intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: KHTN 8 MỨC ĐỘ Tổng số câu Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Khối lượng riêng. 1 1/2 1,5 1 2. Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển. Lực 2 1 1/2 1/2 3 1,25 đẩy Archimedes. 3. Tác dụng làm quay 1 1 0,25 của lực. Moment lực. 4. Hệ vận động ở người. 1 1 0,25 5. Dinh dưỡng và tiêu 1 1 0,25 hóa ở người. 6. Máu và hệ tuần 1 1/2 1/2 1 1,25 hoàn ở người 7. Hệ hô hấp ở người 1/2 1 1/2 1 0,75 8. Phản ứng hoá học 1 3 1 3 1 3 6 4,5 9. Acid 1 1 2 0,5 Số câu 2,5 8 1 8 1,5 1 6 16 22 câu Điểm số 2 2 1 2 2 1 6 4 10 điểm Tổng số điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: KHTN 8 Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số ý TL/ Số câu hỏi TN TL TN (Số ý) (Số câu) 1. Khối lượng Nhận biết - Định nghĩa KLR. Công thức. Kể tên được một số đơn vị khối 1 riêng lượng riêng của một chất: kg/m3; g/m3; g/cm3; … - Khái niệm khối lượng riêng - Đo khối lượng riêng 2. Áp suất Nhận biết - Nêu được lực đẩy đẩy Archimedes phụ thuộc vào trọng lượng 2 - Áp suất trong riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Điều chất lỏng kiện vật chìm, vật nổi. - Áp suất trong Thông hiểu - Ứng dụng của áp suất khí quyển trong cuộc sống. 1 chất khí Vận dụng - Thiết kế được phương án chứng minh được áp suất chất lỏng 1 phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng. - Vận dụng được công thức tính lực đẩy Archimedes. 3. Tác dụng làm Thông hiểu - Nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một 1 quay của lực điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực. - Lực có thể làm quay vật. Moment lực. 4. Hệ vận động ở Nhận biết Nêu được chức năng của hệ vận động ở người. 1 người 5. Dinh dưỡng Nhận biết Nêu được các enzyme tham gia vào hoạt động tiêu hóa ở 1 và tiêu hóa ở người. người Thông hiểu - Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể 1 người.
  3. 6. Máu và hệ Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về truyền máu giải thích được sự 1/2 tuần hoàn ở truyền máu của các nhóm máu. người 7. Hệ hô hấp ở Nhận biết - Nêu được quá trình tra đổi khí ở phổi và tế bào 1/2 người Thông hiểu - Nêu được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả 1 hệ hô hấp. 8. Phản ứng hoá học Biến đổi vật lí và Thông hiểu Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra 1 biến đổi hoá học được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học. Phản ứng hoá học Nhận biết - Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất tham gia và sản 2 phẩm, diễn biến của phản ứng hoá học. Mol và tỉ khối Thông hiểu - So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa 1 của chất khí vào công thức tính tỉ khối. Dung dịch và Thông hiểu Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công 1 nồng độ thức. ĐLBTKL và Thông hiểu Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình 1 phương trình hoá hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học học cụ thể. Tính theo phương Vận dụng - Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số 1 trình hoá học cao mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C. - Tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế. Tốc độ phản ứng Nhận biết Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay 1 và chất xúc tác chậm của phản ứng hoá học). Nêu được khái niệm về chất xúc tác. Thông hiểu Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 1 và nêu được một số ứng dụng thực tế.
  4. 9. Acid Nhận biết - Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). 1 - Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). Thông hiểu - Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi 1 màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
  5. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ I- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 02 trang) Mã đề: A I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Áp suất khí quyển được ứng dụng trong hoạt động của dụng cụ nào sau đây? A. Bình tràn. B. Bình tưới cây. C. Bình chia độ. D. Bình thông nhau. Câu 2. Một vật thả vào trong chất lỏng sẽ nổi lên khi A. lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật. B. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật. C. lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật. D. trọng lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn trọng lượng riêng của vật. Câu 3. Công thức tính lực đẩy Archimedes FA = d.V, trong đó: A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật. B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật. C. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của chất lỏng. D. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 4. Câu phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về tác dụng làm quay của lực. A. lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật. B. lực tác dụng vào vật có giá cắt trục quay thì sẽ làm quay vật. C. lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay vật càng lớn. D. giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay vật càng lớn. Câu 5. Trong khoang miệng có enzyme nào làm nhiệm vụ biến đổi tinh bột chín thành đường maltose? A. Muối mật. B. Enzyme lipase. C. Enzyme pepsin. D. Enzyme amylase. Câu 6. Vai trò của hệ vận động là A. định hình cơ thể, bảo vệ nội quan. B. định hình cơ thể, giúp cơ thể cử động và di chuyển. C. định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển. D. giúp cơ thể cử động và di chuyển. Câu 7. Kháng nguyên và kháng thể tương tác với nhau theo cơ chế nào? A. Kháng nguyên và kháng thể tương tác theo cơ chế đại thực bào. B. Kháng nguyên và kháng thể tương tác theo cơ chế ổ khoá và chìa khoá. C. Kháng thể nhận diện, tác động bằng cách bám vào và tiêu diệt kháng nguyên. D. Kháng nguyên nhận diện, tác động bằng cách bám vào và tiêu diệt kháng thể. Câu 8. Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào? A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn. B. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn. C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co. D. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co. Câu 9. Hiện tượng thiên nhiên nào sau đây có xảy ra biến đổi hoá học? A. sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo ra mưa. C. nạn cháy rừng gây ô nhiễm môi trường. D. khi mưa giông thường có sấm sét.
  6. Câu 10. Chất mới được tạo thành sau phản ứng được gọi là A. chất phản ứng. B. chất lỏng. C. sản phẩm. D. chất khí. Câu 11. Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố. B. số lượng các nguyên tố. C. số lượng các phân tử. D. liên kết giữa các nguyên tử. Câu 12. Khí nào sau đây nặng hơn khí nitrogen (N2)? A. Acetylene (C2H2). B. Oxygen (O2). C. Hydrogen (H2). D. Methane (CH4). Câu 13. Khối lượng KOH có trong 150 ml dung dịch nồng độ 0,3 M là? A. 0,045 g. B. 4,5 g. C. 25,2 g. D. 2,52 g. Câu 14. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học được gọi là A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hoá học. C. chất xúc tác. D. nồng độ dung dịch. Câu 15. Hydrochloric acid có công thức hóa học là A. H2SO4. B. HNO3. C. HClO. D. HCl. Câu 16. Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. H2SO4. B. CH3COOH. C. H2O. D. HCl. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Khối lượng riêng của một chất cho biết gì? Viết công thức tính khối lượng riêng? Câu 2. (1,0 điểm) Một vật bằng nhôm không rỗng có trọng lượng riêng là d1 = 27000N/m3 được móc vào lực kế, trong không khí lực kế chỉ P1 = 13,5N. a. Tính thể tích của vật. b. Nhúng ngập vật trong nước có trọng lượng riêng là d2 = 10000N/m3. Tính lực đẩy Archimedes của nước vào vật? Câu 3. (1,5 điểm) a. Em hãy trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi? b. Vì sao nói nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận? Câu 4. (1,0 điểm) Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Hãy giải thích vì sao: than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Câu 5. (1,0 điểm) Cho 13 g kim loại kẽm (zinc) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra? b. Tính thể tích khí thu được (ở 25 0C, 1 bar). c. Tính khối lượng hydrochloric acid cần dùng. Câu 6. (1,0 điểm) Lập PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau: a. Al + Cl2 ---> AlCl3 b. CuSO4 + NaOH ---> Cu(OH)2 + Na2SO4 --------Hết-------- (HS được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)
  7. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) Mã đề: B (Đề gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Áp suất khí quyển không được ứng dụng trong hoạt động của dụng cụ nào sau đây? A. Bình xịt thuốc. B. Bình tưới cây. C. Bình chia độ. D. Bình xịt nước lau kính. Câu 2. Một vật thả vào trong chất lỏng sẽ chìm xuống khi A. lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật. B. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật. C. lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật. D. trọng lượng riêng của chất lỏng lớn hơn trọng lượng riêng của vật. Câu 3. Công thức tính lực đẩy Archimedes FA = d.V, trong đó: A. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật. C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật. D. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của chất lỏng. Câu 4. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tác dụng làm quay của lực. A. lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ làm quay vật. B. lực tác dụng vào vật có giá cắt trục quay thì sẽ làm quay vật. C. lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay vật càng lớn. D. giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay vật càng nhỏ. Câu 5. Trong dạ dày có enzyme nào làm nhiệm vụ biến đổi protein trong thức ăn? A. Muối mật. B. Enzyme lipase. C. Enzyme pepsin. D. Enzyme amylase. Câu 6. Trong các chức năng dưới đây, đâu là chức năng của hệ vận động? A. Co bóp và vận chuyển máu. B. Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể di chuyển. C. Lọc máu và hình thành nước tiểu. D. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. Câu 7. Trong cơ chế miễn dịch của cơ thể, cơ thể có khả năng đáp ứng nhanh và mạnh khi bị các vi sinh vật cùng loại từng xâm nhập vào cơ thể là nhờ A. tương bào. B. nguyên bào lympho. C. tế bào lympho B hoạt hoá. D. tế bào lympho B nhớ. Câu 8. Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào? A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co. B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn. C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co. D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn. Câu 9. Hiện tượng nào sau đây xảy ra biến đổi vật lí? A. sự quang hợp của cây xanh. B. nung đá vôi tạo ra cacbon đioxit và vôi sống C. nạn cháy rừng. D. hòa tan đường vào nước. Câu 10. Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng hóa học được gọi là A. chất phản ứng. B. chất lỏng. C. chất sản phẩm. D. chất khí.
  8. Câu 11. Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố. B. số lượng các nguyên tố. C. liên kết giữa các nguyên tử. D. số lượng các phân tử. Câu 12. Khí nào sau đây nhẹ khí nitrogen? A. Oxygen (O2). B. Acetylene (C2H2). C. Sulfur dioxide (SO2). D. Carbon dioxide (CO2). Câu 13. Khối lượng NaOH có trong 150 ml dung dịch nồng độ 0,2 M là? A. 0,03 g. B. 3 g. C. 1,2 g. D. 12 g. Câu 14. Chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hoá học được gọi là A. chất phản ứng. B. chất sản phẩm. C. chất xúc tác. D. chất tham gia. Câu 15. Sulfuric acid có công thức hóa học là A. H2SO4. B. HNO3. C. HClO. D. HCl. Câu 16. Chất nào sau đây không phản ứng với sắt (iron)? A. H2SO4. B. NaOH. C. CH3COOH. D. HCl. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Khối lượng riêng của một chất cho biết gì? Viết hai đơn vị thường để đo khối lượng riêng? Câu 2. (1,0 điểm) Một vật bằng đồng không rỗng có trọng lượng riêng là d1 = 78000 N/m3 được móc vào lực kế, trong không khí lực kế chỉ P1 = 31,2 N. a. Tính thể tích của vật. b. Nhúng ngập vật trong nước có trọng lượng riêng là d2 = 10000 N/m3. Tính lực đẩy Archimedes của nước vào vật? Câu 3. (1,5 điểm) a. Em hãy trình bày quá trình trao đổi khí ở tế bào? b. Vì sao nói nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho? Câu 4. (1,0 điểm) Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Hãy giải thích tại sao: Khi đun nấu, người ta thường phải chẻ nhỏ củi. Câu 5. (1,0 điểm) Cho 2,4 g kim loại magnesium tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra? b. Tính thể tích khí thu được (ở 25 0C, 1 bar). c. Tính khối lượng hydrochloric acid cần dùng. Câu 6. (1,0 điểm) Lập PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau: a. Fe + O2 ---> Fe3O4 b. FeCl3 + AgNO3 ---> AgCl + Fe(NO3)3 --------Hết-------- (HS được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: KHTN – Lớp 8 MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp B A D B D C B A C C D B án 13 14 15 16 D A D C II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một 0,25đ (0,5 đơn vị thể tích chất đó. điểm) - Công thức: D = m/V 0,25đ Câu 2 a. Thể tích của vật: V = P/d = 13,5/27000 = 0,0005 (m3) 0,5đ (1,0 b. Lực đẩy Archimedes của nước tác dụng vào vật: 0,5đ điểm) FA = V.d = 0,0005. 10000 = 5 (N) a. Quá trình trao đổi khí ở phổi: - Trao đổi khí ở phổi diễn ra theo cơ chế khuếch tán. 0,25đ Câu 3 - O2 khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu và CO2 khuếch tán từ (1,5 máu vào không khí ở phế nang. 0,25đ điểm) b. Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận: - Khi truyền máu người ta căn cứ vào kháng nguyên của hồng cầu người cho và kháng thể trong huyết tương người nhận. Nhóm máu AB trong huyết tương không có kháng thể 𝛼 và 𝛽 nên không gây kết dính với tất cả các kháng nguyên trên hồng cầu lạ. Vì vậy nhóm máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu 1,0đ nào truyền cho nó. Câu 4 - Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ, nồng độ, chất 0,5đ (1,0 xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng. điểm) - Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí vì nồng độ khí oxygen trong bình khí oxygen cao hơn nồng độ khí oxygen 0,5đ trong không khí. Câu 5 a. PTHH: Zn + 2HCl   ZnCl2 + H2 0,5đ (1,0 0,2 mol → 0,4 mol → 0,2 mol điểm) b. Tính được thể tích khí thu được (ở 25 C, 1 bar): 4,958 mL 0 0,25đ c. Tính khối lượng hydrochloric acid cần dùng: 14,6 g 0,25đ Câu 6 a. 2Al + 3Cl2  2AlCl3  0,5đ (1,0 b. CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4  0,5đ điểm)
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: KHTN – Lớp 8 MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C B A C C B D C D A C B án 13 14 15 16 C C A B II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một 0,25đ (0,5 đơn vị thể tích chất đó. điểm) - Hai đơn vị: kg/m và g/cm 3 3 0,25đ Câu 2 a. Thể tích của vật: V = P/d = 31,2/78000 = 0,0004 (m3) 0,5đ (1,0 b. Lực đẩy Archimedes của nước tác dụng vào vật: điểm) FA = V.d = 0,0004. 10000 = 4 (N) 0,5đ a. Quá trình trao đổi khí ở tế bào: - Trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán. 0,25đ Câu 3 - Sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào (1,5 vào máu. 0,25đ b. Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho: điểm) - Khi truyền máu người ta căn cứ vào kháng nguyên của hồng cầu người 1,0đ cho và kháng thể trong huyết tương người nhận. Nhóm máu O không có kháng nguyên trên hồng cầu, vì vậy khi truyền cho các nhóm máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu người nhận gây kết dính hồng cầu, nên nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho. Câu 4 - Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ, nồng độ, chất (1,0 xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng. 0,5đ điểm) - Khi đun nấu, người ta thường phải chẻ nhỏ củi để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa củi và khí oxygen, giúp tăng tốc độ phản ứng làm lửa cháy 0,5đ nhanh hơn. Câu 5 a. PTHH: Mg + 2HCl   MgCl2 + H2 0,5đ (1,0 0,1 mol → 0,2 mol → 0,1 mol điểm) b. Tính được thể tích khí thu được (ở 25 C, 1 bar): 2,479 mL 0 0,25đ c. Tính khối lượng hydrochloric acid cần dùng: 7,3 g 0,25đ Câu 6 a. 3Fe + 2O2  Fe3O4  0,5đ (1,0 b. FeCl3 + 3AgNO3  3AgCl + Fe(NO3)3  0,5đ điểm)
  11. *Yêu cầu đối với HSKT: - Tham gia kiểm tra đánh giá cuối kì nghiêm túc. - Có bài làm kiểm tra. - Yêu cầu: trả lời đúng được 5/16 câu hỏi TN và phần TL ở mức độ nhận biết sẽ đạt hoàn thành (5 điểm), nếu làm sai hoặc làm đúng thêm được các câu ở mức độ cao hơn thì sẽ trừ hoặc cộng điểm cho phù hợp với yêu cầu cần đạt giành cho HSKT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2