentinula edodes. Câu 8. Cho hình ảnh sau: Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên địa phương. B. Tên khoa học. C. Tên dân gian. D. Tên phổ thông. Câu 9. Em hãy cho biết chiếc ấm dưới đây được làm bằng chất gì? A. Đồng (copper). B. Nhôm (aluminium). C. Bạc (silver). D. Sắt (iron). Câu 10. Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển đổi từ A. thể rắn sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể rắn. C. thể lỏng sang thể khí (hơi). D. thể hơi sang thể lỏng. Câu 11. Tính chất vật lí nào sau đây mà oxygen không có? A. Tan nhiều trong nước. B. Nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí. D. Không màu, không mùi, không vị. Câu 12. Trong không khí, nitrogen chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích?
  7. A. 22%. B.21%. C .78%. D. 1%. Câu 13. Thủy tinh có tính chất gì? A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ. B. Có tính dẻo, đàn hồi và ít bị ăn mòn. C. Không dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ. D. Trong suốt, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng, nhưng giòn, dễ vỡ. Câu 14. Tính chất nào dưới đây là tính chất chung của nhiên liệu? A. Nhẹ hơn nước. B. Tan trong nước. C. Cháy được. D. Là chất rắn. Câu 15. Đá vôi được dùng để sản xuất 1. vôi sống. 2. luyện kim. 3. đập nhỏ để làm đường bê tông. 4. Chế biến thành chất độn dùng trong sản xuất cao su, xà phòng, ... A. 1,2,3. B. 2,3,4. C. 1,2,4. D. 1,3,4. Câu 16. Trong các loại lương thực, thực phẩm dưới đây, loại nào ứng dụng để làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu? A. Thịt. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Cà chua. Câu 17. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo khối lượng? A. Thước. B. Nhiệt kế. C. Đồng hồ. D. Cân. Câu 18. Số đo độ “nóng’’, “lạnh” của một vật là A. nhiệt độ. B. nhiệt kế. C. 0C. D. 0F. Câu 19. Hiện tượng nở vì nhiệt nào sau đây được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ? A. Chất khí. B. Chất rắn. C. Chất lỏng. D. Chất rắn và chất khí. Câu 20. Vì sao ta cần ước lượng nhiệt độ trước khi đo? A. Để có thể đo nhiệt độ nhỏ hơn. B. Để biết nhiệt độ vật cần đo. C. Để có thể đo nhiệt độ lớn hơn. D. Để chọn nhiệt kế phù hợp. PHẦN II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào? Câu 22 (1,0 điểm): Quan sát hình bên dưới, xác định tên gọi các cơ quan và chức năng của từng cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D? Câu 23 (1,0 điểm): Nêu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống? Câu 24 (1,0 điểm): Em hãy nêu các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Câu 25. (1,0 điểm): Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau? -- Hết –
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2