intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN – LỚP 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Sóng âm có thể truyền qua các môi trường nào? A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí. B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không. C. Chất rắn, chất khí, chân không. D. Chất lỏng, chất khí, chân không. Câu 2. Khi gảy vào dây đàn đàn ghita thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là A. dây đàn dao động. B. không khí xung quanh dây đàn. C. hộp đàn. D. ngón tay gảy đàn. Câu 3. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số? A. Kilomet (km). B. Héc (Hz). C. Mét (m). D. Kilogam (kg). Câu 4. Âm nghe thấy càng to khi sóng âm có A. tần số càng lớn. B. tần số càng nhỏ. C. biên độ càng lớn. D. biên độ càng nhỏ. Câu 5. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành A. nhiệt năng. B. hóa năng. C. cơ năng. D. điện năng. Câu 6. Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pin là chùm ánh sáng A. hội tụ. B. song song. C. phân kì. D. vừa song song vừa hội tụ. Câu 7. Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật nhỏ hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số? A. 9,999s – 0,0001s B. 99s – 1s C. 10s – 9s D. 99,99s – 0,01s Câu 8. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là A. gam. B. kilogam. C. lít. D. amu. Câu 9: Nguyên tố hóa học nào chiếm hàm lượng cao nhất trong cơ thể người? A. Carbon; B. Hydrogen; C. Oxygen; D. Nitrogen. Câu 10: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều A. tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. tăng dần của nguyên tử khối. D. giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Câu 11. Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào là A. nước, carbon dioxide, năng lượng. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 12. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh là A. Nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. Nước, khí carbon dioxide, nhiệt độ. C. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. Nước, ánh sáng, khí carbon dioxide, nhiệt độ.
  2. Câu 13. Thành phần hóa học của nước bao gồm A. 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O. B. 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử O. C. 2 nguyên tử O, 1 nguyên tử H. D. 2 nguyên tử O, 1 nguyên tử C. Câu 14. Vai trò của nước đối với đời sống sinh vật là A. giúp động vật lẩn tránh kẻ thù. B. gây độc cho cây nếu lượng nước hấp thụ vào cơ thể lớn. C. kích thích sinh sản ở sinh vật. D. điều hòa thân nhiệt. Câu 15. Cơ quan trao đổi khí của Mèo là A. phổi B. mang C. da D. hệ thống ống khí Câu 16. Nhóm chất Lipid có ở thực phẩm nào sau đây? A. Bơ, mỡ động vật B. Cá, thịt gà. C. Ớt chuông D. Bánh mì. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17. (1 điểm) Tại sao trong các phòng thu thanh, rạp hát người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung? Câu 18. (1 điểm) Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên quãng đường dốc dài 27 km với vận tốc 15 m/s. Ô tô chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 min, ô tô đi quãng đường xuống dốc 9 km trong 15 min. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả cung đường. Câu 19.(1,5đ) Số thứ tự của các nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn là 8. a. Vẽ cấu tạo nguyên tử Y ? Cho biết tên, KHHH của Y? b. Y thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn? Nguyên tố Y có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh hoạ Câu 20 . (1,0 đ) Dựa vào sơ đồ khái quát đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người. Hãy mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người ? Câu 21. (0.5 điểm)Vì sao nói quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? Câu 22. (1,0 điểm) Sau khi thu hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc…) cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng? (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) ----------- HẾT ----------
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN – LỚP 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Sóng âm không thể truyền qua môi trường nào? A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí. B. Chân không. C. Chất rắn, chất khí. D. Chất khí, chân không. Câu 2. Khi bạn Lan nói thầm vào tai bạn Hoa, bộ phận nào dao động phát ra âm? A. Màng nhĩ của bạn Hoa. B. Môi của bạn Lan. C. Lớp không khí giữa hai bạn. D. Dây âm thanh của bạn Lan. Câu 3. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số? A. Kilomet (km). B. Mét (m). C. Héc (Hz). D. Kilogam (kg). Câu 4. Âm nghe thấy càng cao khi sóng âm có A. tần số càng lớn. B. tần số càng nhỏ. C. biên độ càng lớn. D. biên độ càng nhỏ. Câu 5. Khi phơi quần áo sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành A. điện năng. B. nhiệt năng. C. hóa năng. D. cơ năng. Câu 6. Chùm ánh sáng phát ra từ bút laser là chùm ánh sáng A. hội tụ. B. phân kì. C. song song. D. vừa song song vừa hội tụ. Câu 7. Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số? A. 9,999s – 0,0001s B. 99s – 1s C. 10s – 9s D. 99,99s – 0,01s Câu 8: Kí hiệu của 3 hạt neutron, proton, electron lần lượt là A. n, p, e B. e, p, n C. n, e, p D. p, n , e Câu 9: Nguyên tố hóa học nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất? A. Carbon; B. Hydrogen; C. Oxygen D. Nitrogen Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 4 và 4. D. 3 và 4. Câu 11. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbon dioxide, năng lượng. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 12: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào gồm A. nhiệt độ, nước, nồng độ khí carbon dioxide. B. nhiệt độ, nước, ánh sáng. C. nhiệt độ, nước, nồng độ khí oxygen, ánh sáng. D. nhiệt độ, nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide. Câu 13. Cơ quan trao đổi khí của Cá là A. Phổi B. Mang C. Da D. hệ thống ống khí Câu 14. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất nhờ
  4. A. tính phân cực. B. nhiệt độ sôi. C. tính lưỡng cực. D. tính acid. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước? A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào. C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể. Câu 16. Nhóm chất Protein (đạm) có ở thực phẩm nào sau đây? A. Bơ, mỡ động vật. B. Cá, thịt gà. C. Bánh mì. D. Cần tây. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17. (1,0 đ) Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện thấy nguy hiểm, chúng thường dậm chân xuống đất để thông báo cho nhau. Giải thích? Câu 18. (1,0 đ) Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên quãng đường dốc dài 27 km trong thời gian 30 min. Ô tô chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 20 m/s trong 10 min, ô tô đi quãng đường xuống dốc 15 km với tốc độ 25m/s. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả cung đường? Câu 19.(1,5đ) Số thứ tự của các nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là 20. a. Vẽ cấu tạo nguyên tử X ? Cho biết tên, KHHH của X? b. X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn? Nguyên tố X có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh hoạ c. Câu 20. (1,0 đ) Dựa vào sơ đồ khái quát đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người. Hãy mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người ? Câu 21.(0.5 đ) Vì sao nói quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? Câu 22. (1,0 đ) Vì sao trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và để trong ngăn mát? (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) ----------- HẾT ---------- TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Duy Khánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2