intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ LỚP 6 Thời gian làm bài: 60 phút Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm, trên Google Form. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Chủ đề cấp độ cấp độ cao thấp Chủ đề 1: Thời kì - Quá trình tiến hóa từ -Đặc điểm căn - So sánh nguyên thủy Vượn người thành bản trong quan hệ đặc điểm người. của con người với hình dáng - Tổ chức xã hội của nhau trong thời kì của Người Người tối cổ. nguyên thủy tối cổ và - Con người phát hiện - Giải thích được Người tinh ra kim loại. vì sao xã hội khôn. nguyên thuỷ tan rã. Số câu: 6 3 2 1 Số điểm: 1,5 0,75 0,5 0,25 Tỉ lệ:15 % Chủ đề 2: Xã hội cổ - Sự xác lập chế độ - Hiểu được vai - So sánh Liên hệ thực đại phong kiến dưới thời trò của nhà Tần nhà nước tiễn những Tần Thủy Hoàng. đối với lịch sử đế chế và thành tựu văn - Biểu tượng của Trung Quốc. nhà nước hóa của La Mã nền văn minh - Vai trò của Đại cộng hòa cổ đại vẫn Trung Quốc. hội nhân dân ở A- La Mã. được ứng dụng ten. trong thời kì - Đặc điểm của các - Hiểu được khái hiện đại. thành bang ở Hy niệm nhà nước Lạp cổ đại. thành bang. - Ốc-ta-vi-út Xê-da nổi tiếng ở La Mã cổ đại. Số câu: 9 4 3 1 1 Số điểm: 2,25 1 0,75 0,25 0,25 Tỉ lệ: 22,5% Chủ đề 3: Nhà nước - Nêu được khoảng - Nguyên nhân - Tính - Nhận xét về Văn Lang, Âu Lạc thời gian thành lập đưa đến sự thành cộng đồng bộ máy nhà của nước Văn Lang. lập nhà nước Văn của người nước Văn Lang - Hoạt động sản xuất Lang. Lạc Việt.
  2. chính của cư dân - Điểm mới của - Những Văn Lang, Âu Lạc. nhà nước Âu Lạc phong tục - Mô tả được đời sống so với nhà nước trong văn vật chất và tinh thần Văn Lang. hóa Việt của cư dân Văn Lang, - Công trình Nam hiện Âu Lạc. thành Cổ Loa của nay được An Dương Vương kế thừa từ thời Văn Lang – Âu Lạc. Số câu: 9 3 3 2 1 Số điểm: 2,25 0,75 0,75 0,5 0,25 Tỉ lệ: 22,5% Chủ đề 4: Hệ thống - Khái niệm kinh - Ý nghĩa của tỷ - Xác định kinh, vĩ tuyến và tọa tuyến, kinh tuyến gốc; lệ bản đồ tọa độ địa độ địa lí vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc. lý của một Quy ước về các kinh điểm. tuyến, vĩ tuyến Số câu: 5 2 2 1 Số điểm: 1,25 0,5 0,5 0,25 Tỉ lệ: 12,5% Chủ đề 5: Trái Đất- - Hình dạng, vị trí của - Giải thích được - So sánh Hành tinh của hệ Trái Đất. các hệ quả được giờ Mặt Trời. - Các hệ quả chuyển chuyển động tự của hai địa động của Trái Đất. quay của Trái Đất điểm trên quanh trục và Trái Đất. quanh Mặt Trời. Số câu: 11 6 4 1 Số điểm: 2,75 1,5 1 0,25 Tỉ lệ:27,5 % Tổng số câu: 40 18 14 6 2 Tổng số điểm: 10 4,5 3,5 1,5 0,5 Tỉ lệ: 100% 45% 35% 15% 5%
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP: 6A NĂM HỌC: 2021 – 2022 HỌ VÀ TÊN:……………………… MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - KHỐI 6 THỜI GIAN: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM. LỜI NHẬN XÉT CỦA THẦY ( CÔ) GIÁO Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. (mỗi câu đúng 0. 25 điểm) I. Lịch sử Câu 1: Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất được diễn ra như thế nào? A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ. C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người. D. Vượn người, Người tinh khôn, Người hiện đại. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây biểu hiện sự khác biệt giữa Người tinh khôn và Người tối cổ? A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người. B. Là người tối cổ tiến bộ. C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người. D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn. Câu 3: Tổ chức xã hội của Người tối cổ có điểm nổi bật là sống thành A. một gia đình, có người đứng đầu. B. nhóm nhiều gia đình có quan hệ huyết thống, có người đứng đầu. C. nhóm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. D. từng gia đình cư trú trong các hang động, mái đá. Câu 4:Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào? A. Đồng đỏ. C. Kẽm. B. Thiếc. D. Chì. Câu 5: Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” vì A. mọi người sống trong cộng đồng. B. phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp. C. là cách duy nhất để duy trì cuộc sống. D. đó là quy định của các thị tộc. Câu 6: Nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy? A. Sự phát triển của đời sống vật chất- tinh thần của con người. B. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu. C. Sự phát triển của sản xuất. D. Sự xuất hiện của công cụ kim loại. Câu 7: Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời A. Tấn. B. Hán.
  4. C. Tần. D. Tùy. Câu 8: Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là A. Vạn Lí Trường Thành. B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. C. Tác phẩm văn học cổ Kinh Thi. D. Sử kí của Tư Mã Thiên. Câu 9: Lựa chọn những đáp án đúng: Vai trò của nhà Tần đối với Lịch sử Trung Quốc: A. Củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử. B. Đẩy mạnh giao thương và ngoại giao. C. Thống nhất lãnh thổ Trung Quốc. D. Thực thi nhiều chính sách, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc. Câu 10: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại? A. Đường biên giới lãnh thổ riêng. B. Chính quyền, quân đội riêng. C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng. D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước. Câu 11: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì? A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp. Câu 12: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền A. cộng hòa quý tộc. B. chuyên chính của giai cấp chủ nô. C. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Câu 13: Lựa chọn những đáp án đúng: Điểm khác biệt của nhà nước đế chế và nhà nước cộng hòa La Mã là gì? A. Nhà nước cộng hòa: quyền lực nằm trong tay vua. B. Nhà nước cộng hòa: quyền lực nằm trong tay Viện nguyên lão. C. Nhà nước đế chế: quyền lực nằm trong tay vua. D. Nhà nước đế chế: quyền lực nằm trong tay Viện nguyên lão. Câu 14: Ốc-ta-vi-út Xê-da nổi tiếng ở La Mã cổ đại vì điều gì? A. Người giết Giu-li-út Xê-da. B. Người thành lập thành phố Rô-ma. C. Hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã. D. Hoàng đế cuối cùng của đế chế La Mã. Câu 15: Lựa chọn những đáp án đúng: Em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng trong thời kì hiện đại? A. Chữ số La Mã, chữ cái La-tinh.
  5. B. Hệ thống luật pháp của La Mã, bê tông. C. Phát minh các số từ 0 đến 9. D. Hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở. Câu 16: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam. Câu 17: Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là A. săn bắt thú rừng. B. trồng lúa nước. C. đúc đồng. D. làm đồ gốm. Câu 18: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc? A. Lúa gạo là lương thực chính. B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu. C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên. D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. Câu 19: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương. B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ. C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai. D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học. Câu 20: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp. C. Nhu cầu chống ngoại xâm. D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp. Câu 21: Lựa chọn những đáp án đúng: Nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang? A. Bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn. B. Có quân đội, có vũ khí tốt. C. Lãnh thổ được mở rộng, chia thành nhiều bộ. D. Cả nước chia thành 15 bộ. Câu 22: Công trình thành Cổ Loa của An Dương Vương A. là một công trình kiến trúc to lớn, được xây dựng cách đây hơn 2000 năm khi trình độ kĩ thuật chung còn thấp. B. là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố. C. thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
  6. D. Cả ba câu A, B, C. Câu 23: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện điều gì? A. Đặc trưng của dân tộc chỉ có một ngành kinh tế là nông nghiệp. B. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước. C. Đặc trưng của dân tộc chuyên làm nghề thủ công và buôn bán. D. Tính cộng đồng sâu sắc của người Lạc Việt. Câu 24: Những phong tục tập quán của người Văn Lang – Âu Lạc còn tồn tại đến ngày nay như: A. Nhuộm răng. B. Xăm mình để tránh thủy quái. C. Làm bánh chưng, bánh dày. D. Tóc búi tó hoặc tết đuôi sam. II. Địa lí Câu 25: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường A. kinh tuyến. B. kinh tuyến gốc. C. vĩ tuyến. D. vĩ tuyến gốc. Câu 26: Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến A. Đông. B. Tây. C. Bắc. D. Nam. Câu 27: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 60 0T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là A. 00; 600T. B. 600T; 900N. C. 00; 600Đ. D. 600T; 900B. Câu 28: Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là A. 1 cm trên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa. B. 1 cm trên bản đồ bằng 600 m trên thực địa. C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa. D. 1 cm trên bản đồ bằng 6 km trên thực địa. Câu 29: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa. B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa. C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu. D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa. Câu 30: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
  7. A. Vị trí thứ 3. B. Vị trí thứ 5. C. Vị trí thứ 9. D. Vị trí thứ 7. Câu 31: Trái Đất có dạng hình gì? A. Hình tròn. B. Hình vuông. C. Hình cầu. D. Hình bầu dục. Câu 32: Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây? A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng. B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h. C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau. D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai. Câu 33: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? A. 21 giờ. B. 23 giờ. C. 24 giờ. D. 22 giờ. Câu 34: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây? A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác. B. Hiện tượng mùa trong năm. C. Ngày đêm nối tiếp nhau. D. Sự lệch hướng chuyển động. Câu 35: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây? A. Hiện tượng mùa trong năm. B. Sự lệch hướng chuyển động. C. Giờ trên Trái Đất. D. Sự luân phiên ngày đêm. Câu 36: Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vòng cực. Câu 37: Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm? A. Vòng cực. B. Cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo. Câu 38: Theo em tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được mặt trời chiếu sáng là đêm?
  8. A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. Trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 39: Khi khu vực giờ gốc là 4 giờ, thì ở nước ta là A. 5 giờ. B. 9 giờ. C. 11 giờ. D. 12 giờ. Câu 40: Điền vào chổ trống: Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó. Khi góc chiếu tia sáng Mặt Trời càng lớn  thời gian được chiếu sáng nhiều hơn, …………………………………và ngược lại. A. thời gian của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó B. ngày càng dài, đêm càng ngắn C. khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời D. lượng nhiệt vĩ độ đó nhận được
  9. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - KHỐI 6 Mỗi câu 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 A 21 A,B,C 31 C 2 A 12 A 22 D 32 A 3 C 13 B,C 23 D 33 C 4 A 14 B 24 C 34 B 5 B 15 A,B 25 A 35 D 6 B 16 A 26 C 36 A 7 C 17 B 27 A 37 B 8 A 18 D 28 C 38 D 9 C,D 19 C 29 A 39 C 10 D 20 D 30 A 40 B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1