intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My

  1. PHÒNG GDĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LINH MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Thời gian: 90 Phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 03 trang) Họ và tên thí sinh: .................................................... Lớp: .................SBD: ................................ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng A, B, C, D và ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ câu 1 chọn A thì ghi 1A…). Câu 1. Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và thước cuộn. Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo tốc độ? A. km/h. B. h/m. C. m/phút. D. m/s. Câu 3. Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây? A. Thời gian chuyển động. B. Quãng đường đi được. C. Tốc độ chuyển động. D. Hướng chuyển động. Câu 4. Pháp tuyến là A. đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới. B. đường thẳng song song với gương. C. đường thẳng trùng với tia sáng tới. D. đường thẳng vuông góc với tia sáng tới. Câu 5. Đơn vị của tần số dao động là gì? A. km/h. B. Hz2. C. m/s. D. Hz. Câu 6. Sóng âm có biên độ càng lớn thì A. âm nghe thấy càng to. B. âm nghe thấy càng nhỏ. C. âm nghe thấy càng cao. D. âm nghe thấy càng thấp. Câu 7. Để vẽ đồ thị quãng đường thời gian cho một chuyển động thì trước hết phải làm gì? A. Cần xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian. B. Cần vẽ hai trục tọa độ. C. Cần lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian. D. Cần xác định vận tốc của các vật. Câu 8. Bề mặt nào dưới đây không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng? A. Mặt vải thô. B. Mặt bàn thủy tinh.. C. Giấy bạc. D. Nền đá hoa. Câu 9. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 10. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 11. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là A. natri. B. nitrogen. C. natrium. D. sodium.
  2. Câu 12. Cho thông tin (p,n) của các nguyên tử sau: M(8,8); N(1,0); O(6,8); P(8,10); Q(20,20). Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học? A. M, O. B. P, Q. C. M, P. D. N, O. Câu 13. Quá trình trao đổi chất là A. quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. B. quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. C. quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể. D. quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. Câu 14. Chuyển hóa năng lượng là gì? A. Sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. B. Sự biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. C. Sự biến đổi năng lượng hóa học thành nhiệt năng. D. Sự biến đổi năng lượng để hoạt động hàng ngày. Câu 15. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật A. phát triển kích thước theo thời gian. B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động. C. tích lũy năng lượng. D. vận động tự do trong không gian. Câu 16. Cường độ ánh sáng tăng quá cao thì cây xanh A. quang hợp tăng. B. quang hợp giảm. C. ngừng quang hợp. D. quang hợp đạt mức cục đại. Câu 17. Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao A. cây sẽ tăng cường độ quang hợp. B. cây sẽ chết vì ngộ độc. C. cây sẽ giảm cường độ quang hợp. D. cây quang hợp bình thường. Câu 18. Trong quá trình hô hấp tế bào, nước đóng vai trò A. môi trường và sản phẩm. B. nguyên liệu và môi trường. C. dung môi và nguyên liệu. D. dung môi và môi trường. Câu 19. Ở thực vật, cường độ hô hấp giảm nếu nồng độ khí oxygen ngoài môi trường A. giảm xuống dưới 5%. B. tăng lên trên 5%. C. giảm xuống dưới 0,5%. D. tăng lên trên 15%. Câu 20. Quan sát hình ảnh sau và cho biết cấu tạo của khí khổng? A. Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình bầu dục nằm sát nhau. B. Mỗi khí khổng gồm 4 tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày.
  3. C. Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày. D. Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình que nằm sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2 điểm) a) Giải thích vì sao trong phòng hoà nhạc, phòng chiếu phim thường làm tường sần sùi. b) Để đo độ sâu của đáy biển, người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 4 giây. Tính độ sâu của đáy biển, biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1500m/s. Câu 2. (1 điểm) Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố Aluminium có 13 proton, vỏ nguyên tử Aluminium có ba lớp electron. a) Hãy vẽ mô hình một nguyên tử Aluminium. b) Theo em có xác định được số neutron trong hạt nhân nguyên tử Aluminium không? Hãy giải thích. Câu 3. (1 điểm) Vì sao nói quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? Câu 4. (1 điểm) Cho mẫu vật và các dụng cụ sau: 100g hạt đậu nảy mầm, bình thuỷ tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nền, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm. Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào ở hạt nảy mầm cần oxygen từ mẫu vật và các dụng cụ trên. --Hết-- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. NGƯỜI PHÊ DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Lâm Võ Thị Mỹ Hoa Hồ Văn Riêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0