intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Thành, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Thành, Phước Sơn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Thành, Phước Sơn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – KHTN7 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên, lớp 7 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Chủ đề MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số câu Điểm Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự Tự Tự Tự Tự số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Phương pháp và kĩ năng học môn KHTN 2. Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các 1 (1,0đ) 1 4 1 1 6 2,5 nguyên tố hóa học 3. Tốc độ 1 (1,0đ) 1 1,0 4. Âm thanh 1 (1,0đ) 1 1 1 1,25 5. Ánh sáng 1 1 0,25 6. Trao đổi chất và 2 (2,0đ) 3 3 2 1 (1,0đ) 3 8 5,0 chuyển hóa năng lượng
  2. Số câu TN/ Số ý TL 3 4 1 8 1 4 1 6 16 22 Số điểm 3,0 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 6,0 4,0 10,0 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN KHTN 7 Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN Nhận biết: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên Bài 1: Phương Thông hiểu: - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, pháp và kĩ năng phân loại, liên kết, đo, dự báo. học môn KHTN - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7). Vận dụng: Làm được báo cáo, thuyết trình. Chương I: Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Nhận biết: - Mô tả được thành phần cấu tạo nguyên tử, thành phần hạt nhân, mối quan hệ giữa số proton và số 1 C22 electron. Thông hiểu: - Phát biểu được khái niệm nguyên tử, nguyên Bài 2: Nguyên tử tố hoá học, nguyên tử khối. - Xác định được số elctron trong từng lớp nguyên tử Vận dụng: - Xác định được nguyên tử khối của các nguyên tố và phân tử khối của một số chất đơn giản Nhận biết - Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và Bài 3: Nguyên tố 1 C11 kí hiệu nguyên tố hoá học. hóa học - Nhận biết được nguyên tố hóa học dựa vào số proton.
  4. Thông hiểu - Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 2 C12,C13 20 nguyên tố đầu tiên. - Xác định nguyên tử của nguyên tố dựa vào mô hình nguyên tử. Vận dụng - Ứng dụng thực tiễn của một số nguyên tố hóa học. 1 C16 Nhận biết - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. - Sử dụng bảng tuần hoàn chỉ ra các nhóm nguyên tố. Bài 4: Sơ lược về Thông hiểu - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm bảng tuần hoàn các nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên nguyên tố hoá học 1 C14 tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. - Hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong 1 C15 1 chu kỳ, nhóm. Vận dụng - Vận dụng mối quan hệ giữa tính chất của một số cao kim loại, phi kim hay khí hiếm thông dụng với một số ứng dụng của chúng trong thức tiễn. Chương III: Tốc độ Bài 8: Tốc độ Nhận biết: - Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ. chuyển động - Công thức tính tốc độ chuyển động - Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
  5. Thông hiểu: - Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi 1 C21 quãng đường đó. Vận dụng: - Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Vận dụng - Xác định được tốc độ trung bình qua quãng cao: đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Nhận biết: - Nêu được dụng cụ đo tốc độ của các phương tiện giao thông. Thông hiểu: - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực Bài 9: Đo tốc độ hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. Vận dụng: - Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. Thông hiểu: - Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho Bài 10: Đồ thị chuyển động thẳng. quãng đường – Vận dụng: - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm Thời gian được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật). - Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận Bài 11: Thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn về ảnh hưởng của giao thông. tốc độ trong an Nhận biết - Bước đầu biết cách sưu tầm tài liệu để tham gia toàn giao thông thảo luận về một nội dung thực tế có liên quan đến
  6. những kiến thúc đã học. - Thấy được để đảm bảo an toàn thì người tham gia giao thông vừa phải có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. - Thấy được ý nghĩa của tốc độ trong an toàn giao thông. Chương IV. Âm Thanh Nhận biết: - Nêu được mối liên quan của nguồn âm với động Thông hiểu: - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...). - Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí. Bài 12: Sóng âm Vận dụng: - Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí. - Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm. Bài 13. Độ to và Nhận biết: - Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ độ cao của âm âm. - Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz). Vận dụng: - Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
  7. - Thiết kế được một nhạc cụ bằng các vật liệu phù hợp sao cho có đầy đủ các nốt trong một quãng tám (ứng với các nốt: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đố) và sử dụng nhạc cụ này để biểu diễn một bài nhạc đơn giản. Nhận biết - Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Vận dụng - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường Bài 14: Phản xạ gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương âm, chống ô án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức nhiễm tiếng ồn 1 1 C20 C9 khoẻ. - Tính được quãng đường, vận tốc truyền âm, thời gian nghe thấy âm phản xạ. Chương V: Ánh sáng Bài 15: Năng Nhận biết - Nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng. lượng ánh sáng. - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm thu được Tia sáng, vùng tối năng lượng ánh sáng. Thông hiểu - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp 1 C10 song song. - Mô tả được các chùm sáng trong thực tế. Vận dụng - Thực hiện được thí nghiệm thu được năng lượng thấp ánh sáng.
  8. - Thực hiện được thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song. - Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp. Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Nhận biết: - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. - Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng Bài 21: Khái quát lượng trong cơ thể. Thông hiểu: - Hiểu được quá trình trao đổi chất được diễn ra như trao đổi chất và thế nào. chuyển hoá năng Vận dụng - Dựa vào kiến thức đã học, giải thích được vì sao lượng cao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài, cơ thể thường nóng lên, nhịp thở tăng, mồ hôi toát ra nhiều, nhanh khát và nhanh đói. Nhận biết: - Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây. - Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. - Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của Bài 22: Quang quang hợp. hợp ở thực vật - Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). - Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Thông hiểu: - Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây.
  9. - Xác định được các bộ phận của cây có thể tham gia được quá trình quang hợp. Vận dụng: - Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. Vận dụng - Giải thích được tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể cao kính, người ta lại thả thêm rong rêu ? - Giải thích được vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh nắng mặt trời. - Giải thích được ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách. Nhận biết: - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến 1 C18 quang hợp, Thông hiểu: - Hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp Bài 23: Một số yếu Vận dụng: - Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây tố ảnh hưởng đến xanh. quang hợp - Giải thích vì sao ánh sáng quá mạnh sẽ làm hiểu quả quang hợp của cây xanh giảm. Vận dụng - Lấy được ví dụ chứng minh các loại cây khác cao nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau. - Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa. Bài 24: Thực hành: Nhận biết - Nhận biết được sản phẩm tạo ra của quá trình 1 C5 Chứng minh quang quang hợp.
  10. - Nhận biết được trình tự các bước tiến hành thí nghiệm Thông hiểu - Hiểu được tại sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại sử dụng iodine làm thuốc thử - Hiểu được vì sao phải dùng băng giấy đen để che hợp ở cây xanh phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt. Vận dụng - Giải thích được vì sao khi nuôi cá cảnh trong bể thấp kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Vận dụng - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp cao ở cây xanh. Nhận biết - Nêu được khái niệm hô hấp tế bào. Viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai 1 C17 chiều tổng hợp và phân giải. - Biết được hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào. 1 C1 - Biết được các chất tham gia, sản phẩm tạo ra của quá trình hô hấp. Thông hiểu - Hiểu được ý nghĩa của quá trình hô hấp tế bào. 1 C3 Bài 25: Hô hấp tế - Hiểu được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải bào chất hữu cơ ở tế bào. Vận dụng - Giải thích vì sao khi đói, cơ thể người thường cử thấp động chậm và không muốn hoạt động. - Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, có biện pháp bảo vệ sức khỏe hô hấp ở người. 1 C6 Vận dụng - Vận dụng kiến thức vể hô hấp tế bào, giải thích cao hiện tượng con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đổng bằng
  11. Nhận biết - Biết và nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô 1 C2 hấp tế bào. - Trình bày được các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch. Thông hiểu - Hiểu được cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản nông sản bằng cách phơi khô hoặc sấy khô 1 C7 Bài 26: Một số yếu tố Vận dụng - Giải thích được vì sao không nên để nhiều hoa ảnh hưởng đến hô thấp hoặc cây xanh trong phòng ngủ kín. hấp tế bào - Giải thích vì sao trong trồng trọt, người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng. Vận dụng - Lựa chọn được các biện pháp bảo quản phù cao hợp đối với các loại hạt, rau, củ, quả - Vận dụng kiến thức đã học, tìm ra những biện pháp giúp quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra 1 C19 bình thường. Nhận biết - Nhận biết được trình tự các bước tiến hành thí nghiệm Thông hiểu - Hiểu được tại sao trước khi gieo hạt thường Bài 27: Thực hành: ngâm hạt vào nước. Hô hấp ở thực vật Vận dụng - Giải thích được vì sao hạt giống để lâu sau khi thấp thu hoạch thì sức nảy mầm giảm. Vận dụng - Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở cao thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt Bài 28: Trao đổi khí Nhận biết - Trình bày khái niệm trao đổi khí. ở sinh vật - Biết được quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật. - Biết được cơ chế diễn ra trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật và môi trường. - Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng,
  12. nêu được chức năng của khí khổng. - Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người). - Biết được các cơ quan thực hiện trao đổi khí ở động vật Thông hiểu - Hiểu được cơ chế khuếch tán. 1 C4 - Hiểu được vai trò của khí khổng đối với lá cây. Vận dụng - Vận dụng được những kiến thức về trao đổi thấp khí ở thực vật, động vật và người trong trồng trọt, 1 C8 bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh. Nhận biết - Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. - Nhận biết được một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu, thừa chất dinh dưỡng. - Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước. Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh Thông hiểu - Xác định được các trường hợp cần thiết phải dưỡng đối với sinh bổ sung nước vật. Vận dụng - Dựa vào kiến thức bài học, giải thích một số thấp hiện tượng thực tế trong trồng trọt về vai trò của chất dinh dưỡng đối với thực vật. Vận dụng - Dựa vào vai trò của nước đối với sinh vật, giải cao thích được một số hiện tượng thực tiễn (bổ sung nước khi bị nôn, sốt cao...) và có biện pháp bảo vệ sức khỏe.
  13. Nhận biết - Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; - Trình bày được sự vận chuyển các chất trong cây. Thông hiểu - Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây Bài 30: Trao đổi và lá cây; nước và chất dinh - Hiểu được cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước ở lá dưỡng ở thực vật - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống); Vận dụng - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và thấp chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).
  14. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH-THCS PHƯỚC THÀNH MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 NĂM HỌC: 2022-2023 Họ và tên :........................................... Thời gian làm bài: 90 phút Lớp : ................................................... (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1: Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Không bào. D. Ribosome. Câu 2: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là A. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ. C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. D. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. Câu 3: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng? A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào. B. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào. C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử. D. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng ATP. Câu 4: Theo cơ chế khuếch tán, các phân tử khí di chuyển từ nơi có ……(1)… đến nơi có…………(2) A. (1) nồng độ cao; (2) nồng độ thấp. B. (1) nồng độ thấp; (2) nồng độ cao. C. (1) nhiều ánh sáng; (2) ít ánh sáng. D. (1) nhiệt độ cao; (2) nhiệt độ thấp. Câu 5: Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm nào? A. Khí Oxygen và chất dinh dưỡng. B. Khí Carbon dioxide và tinh bột. C. Khí Carbon dioxide và chất dinh dưỡng. D. Tinh bột và khí Oxygen. Câu 6: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khoẻ hô hấp ở người? A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày. B. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ. C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày. D. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
  15. Câu 7: Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản nông sản bằng cách phơi hoặc sấy khô là A. làm ngừng quá trình hô hấp tế bào ở thực vật. B. giảm sự mất nước ở hạt. C. giảm hàm lượng nước trong hạt, hạn chế quá trình hô hấp tế bào. D. giảm hàm lượng nước trong hạt, làm ngừng quá trình hô hấp tế bào. Câu 8: Vì sao vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng đóng kín cửa? A. Do cây xanh có cơ chế thải độc của thực vật về đêm. B. Do ban đêm cây xanh có thể hấp dẫn côn trùng. C. Do ban đêm cây xanh xảy ra quá trình quang hợp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide. D. Do ban đêm cây xanh xảy ra quá trình hô hấp đã lấy oxygen và nhả ra khí carbon dioxide. Câu 9: Khi phải học tập trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn ta nên A. nhét bông gòn vào tai suốt giờ học. B. nhờ giáo viên dùng máy trợ giảng để át tiếng ồn. C. đề xuất với nhà trường gắn hệ thống cửa cách âm. D. gắn hệ thống giảm âm vào các động cơ gây tiếng ồn. Câu 10: Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng A. hội tụ. B. phân kì. C. song song. D. song song và hội tụ. Câu 11: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là A. natri. B. nitrogen. C. natrium. D. sodium. Câu 12: Silver có kí hiệu hoá học là A. Si. B. Ag. C. Al. D. S. Câu 13: Oxygen có kí hiệu hoá học là A. O. B. H. C. Ox. D. P. Câu 14: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm? A. Be, Mg, Ca. B. Na, Mg, Al. C. N, P, O. D. S, Cl, Br. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các nguyên tố phi kim nằm ở cuối bảng tuần hoàn. B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn. C. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn. D. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải của bảng tuần hoàn. Câu 16: Mặt trời chứa khoảng bao nhiêu phần trăm hydrogen? A. 73%. B. 50%. C. 25%. D. 15%. II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 17: (1,0 điểm) Hô hấp tế bào là gì? Viết phương trình hô hấp. Câu 18: (1,0 điểm) Em hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp? Câu 19: (1,0 điểm) Có những biện pháp nào giúp quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra
  16. bình thường? Câu 20: (1,0 điểm) Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ “sét đánh” là bao nhiêu không? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 21: (1,0 điểm) Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880km. Nếu tốc độ trung bình của tàu hỏa là 55km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là bao nhiêu? Câu 22: (1,0 điểm) Em hãy trình bày cấu tạo nguyên tử? Bài làm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
  17. ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC THÀNH MÔN: KHTN 7 NĂM HỌC: 2022-2023 HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,25 điểm. Nếu 1 câu khoanh vào 2 đáp án thì không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp B D B A D C C D C B C B A A C A án II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm Câu 17 Hô hấp tế bào là (1,0 điểm) - quá trình phân giải chất hữu cơ tạo thành nước và carbon 0,25 dioxide - đồng thời giải phóng ra năng lượng (ATP) 0,25 Phương trình hô hấp: Glucose + oxygen  Carbon dioxide + Nước + Năng lượng 0,5 (ATP) Câu 18 - Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp: (1,0 điểm) + ánh sáng 0,25 + nước 0,25 + nhiệt độ 0,25 + khí carbon dioxide 0,25 Câu 19 - Có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt 0,5 (1,0 điểm) oxygen. - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí; trồng nhiều cây xanh. 0,25 - Không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp,... 0,25 Câu 20 - Có thể biết được khoảng cách từ nơi đứng đến nơi bị sét đánh. 0,5 (1,0 điểm) - Khoảng cách đó là: s = v.t = 340 . 3 = 1020 (m) 0,5 Câu 21 Tóm tắt: (1,0 điểm) S = 880 (km) 0,5 v = 55 (km/h) t=? Giải: Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là: 0,5 t = S/v = 880/55 = 16 (h) Câu 22 Cấu tạo nguyên tử gồm:
  18. (1,0 điểm) + Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương. 0,5 + Vỏ nguyên tử mang điện tích âm. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2