intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hoàng Hoa Thám, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hoàng Hoa Thám, Thăng Bình” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hoàng Hoa Thám, Thăng Bình

  1. TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM Họ và tên………………………Lớp 8/ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2023-2024 P. thi số..........Số BD:…… MÔN: KHTN Lớp: 8 Số tờ giấy làm bài..............tờ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề Điểm Lời phê của giáo Họ tên và chữ kí giám Họ tên và chữ kí giám viên khảo thị 1 I.TRẮC NGHIỆM:(5đ) Trong mỗi câu hãy vòng vào một đáp án đúng nhất: Câu 1: Phương pháp điều trị nào dưới đây phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối? A. Truyền nước. B. Uống thuốc nam. C. Chạy thận nhân tạo. D. Truyền máu. Câu 2: Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là A. khí quản. B. phế quản. C. thanh quản. D. phế nang. Câu 3: Những bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm: A. não bộ, tuỷ sống và dây thần kinh. B. mạch máu, não bộ và dây thần kinh. C. não bộ, tuỷ sống, hạch thần kinh và dây thần kinh. D. dây thần kinh, cột sống và não bộ. Câu 4: Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu? A. Tuyến tụy. B. Tuyến ức. C. Tuyến tùng. D. Vùng dưới đồi. Câu 5: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết? A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể. B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể. C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn. D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Câu 6: Da không thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn có đường. B. Bảo vệ cơ thể. C. Cảm nhận kích thích vật lí và hóa học từ môi trường xung quanh. D. Điều hòa thân nhiệt. Câu 7: Cho các bước có trong sơ cứu người cảm lạnh như sau: A. Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm, Gọi cấp cứu 115, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt), Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp B. Gọi cấp cứu 115, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt), Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm, Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp C. Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp, Gọi cấp cứu 115, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt),Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm D. Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm, Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt),Gọi cấp cứu 115 Câu 8. Đơn vị thường dùng để đo khối lượng riêng của một chất? A. kg B. kg/m3 C. m3 D. g/cm2 Câu 9. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. Câu 10. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi? A. Khoảng cách OO1 = OO2 B. Khoảng cách OO1 > OO2 C. Khoảng cách OO1 < OO2 D. Khi O1 trùng O2
  2. Câu 11. Tình huống nào sau đây xuất hiện mô men lực? A. Vận động viên đang trượt tuyết B. Bóng đèn treo trên trần nhà C. Cánh cửa quay quanh bản lề D. Nước chảy từ trên xuống Câu 12. Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ: A. Hút nhau. B. Đẩy nhau. C. Vừa hút vừa đẩy nhau. D. Không có hiện tượng gì cả. Câu 13. Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Trong các cách sau đây cách nào là không đúng A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép D. Muốn giảm áp suất thì phải phải tăng diện tích bị ép Câu 14. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa. D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. Câu 15. Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa (chất không tan). B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt). C. Có sự thay đổi màu sắc. D. Một trong số các dấu hiệu trên. Câu 16. 1,5 mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu: A. 48,758 lít. B. 3,7185 lít. C. 24,79 lít. D. 37,185 lít. Câu 17. Xăng có thể hòa tan được trong chất nào sau đây: A. Nước B. Dầu ăn C. Muối biển D. Đường Câu 18. Cho 2,4 gam magnessium cháy trong không khí( có khí Oxygen) thu được 4,2 gam Magnessium Oxide. Vậy khối lượng Oxygen đã phản ứng là. A. 1,8g B. 1,5g C. 1,6g. D. 2g. Câu 19. Cho PTHH sau: A + B → C + D. Chọn đáp án đúng về định luật bảo toàn khối lượng: A. mA + mB = mC + mD B. mA + mB > mC + mD C. mA + mD = mB + mC D. mA + mB < mC + mD Câu 20. Khối lượng mol của một chất là gì? A. Là khối lượng ban đầu của chất đó. B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học. C. Bằng 6,022.1023. D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21 (2đ). a. Nêu ý nghĩa của việc tập thể dục thể thao đối với hệ vận động? b. Từ kết quả dự án: Điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương, hãy đề xuất ít nhất 5 biện pháp phòng tránh các bệnh về thận. Câu 22. (1đ). Hai bạn học sinh chơi bập bênh (hình 1), bạn A có khối lượng 40 kg và ngồi cách đầu bập bênh bên trái 40 cm, bạn B có khối lượng 40 kg và ngồi cách trục quay 1,0 m về bên phải. a. Bập bênh bị lệch về bên nào khi cả hai bạn ngồi trên bập bênh (không chạm chân xuống đất)? b. Bạn B cần ngồi ở đâu để bập bênh cân bằng (nằm ngang)?
  3. Câu 23 (1đ). Một vật bằng nhôm không rỗng có trọng lượng riêng là d 1 = 27000N/m3 được móc vào lực kế, trong không khí lực kế chỉ P1 = 13,5N. a. Tính thể tích của vật. b. Nhúng ngập vật trong nước có trọng lượng riêng là d 2 = 10000N/m3. Tính lực đẩy Acsimet của nước vào vật? Câu 24.(0,5đ) Tính khối lượng của muối NaCl và khối lượng nước có trong 200gam dung dịch NaCl nồng độ 15% Câu 25.(0,5đ) Lập các PTHH cho các sơ đồ sau: a) Na + O2 --- Na2O b) Fe + Cl2 -- FeCl3 Bài làm: Họ và tên………………………Lớp 8/ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2023-2024 P. thi số..........Số BD:…… MÔN: KHTN Lớp: 8 Số tờ giấy làm bài..............tờ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
  4. Đề Điểm Lời phê của giáo Họ tên và chữ kí giám Họ tên và chữ kí giám viên khảo thị 2 I.TRẮC NGHIỆM:(5đ) Trong mỗi câu hãy vòng vào một đáp án đúng nhất: Câu 1. Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu? A. Tuyến tùng. B. Tuyến tụy. C. Tuyến ức. D. Vùng dưới đồi. Câu 2. Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết? A. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể. B. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn. C. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể. D. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể. Câu 3. Da không thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn có đường. B. Bảo vệ cơ thể. C. Cảm nhận kích thích vật lí và hóa học từ môi trường xung quanh. D. Điều hòa thân nhiệt. Câu 4. Cho các bước có trong sơ cứu người cảm lạnh như sau: A. Gọi cấp cứu 115, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt), Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm, Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp B. Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp, Gọi cấp cứu 115, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt),Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm C. Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm, Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt),Gọi cấp cứu 115 D. Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm, Gọi cấp cứu 115, Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt), Làm ấm bằng quần áo và chăn khô, Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp Câu 5. Phương pháp điều trị nào dưới đây phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối? A. Truyền nước. B. Uống thuốc nam. C. Truyền máu. D. Chạy thận nhân tạo. Câu 6. Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là A. khí quản. B. phế quản. C. phế nang. D. thanh quản. Câu 7. Những bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm: A. não bộ, tuỷ sống và dây thần kinh. B. mạch máu, não bộ và dây thần kinh. C. não bộ, tuỷ sống, hạch thần kinh và dây thần kinh. D. dây thần kinh, cột sống và não bộ. Câu 8. Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị đo áp suất? A. N/m2 B. N.m2. C. N. D. N/m3 Câu 9. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. Câu 10. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi? A. Khoảng cách OO1 = OO2 B. Khoảng cách OO1 > OO2 C. Khoảng cách OO1 < OO2 D. Khi O1 trùng O2 Câu 11. Tình huống nào sau đây xuất hiện mô men lực? A. Vận động viên đang trượt tuyết B. Bóng đèn treo trên trần nhà C. Cánh cửa quay quanh bản lề D. Nước chảy từ trên xuống Câu 12. Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ:
  5. A. Hút nhau. B. Đẩy nhau. C. Vừa hút vừa đẩy nhau. D. Không có hiện tượng gì cả. Câu 13. Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Trong các cách sau đây cách nào là không đúng A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép D. Muốn giảm áp suất thì phải phải tăng diện tích bị ép Câu 14. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa. D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. Câu 15. Dấu hiệu của phản ứng hóa học A. Tạo chất bay hơi B. Tạo chất kết tủa C. Tỏa nhiệt hoặc phát sáng D. Tất cả đáp án Câu 16. Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là: A. 2,479 lít. B. 24,79 lít. C. 24,2 lít. D.22,4 lít. Câu 17. Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là A. Nước và đường B. Dầu ăn và xăng C. Rượu và nước D. Dầu ăn và cát Câu 18. Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg Calcium Oxide và 13,2 kg khí carbon dioxide. Vậy khối lượng đá vôi cần dùng là. A. 30 kg. B. 31 kg C. 32 kg. D. 33 kg. Câu 19. Cho PTHH sau: A + B → C + D. Chọn đáp án đúng về định luật bảo toàn khối lượng: A. mA + mC = mB + mD B. mA + mB > mC + mD C. mA + mB = mC + mD D. mA + mB < mC + mD Câu 20. Thể tích mol của chất khí là: A. Là thể tích của chất lỏng. B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó. C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. D. Thể tích khí ở đktc là 24,79 l. II. TỰ LUẬN(5đ) Câu 21. (2đ). a. Nêu ý nghĩa của việc tập thể dục thể thao đối với hệ vận động? b. Từ kết quả dự án: Điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương, hãy đề xuất ít nhất 5 biện pháp phòng tránh các bệnh về thận. Câu 22. (1đ). Hai bạn học sinh chơi bập bênh (hình 1), bạn A có khối lượng 40 kg và ngồi cách đầu bập bênh bên trái 40 cm, bạn B có khối lượng 40 kg và ngồi cách trục quay 1,0 m về bên phải. a. Bập bênh bị lệch về bên nào khi cả hai bạn ngồi trên bập bênh (không chạm chân xuống đất)? b. Bạn B cần ngồi ở đâu để bập bênh cân bằng (nằm ngang)? Câu 23. (1đ). Một vật bằng nhôm không rỗng có trọng lượng riêng là d 1 = 27000N/m3 được móc vào lực kế, trong không khí lực kế chỉ P1 = 13,5N. a. Tính thể tích của vật. b. Nhúng ngập vật trong nước có trọng lượng riêng là d 2 = 10000N/m3. Tính lực đẩy Acsimet của nước vào vật?
  6. Câu 24.(0,5đ) Tính khối lượng của muối KCl và khối lượng nước có trong 150gam dung dịch KCl nồng độ 20% Câu 25.(0,5đ) Lập các PTHH cho các sơ đồ sau: a) Al + O2 --- Al2O3 b) K + O2 -- K2O Bài làm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1-NĂM HỌC 2023-2024 A. TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) 1 1 1 1 1 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 19 20 3 4 5 6 7 8 Đề C D C A A A C B C C B B D D D D B A A D
  7. 1 Đề B D A B D C C A B C C B B D D B D A C C 2 II. TỰ LUẬN(5đ) Câu 21 (2 đ) a. - Kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương. (0,5đ) - Cơ bắp nở nang và rắn chắc. (0,25đ) - Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể (0,25đ) b. Một số biện pháp phòng tránh các bệnh về thận: - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau tươi và trái cây; giảm đi lượng tinh bột, đường, chất béo và thịt; không ăn quá mặn;…. - Bổ sung đủ nước. - Bỏ thuốc lá và hạn chế uống bia rượu. - Không lạm dụng thuốc không kê đơn. - Tập thể dục thường xuyên. - Kiểm tra sức khoẻ định kì. Đây là câu hỏi mở, tùy vào câu trả lời của HS mà ghi điểm (1 đ) Câu 22. (1đ) a. Bập bênh lệch về phía bạn A vì bạn B và bạn A có cùng trọng lượng nhưng bạn A có khoảng cách tới trục quay (1,5 – 0,4 = 1,1 m) lớn hơn bạn B (1 m), do đó có tác dụng làm quay lớn hơn bạn B. (0,5đ) b. Bạn B phải ngồi cách trục quay 1,1 m. (0,5đ) Câu 23 (1đ) a. Thể tích của vật: V = P/d = 13,5/27000 = 0,0005(m3) (0,5đ) b. Lực đẩy Acsimet của nước tác dụng vào vật: FA = V.d = 0,0005 . 10000 = 5(N) (0,5đ) Câu 24.(0,5đ) ĐỀ A . Tính khối lượng của muối NaCl và khối lượng nước có trong 200gam dung dịch NaCl nồng độ 15% Tìm khối lượng của NaCl đúng Cho 0,25đ m NaCl = 200.15/100 = 30 gam Tìm khối lượng của nước đúng Cho 0,25đ m H2O = mdd- mct = 200-30 = 170 gam Câu 25( 0,75đ) ĐỀ A : Lập đúng mỗi PTHH Cho 0,25đ: a) 4Na + O2 --- 2Na2O b) 2Fe + 3Cl2 -- 2FeCl3 Câu 24.(0,5đ) ĐỀ B Tính khối lượng của muối KCl và khối lượng nước có trong 150gam dung dịch KCl nồng độ 20% Tìm khối lượng của KCl đúng Cho 0,25đ m NaCl = 150.20/100 = 30 gam Tìm khối lượng của nước đúng Cho 0,25đ m H2O = mdd- mct = 150-30 = 120 gam Câu 25.(0,5đ) ĐỀ B Lập đúng mỗi PTHH Cho 0,25đ: a) 4Al + O2 --- 2Al2O3 b) 4K +O2 -- 2K2O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2