TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018.<br />
Môn thi: Lịch Sử - Lớp 12<br />
Thời gian: 50 phút<br />
<br />
Đề 01<br />
<br />
Câu 1. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên<br />
Xô) là<br />
A. thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.<br />
B. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.<br />
C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.<br />
D. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.<br />
Câu 2. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là<br />
A. giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc.<br />
B. chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br />
C. chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay.<br />
D. giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường.<br />
Câu 3. Nguyên thủ quốc gia nào không có mặt tại hội nghị Ianta (2/1945)?<br />
A. Rudơven.<br />
B. Đờgôn.<br />
C. Xtalin.<br />
D. Sớcsin<br />
Câu 4. Hiện nay chức vụ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc do<br />
A. Hội đồng bảo an bầu ra và được Đại hội đồng thông qua.<br />
B. Đại hội đồng bầu ra và được Hội đồng bảo an thông qua.<br />
C. Ban thư ký bầu ra theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.<br />
D. Ban thư ký bầu ra được Đại hội đồng và Hội đồng bảo an đồng ý.<br />
Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những<br />
năm 1945 - 1950 là<br />
A. tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.<br />
B. Liên Xô nhanh chóng khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá.<br />
C. xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mĩ.<br />
D. đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.<br />
Câu 6. Trong khoảng 10 năm đầu của thế kỷ XXI, nước Nga dưới thời tổng thống V. Putin phải đương đầu<br />
với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là<br />
A. sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội làm cho nước Nga ngày một suy yếu<br />
B. mất hết tầm ảnh hưởng của mình ở các châu lục trên thế giới<br />
C. xu hướng ly khai và nạn khủng bố vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi<br />
D. các nước tư bản chưa từ bỏ âm mưu tiêu diệt nước Nga.<br />
Câu 7. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoại trừ<br />
A. thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.<br />
B. thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.<br />
C. đi đầu và đấu tranh cho nền hòa bình, an ninh thế giới.<br />
D. giúp đỡ, ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới.<br />
Câu 8. Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật của Liên Xô trong giai đoạn<br />
1946-1950 là sự kiện nào?<br />
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.<br />
B. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.<br />
C. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.<br />
D. Sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.<br />
Câu 9. Những nước được mệnh danh là "con rồng" kinh tế ở Đông Bắc Á gồm<br />
A. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc<br />
B. Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan<br />
C. Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc<br />
D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan<br />
Câu 10. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là<br />
A. trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc<br />
B. có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh<br />
C. trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.<br />
D. trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.<br />
<br />
Câu 11. Trong chiến tranh thế giới thứ hai khu vực Đông Nam Á là<br />
A. thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ, Nhật.<br />
B. thuộc địa của Mĩ - Nhật<br />
C. thuộc địa của phát xít Nhật<br />
D. thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu-Mĩ<br />
Câu 12. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên<br />
Xô và công cuộc đổi mới của Việt Nam là<br />
A. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế<br />
B. tiến hành khi đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng<br />
C. tiến hành đổi mới về chính trị là quan trọng nhất<br />
D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo<br />
Câu 13. Trong thập kỉ 90 thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của Mĩ có những thay đổi căn bản. Chính sách<br />
nào dưới đây thể hiện sự thay đổi căn bản đó?<br />
A. Ngăn đe thực tế<br />
B. Đối đầu trực tiếp<br />
C. Phản ứng nhanh<br />
D. Cam kết và mở rộng<br />
Câu 14. Nhân tố quyết định đưa Nhật vươn lên thành siêu cường kinh tế là gì?<br />
A. Chi phí cho quốc phòng thấp<br />
B. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật<br />
C. Nguồn nhân lực có chất lượng, tính kỉ luật cao<br />
D. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước<br />
Câu 15. Trong các mục tiêu sau của Mĩ, mục tiêu không nằm trong "Chiến lược toàn cầu" là<br />
A. đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới<br />
B. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội<br />
C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ<br />
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế<br />
Câu 16. Sức mạnh của các công ty độc quyền Nhật Bản thể hiện ở điểm nào?<br />
A. Việc xuất khẩu vốn tư bản ra nước ngoài để kiếm lời<br />
B. Khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính trị đất nước<br />
C. Chiếm ưu thế cạnh tranh với các công ty độc quyền nước ngoài<br />
D. Tiềm lực nguồn vốn lớn được đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh<br />
Câu 17. Một trong những mục đích của "Kế hoạch Mác san" (6/1947) do Mĩ đề ra là<br />
A. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh kinh tế chống Liên Xô<br />
B. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô<br />
C. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chính trị chống Liên Xô<br />
D. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh ngoại giao chống Liên Xô<br />
Câu 18. Sau "Chiến tranh lạnh" dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật các nước ra sức điều<br />
chỉnh chiến lược với việc<br />
A. lấy quân sự làm trọng tâm<br />
B. lấy chính trị làm trọng tâm<br />
C. lấy kinh tế làm trọng tâm<br />
D. lấy văn hóa, giáo dục làm trọng tâm<br />
Câu 19. Trong xu thế hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì?<br />
A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động<br />
B. Có thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa<br />
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất<br />
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật<br />
Câu 20. Nhận xét nào đúng về sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)?<br />
A. Là liên minh quân sự lớn nhất do Mĩ đứng đầu<br />
B. Là liên minh quân sự lớn nhất của các nước châu Âu do Mĩ đứng đầu<br />
C. Là liên minh quân sự lớn nhất của các nước đồng minh do Mĩ đứng đầu<br />
D. Là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu.<br />
Câu 21. Nguồn gốc sâu xa của cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai là<br />
A. do nhu cầu phát minh các vũ khí hiện đại trong chiến tranh thế giới<br />
B. do nhu cầu của cuộc sống, của sản xuất ngày càng cao của con người<br />
C. do bùng nổ dân số và sự vơi cạn nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên<br />
D. kế thừa và phát huy nền tảng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ nhất<br />
Câu 22. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết<br />
vấn đề lương thực cho loài người là<br />
A. "cách mạng xanh "<br />
B. phát minh sinh học<br />
<br />
C. phát minh hóa học<br />
D. tạo ra công cụ lao động mới<br />
Câu 23. Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là<br />
A. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)<br />
B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA)<br />
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)<br />
D. Tổ chức Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)<br />
Câu 24. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đặt ra cho các dân tộc ngày nay yêu cầu chủ yếu nào<br />
cho sự sinh tồn của trái đất?<br />
A. Bảo vệ môi trường sinh thái<br />
B. Bảo vệ nguồn năng lượng trong tự nhiên<br />
C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên<br />
D. Bảo vệ nguồn sống của con người<br />
Câu 25. Loại đồn điền nào được Pháp chú trọng đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa<br />
lần hai ở Việt Nam?<br />
A. Đồn điền trồng lúa<br />
B. Đồn điền trồng cao su<br />
C. Đồn điền trồng cà phê<br />
D. Đồn điền trồng chè<br />
Câu 26. Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp<br />
người đi trước là<br />
A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.<br />
B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nuớc.<br />
C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.<br />
D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.<br />
Câu 27. Phong trào cách mạng Việt Nam năm 1929 có nguy cơ bị chia rẽ lớn vì<br />
A. ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân còn hạn chế<br />
B. thực dân Pháp sử dụng chính sách mua chuộc và đàn áp cách mạng<br />
C. bất đồng về xác định đường lối cách mạng của ba tổ chức cộng sản<br />
D. ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng của nhau<br />
Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác<br />
thuộc địa lần thứ hai?<br />
A. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối<br />
B. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp<br />
C. Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng<br />
D. Kinh tế Việt Nam nghèo nàn lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp<br />
Câu 29. Nhận xét đúng về chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là<br />
A. tăng nhanh về số lượng, nhanh chóng trở thành lực lượng lớn nhất<br />
B. tăng nhanh về số lượng, bị bóc lột nặng nề, tiếp thu cách mạng vô sản<br />
C. tăng nhanh về số lượng, bị tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực<br />
D. tăng nhanh về số lượng, gắn bó với nông dân, chống thực dân Pháp, phong kiến<br />
Câu 30. Câu nói: "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân<br />
mình" được Nguyễn Ái Quốc kết luận sau khi<br />
A. gửi bản yêu yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai<br />
B. đọc luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin<br />
C. tham gia Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở Tua<br />
D. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp<br />
Câu 31. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng đã khẳng<br />
định điều quan trọng nhất, đó là<br />
A. sự non yếu về chính trị và tổ chức của giai cấp tư sản Việt Nam.<br />
B. khuynh hướng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng<br />
dân tộc<br />
C. kết thúc vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng-đại diện cho giai cấp tư sản Việt Nam trong<br />
phong trào giải phóng dân tộc.<br />
D. sự yếu kém về kinh tế, xã hội khiến tổ chức này không đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự<br />
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.<br />
Câu 32. Điều kiện cơ bản, quyết định dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là<br />
A. chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam<br />
B. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929<br />
C. phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ<br />
D. phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ<br />
Câu 33. Bản chất của chính quyền Xô viết nghệ - Tĩnh là gì?<br />
<br />
A. Chính quyền của nhân dân lao động<br />
B. Nhà nước theo con đường XHCN<br />
C. Chính quyền của dân, do dân vì dân<br />
D. Chính quyền mang bản chất công nhân<br />
Câu 34. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách<br />
mạng thế giới là<br />
A. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.<br />
B. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.<br />
C. chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.<br />
D. chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.<br />
Câu 35. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu nhằm mục đích gì?<br />
A. Phá hoại nền nông nghiệp nước ta<br />
B. Lấy nguyên liệu phục vụ nhu cầu chiến tranh<br />
C. Lấy nguyên liệu phục vụ cho nền công nghiệp của chính quốc<br />
D. Làm cho nền kinh tế suy sụp, nhân dân mất khả năng chiến đấu<br />
Câu 36. Nhận xét đúng nhất về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là<br />
A. phong trào mang tính chất dân chủ<br />
B. phong trào mang tính chất triệt để<br />
C. phong trào mang tính chất không triệt để<br />
D. phong trào mang tính chất phong kiến<br />
Câu 37. Đâu không phải là chính sách của Nhật đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?<br />
A. Chính quyền thực dân Pháp hằng năm phải nộp cho Nhật Bản một khoản tiền lớn<br />
B. Pháp phải xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật như than, sắt, cao su, xi măng<br />
C. Pháp phải cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô trồng đay và thầu dầu<br />
D. Pháp phải cho Nhật sử dụng các sân bay, phương tiện giao thông kiểm soát đường sắt và tàu biển<br />
Câu 38. Đâu là hạn chế được Đảng ta rút ra từ phong trào dân chủ 1936-1939?<br />
A. về chủ trương đường lối sách lược của Đảng<br />
B. về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh<br />
C. về xây dựng công tác mặt trận và vấn đề dân tộc<br />
D. về phương pháp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp<br />
Câu 39. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam diễn ra<br />
A. là sự kết hợp giữa thành thị và nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.<br />
B. là sự kết hợp giữa thành thị và nông thôn; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.<br />
C. từ thành thị đến nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.<br />
D. từ nông thôn đến thành thị; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.<br />
Câu 40. Trong khoảng gần 50 năm đầu thế kỉ XX, sự kiện lịch sử nào mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử<br />
dân tộc Việt Nam?<br />
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941)<br />
B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc<br />
C. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công<br />
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930)<br />
HẾT<br />
<br />
TRƯỜNG THPT...........<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018.<br />
Môn thi: Lịch Sử - Lớp 12<br />
Thời gian: 50 phút<br />
<br />
Đề 02<br />
<br />
Câu 1. Hội nghị Ianta được diễn ra vào lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang ở<br />
A. giai đoạn chuẩn bị.<br />
B. giai đoạn bắt đầu<br />
C. giai đoạn quyết định của chiến tranh.<br />
D. giai đoạn sắp kết thúc<br />
Câu 2. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là<br />
A. duy trì hoà bình và an ninh quốc tế<br />
B. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực<br />
C. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước<br />
D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.<br />
Câu 3. Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta”?<br />
A. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta.<br />
B. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.<br />
C. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
D. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.<br />
Câu 4. Việc Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có ý<br />
nghĩa như thế nào trong tổ chức Liên Hợp Quốc?<br />
A. Khẳng định là một trong 5 nước lớn có vai trò tối cao trong tổ chức Liên Hợp Quốc.<br />
B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản với tổ chức Liên Hợp Quốc.<br />
C. Góp phần quan trọng trong việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.<br />
D. Khẳng định là tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
Câu 5. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 60 nửa đầu những năm 70 của thế kỷ<br />
XX là<br />
A. đứng thứ nhất trên thế giới<br />
B. đứng thứ hai trên thế giới<br />
C. đứng thứ ba trên thế giới<br />
D. đứng thứ tư trên thế giới<br />
Câu 6. Thành tựu nổi bật nhất về khoa học – kĩ thuật vào năm 1949 mà Liên Xô đạt được là<br />
A. chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.<br />
B. đã phóng đưa con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ bay vòng quanh trái đất.<br />
C. đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.<br />
D. sản xuất được hàng loạt máy bay với kĩ thuật tốt.<br />
Câu 7. Ý đúng nhất về chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là<br />
A. hoà bình, trung lập<br />
B. hoà bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.<br />
C. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ<br />
D. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.<br />
Câu 8. Ý không phản ánh đúng về những thiếu sót và sai lầm cơ bản mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã<br />
hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã phạm phải là<br />
A. rập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xây dựng CNXH trên thế giới<br />
B. chủ quan, duy ý chí, không tuân theo quy luật khách quan của lịch sử<br />
C. thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội và vi phạm pháp chế XHCN<br />
D. không tuân thủ theo qui luật phát triển của chủ nghĩa tư bản<br />
Câu 9. Những nước được mệnh danh là "con rồng" kinh tế ở Châu Á gồm<br />
A. Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông<br />
B. Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Xingapo<br />
C. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan<br />
D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo<br />
Câu 10. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi vì<br />
A. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi<br />
B. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập<br />
C. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã<br />
D. Tất cả các nước ở châu Phi đã gình được độc lập<br />
<br />