intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

  1. C. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ; NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 Thời gian làm bài 60 phút MÃ ĐỀ A I.TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau Câu 1: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 2: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào? A. Màng tế bào B. Tế bào chất C. Thành tế bào D. Nhân/vùng nhân Câu 3: Loại tế bào nào sau đây phải dùng kính hiển vi điện tử mới quan sát được? A. Tế bào da người. B. Tế bào trứng cá. C. Tế bào virus. D. Tế bào tép bưởi. Câu 4: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 5: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? A. Màng nhân B. Vùng nhân C. Chất tế bào D. Hệ thống nội màng Câu 6: Cấp độ tổ chức cơ bản nhất của cơ thể là: A. tế bào. B. cơ quan. C. cơ thể. D. hệ cơ quan. Câu 7: Một tế bào sau khi trải qua 5 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 8 B. 10 C. 16 D. 32 Câu 8: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. tế bào B. mô C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 9: Con Chim Công thuộc giới sinh vật nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Thực vật D. Động vật Câu 10: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân Câu 11. Nhận xét nào sau đây nói về tính chất vật lý? A. Nhôm là chất rắn, màu trắng, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt. B. Nhôm để lâu ngoài không khí, lớp ngoài biến thành gỉ, giòn và xốp. C. Nhôm dùng để sản xuất trong ngành ô tô, máy bay. D. Nhôm được ứng dụng nhiều trong đời sống. Câu 12. Đâu là nguồn năng lượng tái tạo? A. Dầu mỏ. B. Than đá. C. Khí đốt thiên nhiên. D. Năng lượng mặt trời, thủy điện. Câu 13. Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá, thép. Số vật liệu nhân tạo là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Lứa tuổi 11-15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là: A. carbohydrate. B. protein C. calcium. D. chất béo.
  2. Câu 15: Vật nào sau đây được xem là nguyên liệu? A.Gạch xây dựng. B.Xi măng. C.Ngói. D.Đất sét. Câu 16. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 17. Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta, đơn vị đo chiều dài là: A. ki-lô-mét(km). B. mi-li-met(mm). C. mét(m). D. đề-xi-mét(dm) Câu 18. Muốn cân một vật bằng cân đồng hồ cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì? A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng. B. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định. C. Để vật lệch một bên trên đĩa cân. D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác. Câu 19. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ bấm giây. B. Đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ để bàn. D. Đồng hồ quả lắc. Câu 20. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân? A. Để chọn cân phù hợp. B. Để biết khối lượng vật cần cân. C. Để có thể cân khối lượng lớn hơn. D. Để cân được nhiều vật. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0đ) Câu 21. a. ( 0,5điểm) Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên? b. (1,0 điểm) Để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra em cần phải làm gì? Câu 22. (1 điểm) Xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: Cá rô Nhện nhà Chuồn chuồn Cua đồng Câu 23. ( 1,25 điểm) a.Khi hòa tan đường vào nước, người ta được dung dịch nước đường. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan? b.Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu sau: Chì khoe chì nặng hơn đồng Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng. Câu 24. (0,5 điểm) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau Câu 25.(0,75 điểm) Các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây.
  3. MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau Câu 1: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào? A. Màng tế bào B. Tế bào chất C. Thành tế bào D. Nhân/vùng nhân Câu 2: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân. Câu 3: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Gii → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 4: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? A. Hệ thống nội màng B. Màng nhân C. Chất tế bào D. Vùng nhân Câu 5: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 6: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào trứng cá B. Tế bào vảy hành C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào vi khuẩn Câu 7: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 8 B. 10 C. 16 D. 32 Câu 8: Cấp độ tổ chức cơ bản nhất của cơ thể là A. tế bào. B. cơ quan. C. cơ thể. D. hệ cơ quan. Câu 9: Con Muỗi Vằn thuộc giới sinh vật nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Thực vật D. Động vật Câu 10: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. tế bào B. mô C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 11. Nhận xét nào sau đây nói về tính chất vật lý? A. Nhôm là chất rắn, màu trắng, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt. B. Nhôm để lâu ngoài không khí, lớp ngoài biến thành gỉ, giòn và xốp. C. Nhôm dùng để sản xuất trong ngành ô tô, máy bay. D. Nhôm được ứng dụng nhiều trong đời sống. Câu 12. Đâu là nguồn năng lượng tái tạo? A. Dầu mỏ. B. Than đá. C. Khí đốt thiên nhiên. D. Năng lượng mặt trời, thủy điện. Câu 13. Vật nào sau đây được xem là nguyên liệu? A.Gạch xây dựng. B.Xi măng. C.Ngói. D.Đất sét. Câu 14. Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá, thép. Số vật liệu nhân tạo là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15. Lứa tuổi 11-15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan
  4. trọng nhất cho sự phát triển của xương là: A. carbohydrate. B. protein C. calcium. D. chất béo. Câu 16. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ bấm giây. B. Đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ để bàn. D. Đồng hồ quả lắc. Câu 17. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân? A. Để có thể cân khối lượng lớn hơn. B. Để chọn cân phù hợp. C. Để biết khối lượng vật cần cân. D. Để cân được nhiều vật. Câu 18. Muốn cân một vật bằng cân đồng hồ cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì? A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng. B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân. C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định. D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác. Câu 19. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 20. Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta, đơn vị đo chiều dài là: A. đề-xi-mét(dm). B. ki-lô-mét(km). C. mi-li-met(mm). D. mét(m). II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0đ) Câu 21a. (0,5 điểm) Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên? b. (1,0 điểm) Để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra em cần phải làm gì? Câu 22. (1 điểm) Xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: Con lươn Nhặng xanh Chuồn chuồn Cua đồng Câu 23. (1,25 điểm) a.Khi hòa tan muối vào nước, người ta được dung dịch nước muối. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan? b.Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu sau: Chì khoe chì nặng hơn đồng Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng. Câu 24. (0,5 điểm) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau: Câu 25. ( 0,75 điểm) Các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây.
  5. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 Phân môn Sinh học: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án (Đề A) A C C A B A D B D C Đáp án (Đề B) C C B D A A C A D B II- PHẦN TỰ LUẬN: Câu 21. (1,5 điểm) Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên là: + Chuyển Nitrogen trong không khí thành chất đạm giúp cây hấp thụ 0,25 + Phân hủy xác sinh vật và chất thải động vật thành chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ. 0,25 b. Biện pháp phòng chống các bệnh do vi khuẩn gây ra: + Vệ sinh cá nhân 0,33 + Vệ sinh ăn uống 0,33 + Vệ sinh môi trường 0.33 (Học sinh ghi cụ thể mới đạt điểm tối đa) Câu 22. (1 điểm) Đề A Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân từ các sinh vật: Cá rô, nhện nhà, chuồn chuồn, cua đồng - Chọn được đặc điểm đối lập để phân loại, phân loại được 4 sinh vật riêng: Cá rô 0,25 Cua đồng 0,25 Chuồn chuồn 0,25 Nhện nhà 0,25 Câu 22. (1 điểm) Đề B Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân từ các sinh vật: Con lươn, nhặng xanh, chuồn chuồn, cua đồng - Chọn được đặc điểm đối lập để phân loại, phân loại được 4 sinh vật riêng: Con lươn 0,25 Cua đồng 0,25 Chuồn chuồn 0,25 Nhặng xanh 0,25 Phân môn Hóa học: I. TRẮC NGHIỆM (1,25đ): Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 11 12 13 14 15 Đáp án (Đề A) A D C C D Đáp án (Đề B) A D D C C TỰ LUẬN(1,25đ) Câu 23.
  6. a) Nêu được dung môi 0.5đ Nêu được chất tan 0.25đ b) Nêu được chất là :chì, đồng 0.5đ Phân môn Vật lý: I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (1,25đ) 20 Câu 16 17 18 19 Đáp án (Đề A) D C B A A D Đáp án (Đề B) A B C D II- PHẦN TỰ LUẬN: (1,25đ) Câu 24: (0,5đ) - GHĐ: 10cm (0,25đ) 0.25đ - ĐCNN: 1mm (0, 25đ) 0.25đ Câu 25: (0,75đ) B1. Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến 0.25đ hành đo. B2. Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. 0,25đ B3. Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. 0.25đ PHÓ HIỆU TRƯỞNG Người duyệt đề Người ra đề TTCM/TPCM Nguyễn Đức Anh Trí Nguyễn Thị Lộc Nguyễn Văn Đông Trần Thị thùy Trang Nguyễn Văn Trực Doãn thị Nhiệm Bùi Thị Kim Thiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2