Đề thi học kì 1 môn Lịch sử học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng
lượt xem 3
download
"Đề thi học kì 1 môn Lịch sử học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng" sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức môn Toán chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo tại đây nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng
- SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ MINH HỌA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút. (Đề thi có 04 trang) (không tính thời gian phát đề) Họ và tên học sinh:…………………………... Mã số học sinh:………………………. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Đảng Quốc dân đại hội được thành lập ở Ấn Độ vào năm 1885 là chính đảng của lực lượng xã hội nào sau đây? A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản. Câu 2: Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quốc gia nào sau đây thuộc phe Liên minh? A. Đức. B. Anh. C. Pháp. D. Nga. Câu 3: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, đế quốc nào sau đây hung hăng nhất? A. Đức. B. Nga. C. Mĩ. D. Bỉ. Câu 4: Sự tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất của nước nào sau đây vào năm 1918 đã tạo ra ưu thế cho phe Hiệp ước vào giai đoạn cuối của cuộc chiến? A. Mĩ. B. Nga. C. Anh. D. Pháp. Câu 5: Chủ nghĩa đế quốc Nhật (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có đặc điểm nào sau đây? A. Đế quốc phong kiến quân phiệt B. Đế quốc quân chủ chuyên chế C. Đế quốc cho vay nặng lãi D. Đế quốc thực dân Câu 6: Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào? A. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế Nga phát triển. B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Nga phát triển mạnh mẽ. C. Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở Nga phát triển nhanh chóng. D. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga. Câu 7: Hội nghị Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) đã: A. phá vỡ trật tự thế giới cũ. B. phân định lại thị trường, thuộc địa. C. thiết lập một trật tự thế giới mới. D. xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận. Câu 8: Sự kiện nào sau đây diễn ra vào năm 1917?
- A. Cách mạng tháng Mười bùng nổ ở Nga. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 9: Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng cách nào? A. Tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội. B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít. C. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân. D. Mở rộng giao lưu kinh tế với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Câu 10: Tháng 10 - 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở A. Đức. B. Pháp. C. Mĩ. D. Nhật Bản. Câu 11: Sự kiện mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức là: A. Đảng Quốc xã thành lập. B. Hít-le làm Thủ tướng nước Đức. C. Hin-đen-bua làm Tổng thống nước Đức. D. sản xuất công nghiệp giảm sút nhiều. Câu 12: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong khoảng thời gian nào? A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX. B. Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX. C. Giữa thập niên 30 của thế ki XX. D. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX. Câu 13: Thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ chấm dứt khi nào? A. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào tháng 10 - 1929. C. Mĩ mất vị trí là trung tâm kinh tế đứng đầu thế giói. D. Kinh tế Mĩ vấp phải sự cạnh tranh của Tây Âu, Nhật Bản. Câu 14: Người đã thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế là: A. Tru-man. B. Ai-xen-hao. C. Ken-no-đi. D. Ru-dơ-ven. Câu 15: Nội dung nào sau đây là điểm mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)? A. Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập. B. Tất cả các nước đều sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình. C. Phong trào đấu tranh chống thực dân bắt đầu bùng nổ. D. tất cả các cuộc đấu tranh chống thực dân đều giành thắng lợi. Câu 16: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX? A. Khởi nghĩa Ong Kẹo. B. Khởi nghĩa Pu-côm-pô.
- C. Khởi nghĩa Com- ma-đam. D. Khởi nghĩa Pha- ca-đuốc. Câu 17: Quốc gia đầu tiên yêu cầu Nhật Bản “mở cửa” vào giữa thế kỉ XIX là quốc gia nào sau đây? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Đức. Câu 18: Nội dung nào sau đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. B. Mâu thuẫn giữa các nước phát xít và các nước tư bản dân chủ. C. Thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phạm vi ảnh hưởng. Câu 19: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu: A. nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ. B. cuộc khủng hoảng kinh tế không thể giải quyết được C. nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo. D. nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 20: Lực lượng xã hội nào sau đây đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp địa chủ. Câu 21: Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Nga trở thành nước Cộng hòa? A. Cách mạng tháng Hai năm 1917 thành công. B. Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công. C. Sự bùng nổ của cách mạng 1905-1907 ở Nga. D. Chính quyền Xô viết ra sắc lệnh ruộng đất. Câu 22: Trong lĩnh vực công nghiệp, Chính sách kinh tế mới không đề ra chủ trương: A. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. C. Cho phép tư nhân xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước. D. Tập trung xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám, trình độ kĩ thuật cao. Câu 23: Với việc kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, quan hệ quốc tế lúc này có điểm gì mới? A. Cục diện các nước tư bản đối đầu với nhau. B. Một trật tự thế giới mới đã được thiết lập. C. Diễn ra cuộc đối đầu giữa các nước tư bản với Liên Xô. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 24: Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, từ năm 1933, ở trong nước Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách nào?
- A. Thuyết phục, lôi kéo Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Cộng sản đứng về phía mình. B. Áp đặt, đồng thời hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của mọi công dân. C. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức. D. Đẩy mạnh đàn áp các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân phản đối chế độ độc tài. Câu 25: Vai trò của Nhà nước Mĩ trong việc thực hiện Chính sách mới là gì? A. Kêu gọi, ưu đãi trong đầu tư nước ngoài. B. Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. C. Để cho kinh tế phát triển một cách tự do. D. Chi phối, điều tiết toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Câu 26: Đạo luật quan trọng nhất mà Chính phủ Ru-dơ-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ là: A. đạo luật về ngân hàng. B. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. C. đạo luật phát triển lĩnh vực du lịch. D. đạo luật phục hưng công nghiệp. Câu 27: Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, giai cấp vô sản ở Đông Nam Á có đặc điểm nào sau đây? A. Bắt đầu trưởng thành. B. Chưa thành lập được chính đảng. C. Hoàn toàn đấu tranh tự phát. D. Chỉ sử dụng hình thức khởi nghĩa. Câu 28: Việc thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác, bóc lột nhân dân Lào đã đưa đến hệ quả nào sau đây? A. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào phát triển. B. Lào phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. C. Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào bắt đầu bùng nổ. D. Cuộc đấu tranh chống Pháp ở Lào giành được thắng lợi nhanh chóng. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy Phân tích nội dung cơ bản Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven? Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy làm rõ tác động của Chính sách mới đối với nước Mĩ (những năm 30 của thế kỉ XX)? .............HẾT...............
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 317 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn