intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐÔN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP 6 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy bài làm A, B, C hoặc D. (Ví dụ: Câu 1 chọn A thì ghi Câu 1: A) Câu 1. Tại sao cần ước lượng khối lượng trước khi đo? A. lựa chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D.hiệu chỉnh cân đúng cách. Câu 2. Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là gì? A. Tốc kế B. Lực kế C. Nhiệt kế D. Cân Câu 3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc? A. Hai thanh nam châm đẩy nhau. B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. C. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn. D. Nam châm hút các vụn sắt. Câu 4. Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. Hình biểu diễn đúng với đặc điểm của lực trên là A. B. C. D. Câu 5. Trọng lượng là A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác. C. lực hút của các vật có khối lượng. D. độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 6. Lò xo được sử dụng trong cân đồng hồ vì lý do nào sau đây? A. Lò xo nhẹ và dễ thay thế. B. Lò xo không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
  2. C. Lò xo có tính đàn hồi. D. Lò xo có hình dáng đẹp. Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn? A. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định. B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định. C. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định. D. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định. Câu 8. Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được. Câu 9. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình hô hấp của cây xanh? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Khí hiếm. D. Carbon dioxide. Câu 10. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi? A. Đất sét. B. Cát. C. Gạch. D. Đá vôi. Câu 11. Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất? A. Tế bào trứng. B. Tế bào gan. C. Tế bào cơ. D. Tế bào hồng cầu. Câu 12. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Thực vật. D. Nấm. Câu 13. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá. B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng. C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang. D. Sự vươn cao của thân cây tre. Câu 14. .Một tế bào tiến hành phân chia và tạo ra được 64 tế bào mới. Hãy cho biết tế bào đã phân chia bao nhiêu lần? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15. Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn? A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản. B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản. C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng.
  3. D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản. Câu 16. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Cho hình vẽ sau: a) Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ trong hình vẽ trên. b) Tính thể tích của vật rắn trên? Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy nêu khái niệm lực ma sát trượt và ma sát nghỉ? Cho ví dụ cụ thể từng loại (mỗi loại ít nhất 2 ví dụ) Câu 3. (0,5 điểm) Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại, người ta hay dùng vật liệu nào để làm nồi, xoong nấu thức ăn? Tại sao phải chọn vật liệu đó mà không dùng vật liệu khác? Câu 4. (1,0 điểm) Trung bình mỗi giờ, một người lớn hít vào khoảng 500 lít không khí. a) Trong một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng bao nhiêu lít không khí? b) Biết cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí. Một ngày đêm, mỗi người cần trung bình bao nhiêu lít oxygen? Câu 5. (1,5 điểm) Cho hình ảnh cây lạc. a) Kể tên các cơ quan của cây lạc. b) Xác định các hệ cơ quan của cây lạc. c) Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.
  4. Câu 6. (1,0 điểm) Cho các loài sinh vật dưới đây, em hãy xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng. ……………….. HẾT ………………..
  5. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2024- TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu đạt 0,25 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A B C B D C A C B D A C B D D A II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm Câu hỏi Nội dung kiến thức Điểm a) Giới hạn đo (GHĐ) : 250ml 0,25 Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) : 25ml 0,25 Câu 1 b) Thể tích bình nước khi chưa bỏ vật rắn : V1=150ml (1,0 điểm) Thể tích bình nước bỏ vật rắn vào : V2=200ml 0,5 Thể tích vật rắn là : V=V2-V1=200-150=50ml - - Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt 0,25 của vật khác Ví dụ : Xe thắng gấp, bánh xe trượt trên mặt đường; 0,25 Câu 2 Chơi cầu trượt… (1,0 điểm) - Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị 0,25 kéo hoặc đẩy. Ví dụ: Con người có thể cầm, nắm được các vật nặng. 0,25 Một số động vật có thể đi lại được Câu 3 - Người ta dùng vật liệu làm bằng kim loại để làm nồi, xoong. 0,25 (0,5 điểm) - Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, khiến thức ăn mau chín. 0,25 0,5 a) Một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng không khí. Câu 4 b) Một ngày đêm, mỗi người cần trung bình lượng khí oxygen là: (1,0 điểm) 0,5
  6. a) (1) Rễ, (2) Thân, (3) Lá, (4) Hoa, (5) Quả, (6) Hạt. 0,5 b) - Hệ rễ: rễ; - Hệ chồi: lá, thân, hoa. 0,5 Câu 5 c) Gọi “củ lạc" là chưa chính xác, gọi “quả lạc” là đúng. 0,25 (1,5 điểm) Thực chất “quả lạc” do hoa biến đổi thành nhưng vì nó nằm dưới 0,25 mặt đất nên dễ nhầm là củ, vì thế “củ lạc” (theo cách gọi dân gian) chính là “quả lạc”. Có lông Bồ câu 0,2 Có cánh Câu 6 Không có lông Bọ ngựa 0,2 (1,0 điểm) Một số động vật Có vây Cá rô phi 0,2 Không có cánh Không có vây Có lông con 0,2 khỉ 0,2 Không có lông con cua (Học sinh trình bày cách khác nhưng đảm bảo chính xác khoa học thì vẫn đạt điểm tối đa) DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2