intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Kim Đồng, Hội An" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: KHTN - Lớp:6 MÃ ĐỀ: A Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp........................................... Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào không phải là vật sống? A. con người B. con voi. C.cây lúa D. cây cầu Câu 2. Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa KHTN 6, cần dùng dụng cụ nào sau đây: A.thước kẹp B.thước thẳng C. cân đồng hồ D. bình chia độ Câu 3. Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là: A.gam (g) B. tấn (t) C. kilôgam(kg) D. miligam (mg) Câu 4. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A.Đồng hồ quả lắc B.Đồng hồ treo tường C.Đồng hồ bấm giây D.Đồng hồ để bàn Câu 5. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D. Bay hơi Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị. B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh C. Khí oxygen không tan trong nước D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy Câu 7. Nguyên liệu chính để sản xuất vôi sống là A. Đất sét. B. Đá vôi. C. Cát trắng. D. Đá viên Câu 8. Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Vitamin. B. Protein (chất đạm) C. Lipit (chất béo). D. Carbohydrate (chất đường, bột). Câu 9. Đâu là cơ thể đơn bào? A. Cây chuối. B. Trùng kiết lị. C. Cây hoa mai. D. Con mèo. Câu 10. Trong cơ thể đa bào, các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành A. tế bào. B. mô. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 11. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào là A. tế bào  mô  hệ cơ quan  cơ quan  cơ thể. B. cơ thể  mô  cơ quan  hệ cơ quan  tế bào. C. tế bào  cơ quan  hệ cơ quan  mô  cơ thể. D. tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể. Câu 12. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
  2. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 13. Ba hình dạng điển hình của vi khuẩn là A. Hình cầu, hình khối, hình trụ. B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn. C. Hình que, hình xoắn, hình cầu. D. Hình khối, hình que, hình cầu. Câu 14. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Câu 15. Trong hệ thống phân loại năm giới sinh vật trùng biến hình thuộc giới sinh vật nào? A. Giới Nguyên sinh. B. Giới Khởi sinh. C. Giới Thực vật. D. Giới Nấm. Câu 16. Sinh vật nào dưới đây không có cấu tạo tế bào ? A.Vi khuẩn. B. Cây me. C.Virus. D. Con mèo II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm). Câu 17(1,0 điểm): Hãy đọc các hình ảnh sau và nêu những quy định an toàn trong phòng thực hành tương ứng với từng hình ảnh: a b c d Câu 18 (0,5 điểm): Hãy xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nhiệt kế sau theo thang nhiệt độ Xen- xi- út (Celsius): Câu 19 ( 1,5điểm): a. Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích? b. Em hãy trình bày biện pháp sử dụng nhiên liệu gas an toàn, tiết kiệm và hiệu quả?
  3. Câu 20 (1,0 điểm): So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật ? Câu 21 (1,0điểm): Nêu tác nhân gây bệnh, biểu hiện và con đường lây truyền bệnh tả? Từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây ra? Câu 22 (1,0 điểm ): Cho các loài động vật sau: Chim bồ câu, ngựa, đà điểu, cá heo. Em hãy xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng?
  4. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: KHTN - Lớp:6 MÃ ĐỀ: B Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp........................................... Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa KHTN 6, cần dùng dụng cụ nào sau đây: A.cân đồng hồ. B. bình chia độ. C.thước thẳng. D.thước kẹp. Câu 2. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ bấm giây. B. Đồng hồ để bàn. C. Đồng hồ quả lắc. D. Đồng hồ treo tường. Câu 3. Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống? A.cây lúa. B. cây cầu. C. Đồng hồ quả lắc. D. Đồng hồ treo tường. Câu 4. Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là: A.gam (g). B. tấn (t). C. miligam (mg). D. kilôgam(kg). Câu 5. Nguyên liệu chính để sản xuất vôi sống là A. Đất sét. B. Đá vôi. C. Cát trắng. D. Đá viên. Câu 6. Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Vitamin. B. Protein (chất đạm). C. Lipit (chất béo). D. Carbohydrate (chất đường, bột). Câu 7. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hóa hơi. C. Sôi. D. Bay hơi. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị. B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh. C. Khí oxygen không tan trong nước. D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy. Câu 9. Sinh vật nào dưới đây không có cấu tạo tế bào ? A.Virus. B. Cây me. C. Vi khuẩn. D. Con mèo. Câu 10. Trong cơ thể đa bào, các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành A.tế bào. B. cơ quan. C. mô. . D. hệ cơ quan. Câu 11. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào là A. tế bào  mô  hệ cơ quan  cơ quan  cơ thể. B. cơ thể  mô  cơ quan  hệ cơ quan  tế bào. C. tế bào  cơ quan  hệ cơ quan  mô  cơ thể. D. tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể. Câu 12. Ba hình dạng điển hình của vi khuẩn là?
  5. A. Hình cầu, hình khối, hình trụ. B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn. C. Hình que, hình xoắn, hình cầu. D. Hình khối, hình que, hình cầu. Câu 13. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Câu 14. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 15. Trong hệ thống phân loại năm giới sinh trùng biến hình thuộc giới sinh vật nào? A. Giới Nguyên sinh. B. Giới Khởi sinh. C. Giới Thực vật. D. Giới Nấm. Câu 16. Đâu là cơ thể đơn bào? A. Cây chuối. B. Trùng kiết lị. C. Cây hoa mai. D. Con mèo. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm). Câu 17 (1,0 điểm): Hãy đọc các hình ảnh sau và nêu những quy định an toàn trong phòng thực hành tương ứng với từng hình ảnh: a b c d Câu 18 (0,5 điểm): Hãy xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nhiệt kế sau theo thang nhiệt độ Xen- xi- út (Celsius): Câu 19 (1,5điểm): a. Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích? b. Em hãy trình bày biện pháp sử dụng nhiên liệu gas an toàn, tiết kiệm và hiệu quả?
  6. Câu 20. (1,0 điểm) So sánh tế bào thực vật và tế bào động vật? Câu 21. (1,0điểm) Nêu tác nhân gây bệnh, biểu hiện và con đường lây truyền bệnh tả. Từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây ra? Câu 22. (1,0 điểm ): Cho các loài động vật sau: Chim bồ câu, ngựa, đà điểu, cá heo. Em hãy xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2