intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên:…………….... MÔN KHTN – LỚP 6 ……..… Lớp: 6/… Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Loài nào sau đây là sinh vật đơn bào? A. Xoắn khuẩn. B. Cây mai. C. Con mèo. D. Nấm linh chi. Câu 2. Từ 1 tế bào ban đầu qua 2 lần phân chia sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 3. Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm A. chung vào từng nhóm, theo thứ tự nhất định. B. đối lập vào từng nhóm, theo thứ tự nhất định. C. đối lập vào từng nhóm, theo thứ tự bất kì. D. chung vào từng nhóm, theo thứ tự bất kì. Câu 4. Khóa lưỡng phân là gì? A. Là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. B. Là kiểu phân loại sinh vật theo hệ thống phân loại 5 giới. C. Là kiểu phân loại sinh học dựa trên các đặc điểm giống nhau của loài. D. Là kiểu phân loại sinh vật ít được sử dụng. Câu 5. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột là những cơ quan thuộc hệ cơ quan nào của cơ thể người? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hô hấp. C. Hệ thần kinh. D. Hệ tiêu hóa. Câu 6. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 7. Loài ong mật thuộc giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới? A. Giới động vật. B. Giới thực vật. C. Giới nguyên sinh. D. Giới nấm. Câu 8. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa mì. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa gạo. Câu 9. Một em bé thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng A. chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động. B. chỉ làm cho quả bóng biến dạng. C. vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động. D. không làm cho quả bóng biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 10. Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì? A. Thước. B. Bình chia độ. C. Ca đong. D. Cân. Câu 11. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ bấm giây B. Đồng hồ treo tường C. Đồng hồ quả lắc D. Đồng hồ để bàn Câu 12. Thao tác nào cần thực hiện khi dùng nhiệt kế y tế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể? A. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức thấp nhất.
  2. B. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và chờ khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra. C. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn. D. Cần thực hiện trình tự 3 thao tác trên.. Câu 13. Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng. B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. C. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. D. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Câu 14. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là gì? A. Vật liệu. B. Nhiên liệu. C. Nguyên liệu. D. Phế liệu. Câu 15. Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì: A. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén B. Vì vật rắn dễ nén C. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa. D. Vật rắn thường đẹp hơn Câu 16. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu lỏng. B. Nhiên liệu khí. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch. II. TỰ LUẬN. (6,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Tế bào là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Trình bày nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân. Câu 3. (1,0 điểm) Vận dụng kiến thức về cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào, giải thích vì sao lá cây có màu xanh lục? Câu 4. (0,5 điểm) Giải thích tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại có thang đo độ từ 35 0C đến 420C? Câu 5. (1,0 điểm) Em hãy đánh dấu X cho mỗi kết luận đúng vào ô của bảng sau: Quan sát Nguyên nhân Hiện tượng xảy ra khi Thay đổi Lực không Biến dạng Lực tiếp xúc chuyển động tiếp xúc Dùng 2 tay nén 1 lò xo, lò xo sẽ Đưa 1 nam châm lại gần đinh sắt, đinh sắt sẽ bị Câu 6. (0,5 điểm) Sự sôi là gì? Cho ví dụ. Câu 7. (1,0 điểm) Cao su là một vật liệu có tính đàn hồi tốt (có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi không tác dụng) nên thường được dùng để sử dụng làm lốp xe, đệm, ...Em hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tính đàn hồi của cao su. BÀI LÀM ………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………. ………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………. ………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………….
  3. ………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………. ………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………. ………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN KHTN - LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ. án A B A A D C A C C D A D D C A B II. TỰ LUẬN. (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào. 1,0đ (1,0đ) 2 Nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân là từ một tập hợp sinh vật ban đầu được tách thành 2 nhóm có những (1,0đ) đặc điểm đối lập nhau. 1,0đ - Lá cây có màu xanh lục do trong lá cây có bào quan lục lạp. 0,5đ 3 - Lục lạp chứa chất diệp lục giúp hấp thu ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp, các tia sáng màu (1,0đ) xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường làm mắt ta nhìn thấy màu xanh lục. 0,5đ 4 Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ dao động trong khoảng từ 350C đến 420C. 0,5đ (0,5đ) Quan sát Nguyên nhân Hiện tượng Thay đổi Lực không Biến dạng Lực tiếp xúc chuyển động tiếp xúc 5 Dùng 2 tay nén 1 lò xo, lò 1,0đ (1,0đ) xo sẽ X X Đưa 1 nam châm lại gần đinh sắt, đinh sắt sẽ bị X X Mỗi chổ điền đúng ghi 0,25 đ
  4. - Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi tại một nhiệt độ xác định gọi là sự sôi. 6 0,25đ (0,5đ) - Lấy được 01 ví dụ đúng 0,25đ Thí nghiệm: kéo dãn sợi dây chun rồi thả ra, sợi dây chun sẽ trở về vị trí, hình dạng ban đầu. 7 1,0đ (1,0đ) * HS đề xuất thí nghiệm khác vẫn ghi điểm (nếu đúng). Tiên Mỹ, ngày 18 tháng 12 năm 2023 Tổ trưởng Nhóm trưởng Giáo viên bộ môn Võ Duy Hòa Võ Duy Hòa Lê Anh Hùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2