intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huy Hiệu, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huy Hiệu, Núi Thành” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huy Hiệu, Núi Thành

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN KHTN 7, NĂM HỌC 2024-2025 I. PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC: HỌC KÌ I TUẦN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 LÍ 2 2 2 2 2 2 2 2 KT 1 1 1 1 1 1 1 1 OT HÓA 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 KT SINH 1 1 1 1 1 1 1 1 1OT, 2 2 2 2 2 2 2 2 1OT, 1KT 1KT II. MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Tuần 17 - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi, mỗi câu 0,25điểm. Trong đó: 4 câu biết, 6 câu hiểu, 6 câu VD) - Phần tự luận: 6,0 điểm. (3đ biết; 1,5đ hiểu; 1,5đ vận dụng) Chủ đề MỨC ĐỘ Vận dụng Tổng số ý/ số câu Nhận biết Thông hiểu Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Trắc Trắc Tự luận luận Tự luận nghiệm luận nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài mở đầu 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn 1 1 0,25đ Khoa học tự nhiên
  2. Chủ đề MỨC ĐỘ Vận dụng Tổng số ý/ số câu Nhận biết Thông hiểu Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Trắc Trắc Tự luận luận Tự luận nghiệm luận nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chủ đề: Tốc độ 2. Tốc độ chuyển 1(1,0đ) 1(1,0đ) 1,0đ động 3. Đo tốc độ 1 1 0,25đ 4. Đồ thị quãng 1 1(0,5đ) 0,5đ đường – thời gian (0,5đ) Chủ đề: Âm thanh 5. Mô tả sóng âm 1(1,0đ) 1(1,0đ) 1,0đ 6. Độ to và độ cao 1 1 2 0,5đ của âm
  3. Chủ đề MỨC ĐỘ Vận dụng Tổng số ý/ số câu Nhận biết Thông hiểu Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Trắc Trắc Tự luận luận Tự luận nghiệm luận nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7. Phản xạ âm, chống ô 2 1 3 0,75đ nhiễm tiếng ồn Chủ đề: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 8. Nguyên tử 1 2 3 0,75đ 9. Nguyên tố hoá 1/2 1/2 1 0,75đ học (0,25đ) (0,5đ) (0,75đ) 10. Sơ lược về bảng tuần hoàn các 1(0,75đ) 1(0,75đ) 0,75đ nguyên tố hoá học. Chủ đề: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật 11. Quang hợp ở 1 1 2 0,5đ thực vật
  4. Chủ đề MỨC ĐỘ Vận dụng Tổng số ý/ số câu Nhận biết Thông hiểu Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Trắc Trắc Tự luận luận Tự luận nghiệm luận nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 1 12. Hô hấp tế bào 1 1 2 1,5đ (1,0đ) (1,0đ) 13. Trao đổi khí ở 1 1 1 1 1,25đ sinh vật (1,0đ) (1,0đ) 14. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng 1 1 0,25đ đối với sinh vật. 1,5 Số câu 3,5 câu 4 câu 2 câu 6 câu 6 câu 7câu 16 câu 23 câu câu Điểm số 3,0đ 1,0đ 1,5đ 1,5đ 1,5đ 1,5đ 6,0đ 4,0đ 10đ Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 3,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  5. III. BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi (ý) Câu hỏi TL TN TL TN Bài mở đầu 1. Phương Thông hiểu - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa 1 C7 pháp và kĩ học tự nhiên 7). năng học tập môn Khoa học tự nhiên Chủ đề: Tốc độ 2. Tốc độ Vận dụng Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong 1 C19 chuyển khoảng thời gian tương ứng. động Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. 3. Đo tốc Thông hiểu - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và 1 C1 độ cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. 4. Đồ thị Thông hiểu - Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động 1 C18 quãng thẳng. đường – thời gian Chủ đề: Âm thanh 5. Mô tả Nhận biết - Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz). 1 C17 sóng âm - Khái niệm sóng âm, nguồn âm, tần số, Cho được ví dụ 6. Độ to và Nhận biết - Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm. 1 C4 độ cao của âm Vận dụng - Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ 1 C5 được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm. - Thiết kế được một nhạc cụ bằng các vật liệu phù hợp sao cho
  6. có đầy đủ các nốt trong một quãng tám (ứng với các nốt: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đố) và sử dụng nhạc cụ này để biểu diễn một bài nhạc đơn giản. 7. Phản xạ Nhận biết - Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. 2 C2 âm, chống - Nêu được khái niệm tiếng vang , Tiếng ồn ô nhiểm C6 ô nhiễm Vận dụng Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh 1 C3 tiếng ồn hưởng đến sức khoẻ. Chủ đề: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 8. Nguyên Thông hiểu Hiểu cách sắp xếp electron vào các lớp trong nguyên tử 1 C8 tử Vận dụng - Tính được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị amu 2 C9 - Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử tính được số proton, C10 số electron, số neutron của nguyên tử 9. Nguyên Nhận biết Nêu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố 1/2 C21a tố hoá học hoá học Vận dụng - Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết các nguyên tố có trong 1/2 C21b thành phần các sản phẩm có trong cuộc sống. 10. Sơ lược Nhận biết – Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố 1 C20 về bảng hoá học. tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Chủ đề: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật 11. Quang Thông hiểu - Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá 1 C11 hợp ở thực cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. vật Vận dụng - Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích tác dụng của 1 C12 việc thả các cây thủy sinh vào bể cá cảnh 12. Hô hấp Nhận biết - Nêu được khái niệm hô hấp tế bào, nguyên liệu, sản phẩm của 1 C13 tế bào hô hấp. - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Thông hiểu - Phân tích được ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình hô
  7. hấp tế bào, giải thích được 1 số hiện tượng thực tế liên quan đến 1 C22 quá trình hô hấp tế bào. Vận dụng Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực 1 C14 tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...). 13. Trao Nhận biết - Nêu được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật. đổi khí ở - Nêu được cấu tạo và chức năng của khí khổng. 1 C23 sinh vật - Biết được cơ quan trao đổi khí ở 1 số loài động vật. Thông hiểu – Dựa vào sơ đồ khái quát (ví dụ ở người) mô tả được đường đi 1 C15 của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người. 14. Vai trò Thông hiểu - Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hóa học, 1 C16 của nước cấu trúc và tính chất của nước. và chất dinh dưỡng đối với sinh vật.
  8. IV. ĐỀ KIỂM TRA MĐ01 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành, cần thực hiện các bước sau: 1- Dùng thước đo độ dài quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích. 2- Đo 3 lần để lấy giá trị trung bình. 3- Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ. 4- Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích. Trình tự đúng các bước đo tốc độ là? A. 1 – 2 – 3 – 4. B. 1 – 4 – 3 – 2. C. 1 – 4 – 2 – 3. D. 1 – 3 – 2 – 4. Câu 2. Vật nào trong các vật sau đây phản xạ âm tốt? A. Mặt gương. B. Miếng xốp. C. Ghế đệm mút. D. Bức tường sần sùi. Câu 3. Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho một lớp học gần chợ. Em hãy chọn phương án chống ô nhiễm tiếng ồn phù hợp nhất trong các phương án sau? A. Chuyển vị trí chợ đi nơi khác. B. Ngăn cách lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa, treo rèm. C. Chuyển vị trí lớp học đi nơi khác. D. Xây tường chắn, trông cây xung quanh trường học. Câu 4. Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm nhỏ hơn? A. Khi biên độ dao động lớn . B. Khi biên độ dao động nhanh hơn C. Khi biên độ dao động nhỏ. D. Khi vật dao động yếu hơn. Câu 5. Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng? A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh. C. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ nên tai người không nghe được. D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh. Câu 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Tiếng ồn ô nhiễm là tiếng ồn … và … làm ảnh hưởng xấu đển sức khỏe của con người. A. nhỏ, kéo dài. B. to, kéo dài. C. to, không kéo dài. D. nhỏ, không kéo dài. Câu 7. Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 38 cm 3 nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 50 cm3. Vậy thể tích vật rắn là: A. 88 cm3. B. 58 cm3. C. 12 cm3. D. 6 cm3. Câu 8. Trong hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 2, 10, 6. B. 2, 6, 8. C. 2, 8, 6. D. 2, 9, 5. Câu 9. Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng
  9. A. 9 amu. B. 10 amu. C. 19 amu. D. 28amu. Câu 10. Nguyên tử X có tổng số hạt là 46, trong đó số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton trong nguyên tử X là A. 15. B. 16. C. 30 D. 31. Câu 11. Gân lá có vai trò gì trong quá trình quang hợp? A. Vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp. B. Vận chuyển các chất khoáng. C. Vận chuyển tinh bột và glucose. D. Vận chuyển nước cho quá trình quang hợp. Câu 12. Khi nuôi cá cảnh, người ta có thể tăng dưỡng khí cho cá bằng cách A. tăng nhiệt độ trong bể. B. thắp đèn cả ngày và đêm. C. đổ thêm nước vào bể cá. D. thả rong vào bể cá. Câu 13. Khí nào sao đây là sản phẩm của quá trình phân giải các chất hữu cơ trong hô hấp tế bào? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Carbon dioxide. D. Hydrogen. Câu 14. Vì sao muốn bảo quản hạt thì cần phải phơi khô? A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm. B. Vì khi hạt khô, hạt không hô hấp. C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn. D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau. Câu 15. Đâu là đường đi đúng của khí khi cơ thể người hít không khí vào? A. Khoang mũi  hầu  phế quản  khí quản  phổi. B. Khoang mũi  hầu  khí quản  phế quản  phổi. C. Khoang mũi  hầu  phế quản  phổi. D. Khoang mũi  khí quản  phế quản  phổi. Câu 16. Điều nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc và tính chất của nước? A. Là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi. B. Sôi ở 100°Cvà đông đặc ở 0°C. C. Do có tính phân cực, nước là dung môi hòa tan nhiều chất. D. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen. B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (1,0đ) Nêu khái niệm tần số? Đơn vị của tần số là gì, kí hiệu? Câu 18. (0,5đ) Từ bảng số liệu quãng đường đi được theo thời gian như sau: Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian. Thời gian (min) 0 5 10 15 Quãng đường đi được (m) 0 100 200 200 Câu 19. (1,0đ) Bạn An đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 20 km/h hết 30 min. Tính quãng đường từ nhà bạn An đến trường. Câu 20. (0,75đ) Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay được xây dựng theo các nguyên tắc nào? Câu 21. a) (0,25đ) Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn như thế nào?
  10. b) (0,5đ) Nguyên tố R (Z=20) là thành phần không thể thiếu trong sữa. Sự thiếu hụt một lượng rất nhỏ của R trong cơ thể đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của xương và răng, nhưng cơ thể nếu thừa nguyên tố R lại có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Em hãy cho biết R là nguyên tố hoá học nào, viết kí hiệu hoá học của nguyên tố R? Câu 22. (1,0đ) Giải thích hiện tượng rau, quả vừa thu hoạch được đựng trong túi nylon buộc kín, sau vài giờ, quan sát thấy có nước đọng ở mặt trong của túi. Câu 23. a) (0,25đ) Trao đổi khí là gì? b) (0,25đ) Nêu chức năng của khí khổng. c) (0,5đ) Nêu các cơ quan trao đổi khí các động vật bên dưới: Hình a Hình b -------------------Hết----------------- MĐ02 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Cho hình vẽ về đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện Các bước thực hiện để đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian và cổng quang điện: 1. Tính quãng đường từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) 2. Quan sát thời gian hiện số trên đồng hồ, từ đó tính được tốc độ chuyển động của viên bi 3. Điều chỉnh đồng hồ đo thời gian về 0 s. 4. Bấm nút ở nam châm điện để viên bi bắt đầu chuyển động Cách sắp xếp các bước đúng là? A. 1 – 2 – 3 – 4. B. 3 – 1 – 4 – 2. C. 1 – 3 – 4 – 2. D. 3 – 4 – 1 – 2. Câu 2. Vật nào trong các vật sau đây là vật phản xạ âm kém? A. Cửa kính. B. Sàn đá hoa. C. Rèm nhung. D. Bức tường. Câu 3. Giả sử nhà em gần đường giao thông có rất nhiều phương tiện qua lại như: xe tải, ôtô, xe máy, … Em hãy chọn phương án chống ô nhiễm tiếng ồn phù hợp nhất. A. Chuyển nhà ở đi nơi khác. B. Luôn mở cửa cho thông thoáng. C. Trồng cây xanh xung quanh nhà. D. Chặt hết cây xanh xung quanh nhà.
  11. Câu 4. Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn? A. Khi biên độ dao động lớn. B. Khi biên độ dao động nhỏ. C. Khi vật dao động nhanh hơn. D. Khi vật dao động yếu hơn. Câu 5. Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng? A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ nên tai người không nghe được. C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh. D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh. Câu 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Khi âm phản xạ truyền đến tai ta……..âm truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian ………………thì âm phản xạ được gọi là tiếng vang. A. nhanh hơn, lớn hơn 1/15 giây. B. chậm hơn, lớn hơn 1/15 giây. C. chậm hơn, nhỏ hơn 1/15 giây. D. nhanh hơn, nhỏ hơn 1/15 giây. Câu 7. Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 64 cm3 nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 80 cm3. Vậy thể tích vật rắn là: A. 16 cm3. B. 80 cm3. C. 64 cm3. D. 144 cm3. Câu 8. Trong hạt nhân nguyên tử chlorine có 17 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử chlorine, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 10, 7. B. 2, 7, 8. C. 2, 8, 7. D. 2, 10, 5. Câu 9. Hạt nhân một nguyên tử phosphorus có 15 proton và 16 neutron. Khối lượng của một nguyên tử phosphorus xấp xỉ bằng A. 30 amu. B. 31 amu. C. 32 amu. D. 46 amu. Câu 10. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 40, trong đó số hạt không mang điện là 14. Số hạt proton trong nguyên tử Y là A. 26. B. 18. C. 14. D. 13. Câu 11. Diệp lục có chức năng A. hấp thụ năng lượng ánh sáng. B. hấp thụ nước. C. hấp thụ các chất dinh dưỡng. D. vận chuyển nước và muối khoáng. Câu 12. Khi nuôi cá cảnh, người ta thường thả cành rong vào bể cá để A. cung cấp thêm nước cho cá. B. cung cấp tinh bột cho cá ăn. C. cung cấp oxygen cho cá hô hấp. D. cung cấp carbon dioxide cho cá hô hấp. Câu 13. Các chất hữu cơ được phân giải trong quá trình hô hấp tế bào chủ yếu là A. glucose. B. carbon dioxide. C. nước. D. ATP. Câu 14. Trong phòng chứa khoai tây, thóc, hạt đỗ, để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường A. hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và tăng lượng khí oxygen. B. hút bớt khí carbon dioxide, rồi bơm khí nitrogen vào phòng. C. làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản thấp. D. để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó. Câu 15. Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.
  12. A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi. B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi. D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản. Câu 16. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu trúc và tính chất của nước? A. Sôi ở 100°Cvà đông đặc ở 10°C. B. Là chất lỏng trong suốt, màu trắng, có vị ngọt. C. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen. D. Do có tính phân cực, nước là dung môi hòa tan nhiều chất. B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (1,0đ) Nêu khái niệm nguồn âm? Cho 3 ví dụ về nguồn âm? Câu 18. (0,5đ) Từ bảng số liệu quãng đường đi được theo thời gian như sau: Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian Thời gian (min) 0 25 50 75 Quảng đường đi được (m) 0 1500 1500 3000 Câu 19. (1,0đ) Bạn Hoà đi xe đạp từ nhà đến trường trong khoảng thời gian 30 min. Biết quãng đường từ nhà bạn Hoà đến trường dài 10km. Tính tốc độ bạn Hoà ra Km/h. Câu 20. (0,75đ) Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay được xây dựng theo các nguyên tắc nào? Câu 21. a) (0,25đ) Nguyên tố hoá học là gì? b) (0,5đ) Nguyên tố T (Z=13) là nguyên tố có nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như: làm vỏ máy bay, tên lửa, làm lõi dây điện, xoong nồi,…Em hãy cho biết T là nguyên tố hoá học nào, viết kí hiệu hoá học của nguyên tố T? Câu 22. (1,0đ) Tại sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng? Câu 23. a) (0,25đ) Trao đổi khí là gì? b) (0,25đ) Nêu cấu tạo của khí khổng. c) (0,5đ) Nêu các cơ quan trao đổi khí các động vật bên dưới: Hình a Hình b -------------------Hết-----------------
  13. V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MĐ01 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Mỗi câu chọn đúng (0,25đ). Nếu 1 câu khoanh vào 2 đáp án thì không có điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN C A D C C B C C CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐÁP ÁN C A A D C A B D B. TỰ LUẬN: (6,0đ) Câu Nội dung Điểm Câu 17 - Tần số là số dao động trong 1s. 0,5 (1,0đ) - Đơn vị tần số là Hecz 0,25 - Kí hiệu Hz 0,25 Câu 18 (0,5đ) Vẽ đúng hình S m 0,5 đ m ( 200 100 5 10 15 t Câu 19 Độ dài quãng đường An đi từ nhà đến trường là. (1,0đ) t =30 min= 0,5 h 0,25 ADCT: v=s/t => s= v.t = 20 x 0,5 = 10 km 0,75 ĐS: 10 km Câu 20 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay được xây dựng theo (0,75đ) các nguyên tắc: - Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện 0,25 tích hạt nhân. - Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong 0,25 nguyên tử. - Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau. 0,25 Câu 21 a) Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai 0,25 (0,75đ) chữ cái có trong tên gọi nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa, chữ cái sau viết thường. b) Tên nguyên tố R: Calcium 0,25 Kí hiệu hoá học : Ca 0,25 Câu 22 Rau, quả sau khi thu hoạch vẫn diễn ra quá trình hô hấp, nước được 1,0 (1,0đ) giải phóng ra trong quá trình hô hấp sẽ đọng ở mặt trong của túi nylon nếu buộc kín túi.
  14. Câu 23 a) Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường 0,25 (1,0đ) vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2. b) Chức năng của khí khổng: Hoạt động đóng, mở khí khổng giúp các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá, đồng thời khí khổng còn thực 0,25 hiện quá trình thoát hơi nước cho cây. c) - Hình a: Trao đổi khí qua da ở giun đất 0,25 - Hình b: Trao đổi khí qua hệ thống ống khí ở ong 0,25 MĐ02 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Mỗi câu chọn đúng (0,25đ). Nếu 1 câu khoanh vào 2 đáp án thì không có điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN B C C A B B A C CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐÁP ÁN B D A C A D B D B. TỰ LUẬN: (6,0đ) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 17 - Nguồn âm là nguồn phát ra âm thanh, các nguồn âm đều dao động. 0,5 (1,0đ) - Mặt trống, dây đàn, âm thoa…….. 0,5 Câu 18 Vẽ đúng hình 0,5 (0,5đ) s 3000 1500 25 50 75 t Câu 19 Tốc độ của bạn Hoà đi trên đọn đường từ nhà đến trường là. (1,0đ) t =30 min= 0,5 h 0,25 ADCT: v=s/t = 10: 0,5 = 20 km/h 0,75 ĐS: 20 km/h Câu 20 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay được xây dựng theo (0,75đ) các nguyên tắc: - Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện 0,25 tích hạt nhân. - Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong 0,25 nguyên tử. - Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau 0,25
  15. Câu 21 Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton trong 0,25 (0,75đ) hạt nhân Tên nguyên tố T: Aluminium 0,25 Kí hiệu hoá học : Al 0,25 Câu 22 Trong trồng trọt, người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo 1,0 (1,0đ) trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng giúp đất trồng thoáng khí, cung cấp oxygen, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hô hấp. Câu 23 a) Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường 0,25 (1,0đ) vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2. b) Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng. 0,25 c) - Hình a: Trao đổi khí qua mang ở cá 0,25 - Hình b: Trao đổi khí qua phổi ở chó 0,25 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHO HSKT MĐ01 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Đối với HSKT yêu cầu các em trả lời 10 câu (1,2,4,6,7,8,11,13,15,16). Mỗi câu trả lời đúng được 0,4đ CÂU 1 2 4 6 7 8 11 13 15 16 ĐÁP ÁN C A C B C C A C B D B. TỰ LUẬN: (6,0đ) Đối với HSKT yêu cầu các em trả lời câu 17, 18, 20, 21a, 23 Câu Nội dung Điểm Câu 17 - Tần số là số dao động trong 1s. 1,0 (2,0đ) - Đơn vị tần số là Hecz 0,5 - Kí hiệu Hz 0,5 Câu 18 0,5 (0,5đ) Vẽ đúng hình S m m ( 200 100 5 10 15 t Câu 20 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay được xây dựng theo (1,0đ) các nguyên tắc:
  16. - Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện 1/3 tích hạt nhân. - Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong 1/3 nguyên tử. - Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau. 1/3 Câu 21a Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai 0,5 (0,5đ) chữ cái có trong tên gọi nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa, chữ cái sau viết thường. Câu 23 a) Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường 0,5 (2,0đ) vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2. b) Chức năng của khí khổng: Hoạt động đóng, mở khí khổng giúp các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá, đồng thời khí khổng còn 0,5 thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây. c) - Hình a: Trao đổi khí qua da ở giun đất 0,5 - Hình b: Trao đổi khí qua hệ thống ống khí ở ong 0,5 MĐ02 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Đối với HSKT yêu cầu các em trả lời 10 câu (1,2,4,6,7,8,11,13,15,16) CÂU 1 2 4 6 7 8 11 13 15 16 ĐÁP ÁN B C A B A C A A B D C. TỰ LUẬN: (6,0đ) Đối với HSKT yêu cầu các em trả lời câu 17, 18, 20, 21a, 23 Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 17 - Nguồn âm là nguồn phát ra âm thanh, các nguồn âm đều dao động. 1,0 (2,0đ) - Mặt trống, dây đàn, âm thoa…….. 1,0 Câu 18 Vẽ đúng hình 0,5 (0,5đ) s 3000 1500 25 50 75 t Câu 20 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay được xây dựng theo (1,0đ) các nguyên tắc:
  17. - Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện 1/3 tích hạt nhân. - Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong 1/3 nguyên tử. - Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau. 1/3 Câu 21a Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai 0,5 (0,5đ) chữ cái có trong tên gọi nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa, chữ cái sau viết thường. Câu 23 a) Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường 0,5 (1,0đ) vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2. b) Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế 0,5 bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng. c) - Hình a: Trao đổi khí qua mang ở cá 0,5 - Hình b: Trao đổi khí qua phổi ở chó 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
81=>0