intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: LỊCH SỬ – Khối 10 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (2 điểm) Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ về mặt tôn giáo và chữ viết. Câu 2: (2 điểm) Nêu nguyên nhân ra đời của thành thị. Câu 3: (3 điểm) Sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào? Câu 4: (2 điểm) Nhận xét về vai trò của thành thị trung đại. Câu 5: (1 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn. HẾT ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: LỊCH SỬ – Khối 10 Câu Nội dung cần đạt Điểm Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ về mặt tôn giáo và chữ viết * Tôn giáo: - Đạo Phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra 0,5 nhiều nơi - Đạo Ấn Độ (đạo Hinđu) Câu 1 + Bắt nguồn từ tôn giáo cổ là Bà La Môn giáo 0,5 (2 điểm) + Thờ 4 vị thần chính: Thần Sáng tạo, Thần Hủy diệt, Thần Bảo hộ, 0,5 Thần Sấm sét * Chữ viết: - Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn 0,5 (sanskrit) và hiện nay là chữ Hinđu
  2. Nguyên nhân ra đời của thành thị - Thế kỉ XI, nền kinh tế hàng hóa xuất hiện. 0,5 Câu 2 - Thủ công nghiệp thoát khỏi nông nghiệp, một số thợ thủ công tìm cách 1,5 (2 điểm) tách khỏi lãnh địa đến những nơi thuận tiện (ngã ba đường, bến sông,…) để sản xuất, mua bán  dần dần hình thành “thành thị”. Những biểu hiện của sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường * Kinh tế: - Giảm tô thuế, sưu dịch, chia ruộng đất cho nông dân (chế độ quân 0,5 điền). - Nông dân phải đóng thuế tô, dung, điệu. 0,25 Câu 3 - Nhiều biện pháp kĩ thuật canh tác mới được áp dụng vào sản xuất. Nhờ 0,25 (3 điểm) vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. 0,5 * Chính trị: - Hoàn chỉnh bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. 0,25 - Cử người thân tín cai quản các địa phương, các miền biên cương. 0,25 - Tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn quan lại. 0,5 - Tiếp tục chính sách xâm lược láng giềng, mở rộng lãnh thổ. 0,5 Nhận xét về vai trò của thành thị trung đại - Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển. 0,5 Câu 4 - Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền. 0,5 (2 điểm) - Xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. 0,5 - Mang không khí dân chủ, tự do và mở mang tri thức cho mọi người. 0,5 So sánh sự giống nhau và khác nhau của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn * Giống nhau: - Đều là vương triều của ngoại tộc. 0,25 Câu 5 - Đều theo đạo Hồi. 0,25 (1 điểm) * Khác nhau: - Vương triều Hồi giáo Đê-li kì thị tôn giáo, sắc tộc còn vương triều Mô- 0,25 gôn hòa hợp tôn giáo. - Vương triều Hồi giáo Đê-li phân biệt đối xử còn vương triều Mô-gôn 0,25 xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2