intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: KHTN – Lớp 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/…./20…. (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp......................SBD.......Phòng thi........... I. TRẮC NGHIỆM: (….. điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống? A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/3. Câu 2. Trong các biến đổi sau đây, biến đổi hoá học là A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường. D. Hoà tan đường vào nước. Câu 3. Ở điều kiện chuẩn, 1 mol khí bất kì chiếm thể tích bao nhiêu? A. 24,79 lít. B. 27,9 lít. C. 24,97 lít. D. 27,49 lít. Câu 4. Dung dịch là hỗn hợp A. đồng nhất của chất rắn và dung môi. B. đồng nhất của chất tan và dung môi. C. chất rắn và chất lỏng. D. chất khí và chất lỏng. Câu 5. Độ tan của một chất trong nước là A. số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định. B. số gam chất đó tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định. C. số gam chất đó tan trong 100 gam dung dịch để tạo thành dung dịch bão hòa. D. số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch chưa bão hòa ở nhiệt độ xác định. Câu 6. Bỏ quả trứng vào dung dịch Hydrochloric acid thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng Hydrochloric acid tác dụng với Calcium carbonate (chất có trong vỏ trứng) tạo ra Calcium chloride, nước và khí Carbon dioxide thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là A. Hydrochloric acid + Calcium carbonate → Calcium chloride + Carbon dioxide. B. Hydrochloric acid + Carbon dioxide→ Calcium carbonate + Calcium chloride + nước. C. Carbon dioxide + Calcium chloride + nước → Hydrochloric acid + Calcium carbonate. D. Hydrochloric acid + Calcium carbonate → Calcium chloride + Carbon dioxide + nước. Câu 7. Nằm trên nệm mút thấy êm hơn nằm trên phản gỗ vì A. đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. B. đệm mút dày hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. C. đệm mút dễ biến dạng làm tăng diện tích tiếp xúc nên giảm áp suất tác dụng lên thân người. D. lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn. Câu 8. Tình huống nào sau đây xuất hiện mô men lực ? A. Vận động viên đang trượt tuyết. B. Bóng đèn treo trên trần nhà C. Nước chảy từ trên xuống D. Cánh cửa quay quanh bản lề Câu 9. Lực tác dụng vào vật như thế nào thì làm cho vật quay ? A. Lực tác dụng vào vật phải lớn hơn trọng lượng vật. B. Lực tác dụng vào vật phải có giá cắt trục quay. C. Lực tác dụng vào vật phải có giá song song với trục quay. D. Lực tác dụng vào vật phải có giá không cắt trục quay và không song song với trục quay. Câu 10. Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy ? A. Tác dụng của đòn bẩy làm giảm lực kéo hoặc đẩy vật. B. Tác dụng của đòn bẩy làm tăng lực kéo hoặc đẩy vật. Trang 1/2
  2. C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Câu 11. Thanh quản là một bộ phận của? A. Hệ hô hấp. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ bài tiết. D. Hệ sinh dục. Câu 12. Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? A. Mang vác quá sức chịu đựng. B. Mang vác về một bên liên tục. C. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo. D. Cả ba đáp án trên. Câu 13. Tiêu hóa chính thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu xảy ra ở đâu? A. Miệng. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Ruột non. Câu 14. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B. Câu 15. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng A. dung tích sống của phổi. B. lượng khí cặn của phổi. C. khoảng chết trong đường dẫn khí. D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. Câu 16. Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi thành phần nào? A. Máu. B. Nước mô. C. Bạch huyết. D. Tất cả các đáp án trên. II. TỰ LUẬN: (6,00 điểm) Câu 17. (0,5đ) Em hãy phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng? Câu 18. (0,5đ) Lập phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hoá học sau: Al + H2SO4 ---→ Al2(SO4)3 + H2 Câu 19. (1đ) a) Viết công thức tính nồng độ mol của dung dịch? b) Cho 0,1 mol Mg tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch HCl , phản ứng xảy ra như sau: Mg + 2HCl  MgCl2 + H2. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl cần dùng để phản ứng hết với lượng Mg trên. (H = 1 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; Mg = 24) Câu 20. (0,5đ) Giải thích tại sao khi sử dụng cờ lê có thể vặn ốc một cách dễ dàng? Câu 21. (0,5đ) Một vật bằng nhôm đặc có trọng lượng riêng là d1 = 27000 N/m3 được móc vào lực kế, trong không khí lực kế chỉ P1 = 13,5 N. a) Tính thể tích của vật. b) Nhúng ngập vật trong nước có trọng lượng riêng là d 2 = 10000 N/m3. Tính lực đẩy Archimedes của nước tác dụng vào vật? Câu 22. (0,5đ) Thí nghiệm ở hình vẽ sau cho thấy nước chảy ra từ chai ở vị trí 3 mạnh nhất rồi đến vị trí 2 và yếu nhất là vị trí 1. Kết quả này cho ta kết luận gì về sự phụ thuộc của áp suất chất lỏng vào độ cao của cột chất lỏng? Câu 23. (1đ) Nhịn tiểu lâu là một thói quen xấu và có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của chúng ta. Em hãy giải thích vì sao khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu? Câu 24. (1,5đ) Thế nào là tật cận thị? Nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục tật cận thị ? Em hãy nêu 1 số nội dung nhằm tuyên truyền cho mọi người cách chăm sóc, bảo vệ mắt? --------HẾT-------- 2
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: KHTN – Lớp 8 I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời D C A B A D C D D B A C D B A D II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) . Câu Nội dung Điểm Câu 17 Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hoá học, tổng khối 0,5đ lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”. Câu 18 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 0,25đ Số nguyên tử Al : Số phân tử H 2SO4 : Số phân tử Al2(SO4)3 : Số phân tử H2 0,25đ =2:3:1:3 Câu 19 0,5đ a. b. Theo phương trình: 1 mol Mg tham gia phản ứng cần 2 mol HCl 0,25đ Vậy 0,1 mol Mg tham gia phản ứng cần 0,2 mol HCl Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng: CM = 0,2/0,2 = 1 (M) 0,25đ Câu 20: Người ta thường sử dụng cờ lê để vặn ốc khi chiếc ốc rất chặt khó thể có dùng tay không để vặn vì một đầu cờ lê gắn với ốc tạo ra trục quay, ta cầm 0,25đ tay vào đầu còn lại và tác dụng một lực có giá không song song và không cắt trục quay sẽ làm ốc quay. Hơn nữa giá của lực cách xa trục quay nên tác dụng làm quay ốc lớn hơn 0,25đ khi ta dùng tay không để vặn ốc. Câu 21: a. Thể tích của vật: V = P/d = 13,5/27000 = 0,0005(m3) 0,25đ b. Lực đẩy Acsimet của nước tác dụng vào vật: FA = V.d = 0,0005 . 10000 = 5(N) 0,25đ Trang 3/2
  4. Câu 22: Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng tính từ điểm đang xét tới mặt thoáng của chất lỏng, cột chất lỏng càng cao 0,5 đ thì áp suất chất lỏng càng lớn. Câu 23 Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu vì: 1đ - Nhịn tiểu quá lâu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. - Có thể dẫn tới sỏi thận, sỏi bàng quang do nước tiểu có chứa một số khoáng chất như canxi, acid uric khi lắng đọng tạo ra các tinh thể như sỏi. - Nước tiểu nhiều làm bàng quang bị dãn. - Nước tiểu quá nhiều có thể làm bàng quang bị vỡ. Câu 24 - Khái niệm: Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. - Nguyên nhân: Bẩm sinh do cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng 1đ khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn. - Cách khắc phục: Đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kì) - Một số nội dung tuyên truyền cách chăm sóc, bảo vệ mắt: + Vệ sinh tay, mắt bằng nước sạch. 0,5đ + Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin đầy đủ + Khi đi đường nên đeo kính để hạn chế gió bụi. + Ngồi học đúng tư thế, đủ ánh sáng. + Không bơi lội ở những nơi nước bẩn không đảm bảo vệ sinh. + Khi có các dấu hiệu bất thường về mắt thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và dùng thuốc theo đơn. … (HS chỉ cần nêu được 4/6nội dung thì cho đủ 0,5đ) 4
  5. Trang 5/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2