intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Giang Biên, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Giang Biên, Long Biên" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Giang Biên, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS GIANG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Nhóm KHTN - CN Môn: Khoa học tự nhiên 8 (Sách Kết nối tri thức) Năm học: 2024 – 2025- Thời gian: 90 phút Năng lực khoa học tự nhiên Nhận thức khoa học Tìm hiểu giới tự nhiên dưới góc độ khoa học Vận dụng khoa học Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chất và sự biến đổi 2 1 2 1 4 về chất Năng lượng và sự 8 6 2 2 2 biến đổi năng lượng Vật sống 8 2 2 2 BGH Tổ trưởng chuyên môn Người lập Đồng Mai Trang Hoàng Ngọc Mến Võ Hồng Thủy Nguyễn Thị Thủy Trịnh Xuân Thiệp
  2. TRƯỜNG THCS GIANG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Nhóm KHTN - CN Môn: Khoa học tự nhiên 8 (Sách Kết nối tri thức) Ngày kiểm tra: 30/12/2024. Thời gian: 90 phút A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án) Câu 1: Công thức tính hiệu suất phản ứng theo chất sản phẩm là 𝒎 𝒍í 𝒕𝒉𝒖𝒚ế𝒕 𝒎 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế A. 𝑯 = . 𝟏𝟎𝟎% B. 𝑯 = . 𝟏𝟎𝟎% 𝒎 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝒎 𝒍í 𝒕𝒉𝒖𝒚ế𝒕 𝒎 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế C. 𝑯 = . 𝟏𝟎𝟎% D. 𝑯 = 𝒎 𝒍í 𝒕𝒉𝒖𝒚ế𝒕 . 𝒎 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế . 𝟏𝟎𝟎% 𝒎 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế Câu 2: Cho phương trình hóa học sau: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 . Tỉ lệ số mol của Zn và H2 là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 1 D. 1 : 3. Câu 3. Đơn vị thường dùng đo khối lượng riêng là A. N/m3. B. g/cm3. C. kg/m2. D. mL/kg2. Câu 4. Khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3. Vậy trọng lượng riêng của xăng là A. 7N/m3. B. 70N/m3. C. 700N/m3. D. 7000N/m3 Câu 5. Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700kg/m3, 7800kg/m3, 11300kg/m3, 2600kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300cm3 và nặng 810g. Vậy đó là khối A. nhôm. B. sắt. C. chì. D. đá. Câu 6. Niutơn (N) là đơn vị của A. Áp suất. B. Áp lực. C. Vận tốc. D. Khối lượng riêng. Câu 7. Xem hình vẽ, biết khối lượng mỗi khối là như nhau. Trường hợp nào áp suất tác dụng lên mặt sàn là bé nhất?
  3. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 8. Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ vì A. đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. B. đệm mút dày hơn phản gỗ làm tăng áp lực nên áp suất tác dụng lên người tăng. C. đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc nên áp suất tác dụng lên người giảm. D. lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn lực tác dụng của đệm mút. Câu 9. Có 4 bình được đựng nước (xem hình dưới), áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất? Bình 1 Bình 2 Bình 3 Bình 4 A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4. Câu 10. Áp suất khí quyển là áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất.
  4. Càng lên cao áp suất càng giảm. Điều này dễ dàng nhận thấy khi chúng ta đi máy bay khi vừa cất cánh, sự chênh lệch áp suất làm chúng ta khó thở, ù tai, cảm thấy khó chịu hơn,… bởi chúng ta đang quen sống trong môi trường áp suất không khí 1 atm. Người ta đo được áp suất khí quyển gần mặt đất là 1 atm (1 atm = 1,013.10 5 N/m2), tức là cứ mỗi mét vuông thì khí quyển đã "đè lên" với một áp lực hơn 10 000 N. Diện tích bề mặt con người khoảng 2 m2. Như vậy, cơ thể người phải chịu một áp lực tương đương với 20 000 N. Nhưng tại sao chúng ta không bị khí quyển "bóp bẹp"? Trong cơ thể con người, các chất rắn, chất lỏng và chất khí thuộc các bộ phận cũng có áp suất gây ra một áp lực tương đương với áp lực bên ngoài của khí quyển. Do đó có sự cân bằng áp lực, nên chúng ta không cảm thấy tác dụng gì của áp suất khí quyển. Phát biểu nào sau đây về áp suất khí quyển là đúng? A. Độ lớn áp suất khí quyển luôn bằng nhau ở mọi nơi. B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng. D. Áp suất khí quyển ở cùng một độ cao tại mọi nơi trên Trái Đất đều bằng nhau. Câu 11: Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ: A. tim và mao mạch. B. tim và động mạch. C. tim và tĩnh mạch. D. tim và hệ mạch. Câu 12: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: ... có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải. A. Tiểu cầu. B. Bạch cầu. C. Hồng cầu. D. Huyết tương. Phần II: Câu trắc nghiệm đúng, sai (Học sinh trả lời từ câu 13 đến câu 15. Trong mỗi ý a, b, c, d học sinh chọn đúng hoặc sai) Câu 13: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? a) Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của hầu hết phản ứng sẽ giảm. b) Than cháy trong khí oxygen nguyên chất nhanh hơn khi cháy ở ngoài không khí.
  5. c) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa lửa sẽ cháy to hơn. Như vậy, dầu hỏa đóng vai trò chất xúc tác cho quá trình này. d) Để thực phẩm tươi lâu, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh do ở nhiệt độ thấp, quá trình phân hủy các chất diễn ra chậm hơn. Câu 14: Chỉ ra câu nào đúng, câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về tác dụng làm quay của lực. a) Lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ làm quay vật. b) Lực tác dụng vào vật có giá cắt trục quay thì sẽ làm quay vật. c) Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. d) Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. Câu 15: Những thói quen nào dưới đây có lợi cho hệ tim mạch? a) Ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lí, ăn thức ăn có nhiều vitamin như trái cây, rau xanh,... b) Sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu, bia,... c) Lao động, học tập phù hợp với độ tuổi và sức khoẻ. d) Kiểm tra sức khoẻ định kì nhằm theo dõi sức khoẻ, sớm phát hiện các bệnh liên quan đến tim mạch để điều chỉnh lối sống, chữa trị kịp thời. Phần III: Trắc nghiệm trả lời ngắn (Học sinh trả lời câu 16. Mỗi ý a, b, c, d ghi lại kết quả cuối cùng ra giấy kiểm tra) Câu 16: Một bình chia độ chứa nước, ban đầu mực nước trong bình ngang với vạch 150 cm3. Thả chìm một quả cầu bằng kim loại vào trong bình thì nước trong bình dâng lên ngang với vạch 250 cm3. Treo quả cầu vào một lực kế, khi quả cầu ở trong nước thì lực kế chỉ 6,8 N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. a) Tính thể tích của quả cầu. b) Lực đẩy Archimedes tác dụng lên quả cầu bằng bao nhiêu? c) Tính khối lượng riêng của kim loại tạo nên quả cầu. d) Nếu nhúng quả cầu vào trong xăng thì lực đẩy Archimedes bằng bao nhiêu? (biết dầu có trọng lượng riêng d=7800N/m 3) B. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Trộn 10,8 gam bột aluminium với bột sulfur dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 25,5 gam Aluminium sulfide (Al2S3). Tính hiệu suất phản ứng trên? (Cho Al = 27, S = 32)
  6. Câu 2. a) Ta cũng có thể cảm nhận thấy tiếng động mạnh trong tai trong trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống. Giải thích hiện tượng này. b) Vì sao không sử dụng được giác mút với tường nhám? Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cả hai quả thận đều không thực hiện được chức năng bài tiết? Hãy đề xuất những phương pháp y học có thể giúp người bệnh khi gặp trường hợp trên?
  7. TRƯỜNG THCS GIANG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Nhóm KHTN - CN Môn: Khoa học tự nhiên 8 (Sách Kết nối tri thức) Năm học: 2024 – 2025 A. TRẮC NGHIỆM Phần I. (mỗi câu đúng 0,25đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 821 D D C D B C C A C C A B 822 C B B D C A B D B C B C 823 D C B A C C A D A D D A 824 A C B D D A D B D C D B Phần II. (mỗi ý đúng 0,25đ) Câu 1 a) S b) Đ c) S d) Đ Câu 2 a) S b) S c) Đ d) Đ Câu 3 a) Đ b) S c) Đ d) Đ Phần III. (mỗi ý đúng 0,25đ) a. 100 cm3 b. 1N c. 7800 kg/m3 d. 0,78N B. TỰ LUẬN Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm 𝑚 𝐴𝑙 10,8 𝑛 𝐴𝑙 = = = 0,4 𝑚𝑜𝑙 0,25đ 𝑀 𝐴𝑙 27 1 2Al + 3S → Al2S3 𝑡° 0,25đ 2 mol 1 mol 0,25đ 0,4 mol → 0,2 mol 𝑚 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 25,5 H= . 100% = . 100% = 85% 0,25đ 𝑚 𝑙í 𝑡ℎ𝑢𝑦ế𝑡 0,2.(27.2+32.3)
  8. a) Trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống khi 0,25đ đó áp suất không khí tăng đột ngột, làm mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài (áp suất ở tai ngoài cao hơn áp suất ở tai giữa) khiến màng nhĩ bị đẩy về phía trong. Nếu vòi nhĩ mở, thông tai giữa với họng hầu làm tăng áp suất không khí ở tai giữa, màng 2 nhĩ bị đẩy nhanh chóng về vị trí cũ. Sự di chuyển nhanh của màng nhĩ gây nên tiếng động 0,25đ trong tai. b) Tường nhám tức là có bề mặt gồ ghề, khi ấn giác mút lên nó sẽ không đẩy được nhiều 0,25đ không khí ra ngoài nên độ chênh lệch áp suất bên trong giác mút và bên ngoài giác mút không đủ lớn để làm giác mút dính chặt vào bề mặt tường nhám. 0,25đ Nếu cả hai quả thận đều không thực hiện được chức năng bài tiết: - Cơ thể sẽ không lọc được máu. 0,25đ - Có thể gây nên sự nhiễm độc dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. 0,25đ 3 Một số phương pháp y học có thể giúp người bệnh không bị nhiễm độc : - Chạy thận nhân tạo. 0,25đ - Ghép thận. 0,25đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2