intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

Chia sẻ: Thẩm Quyên Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

  1. Trường THPT Trần Phú ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2021 – 2022 Tổ Sử - Địa Môn: LỊCH SỬ, Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề Họ tên học sinh:.....................................................SBD…………………….. Mã đề: 123 Câu 01. Phường hội là tổ chức của A. các chủ xưởng. B. thợ thủ công. C. thương nhân. D. nông dân tự do. Câu 02. Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng? A. Sống ở vùng đồi núi. B. Sống du canh du cư. C. Sống ở những vùng thấp. D. Sống trên sông nước. Câu 03. Thành tựu nào sau đây là một trong những cống hiến lớn của cư dân Địa Trung Hải? A. Giấy, thuốc súng, la bàn. B. Bảng chữ cái gồm 26 chữ. C. Nông lịch. D. Kim tự tháp. Câu 04. Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là A. Italia. B. Anh. C. Hi Lạp. D. Pháp. Câu 05. Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là A. sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân. B. chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc. C. sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia. D. chế độ phong kiến khủng hoảng và trở thành thuộc địa. Câu 06. Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là? A. Pha Ngừm. B. Xuphanuvông. C. Xulinha Vôngxa. D. Chậu A Nụ. Câu 07. Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là A. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới. B. có những đồng bằng rộng lớn, có những thảo nguyên mênh mông. C. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm. D. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển. Câu 08. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm mục đích quan trọng là A. khôi phục giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi dập. B. đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học - kĩ thuật. C. xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. D. khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại. Câu 09. Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn là A. người bên ngoài Ấn Độ và theo Hồi giáo. B. giai đoạn phát triển thịnh đạt. C. có những ông vua nổi tiếng bậc nhất. D. cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa. Câu 10. Tôn giáo nào có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Cam-pu-chia từ thế kỉ XII? A. Hinđu giáo. B. Phật giáo Đại thừa. C. Ấn Độ giáo. D. Phật giáo Tiểu thừa. Câu 11. Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào? A. Văn hóa Ấn Độ. B. Văn hóa Trung Quốc. C. Văn hóa Khơme. D. Văn hóa Thái. Trang4/2 – Mã đề 123
  2. Câu 12. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến? A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ. B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao. D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế. Câu 13. Ý nào phản ánh không đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng? A. Lên án Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến. B. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản. C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc. D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân. Câu 14. Những công trình kiến trúc bằng đá đẹp và lớn gắn liền với đạo Phật Ấn Độ là A. Chùa hang. B. Chùa. C. Tượng Phật. D. Đền. Câu 15. Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện A. những đô thị luôn làm nghề buôn bán. B. những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. C. những công trường thủ công. D. những lãnh địa lớn xuất hiện. Câu 16. Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam? A. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. B. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn. C. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông. D. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận. Câu 17. Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu. B. khoa học - kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể. C. thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm đi biển. D. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người. Câu 18. Lí do nào dẫn đến thời cổ đại Hi Lạp - Rôma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học? A. Đặt nền móng cho khoa học phương Đông cổ đại. B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. C. Tính chính xác và giá trị khái quát hóa cao. D. Hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực kiến trúc. Câu 19. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là A. nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch. B. nhà nước thực hiện chế độ quân điền. C. nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu. D. áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất. Câu 20. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì? A. Sản xuất có những tiến bộ: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ. B. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa. C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính tự cấp, tự túc. D. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa. Câu 21. Cư dân cổ đại phương Đông sáng tạo ra nông lịch xuất phát từ nhu cầu nào sau đây? A. Nghiên cứu khoa học. B. Quản lí đất nước. C. Sản xuất nông nghiệp. D. Sản xuất thủ công nghiệp. Câu 22. Thế kỉ X - XII, ở khu vực Đông Nam Á Campuchia được gọi là A. vương quốc hùng mạnh nhất. B. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất. C. vương quốc phát triển nhất. D. vương quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Trang4/2 – Mã đề 123
  3. Câu 23. Ý nào không phản ánh đúng tình hình vương quốc Lan Xang giai đoạn phát triển thịnh đạt (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII)? A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. B. Bộ máy nhà nước hoàn thiện và củng cố vững chắc, quân đội hùng mạnh. C. Cuộc sống nhân dân thanh bình, nhiều sản vật quý, có quan hệ buôn bán với nhiều nước. D. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, cương quyết chống xâm lược. Câu 24. Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là A. buôn bán đường biển. B. nông nghiệp. C. thủ công nghiệp. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 25. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp. B. Hình thành vào khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên. C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp. D. Đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống. Câu 26. Việc xuất hiện công cụ bằng kim loại đã tác động đối với xã hội nguyên thủy là A. làm xuất hiện tư hữu. B. xã hội phân chia thành giai cấp. C. gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc mẫu hệ. D. xã hội có sự phân hóa giàu - nghèo. Câu 27. Công cụ lao động nào sau đây của người tối cổ? A. Rìu đá. B. Lưỡi cày đồng. C. Cung tên. D. Rìu sắt. Câu 28. Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là A. người dân Rôma. B. nô lệ và nông dân. C. tù binh chiến tranh. D. người dân nghèo Giécman. Câu 29. Mặt tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là A. đẩy mạnh xâm lược cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. B. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền. C. châu Âu thời đó không quan tâm đến phát triển kinh tế trong nước. D. nhiều người đã bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí. Câu 30. Nội dung nào không phản ánh đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại? A. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu. B. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống. C. Do vua đứng đầu và có quyền lực tối cao. D. Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử. Câu 31. Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào? A. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão. B. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc lớn của quốc gia. C. Tạo điều kiện cho công dân được phát biểu và biểu quyết những việc của quốc gia. D. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc lớn của quốc gia. Câu 32. Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là A. xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo. B. chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. C. nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc. D. chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Câu 33. Một loại hình văn học - nghệ thuật rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là A. Thơ. B. Tiểu thuyết. C. Kinh kịch. D. Kịch nói. Câu 34. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là A. Ph.Magienlan. B. Điaxơ. C. Vaxco đơ Gama. D. Côlômbô. Trang4/2 – Mã đề 123
  4. Câu 35. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là A. thương nhân. B. nô lệ. C. thợ thủ công. D. nông dân công xã. Câu 36. Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là A. Vương triều Hácsa. B. Vương triều Asôca. C. Vương triều Gúpta. D. Vương triều Hậu Gúpta. Câu 37. Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức là A. đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. B. đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế. C. không nộp thuế cho nhà vua. D. làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến. Câu 38. Nội dung nào không phản ánh thành tựu rực rỡ nền văn hóa của người Khơme? A. Xây dựng những cung điện nguy nga, lộng lẫy. B. Xây dựng kiến trúc đền, tháp nổi tiếng gắn chặt với tôn giáo. C. Sáng tạo nền văn học dân gian, văn học viết rất phong phú. D. Tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Câu 39. Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ? A. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội. B. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước. C. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu. D. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật. Câu 40. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Hi Lạp, Italia. B. Anh, Hà Lan. C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha, Anh. ---------------------------Hết------------------------ Trang4/2 – Mã đề 123
  5. Trường THPT Trần Phú ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Tổ Sử - Địa ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: LỊCH SỬ, Lớp 10 1. Đáp án đề:123 01. - | - - 11. { - - - 21. - - } - 31. - - } - 02. - - } - 12. { - - - 22. - B - 32. { - - - 03. - | - - 13. - - } - 23. { - - - 33. - | - - 04. { - - - 14. { - - - 24. - | - - 34. { - - - 05. - - - ~ 15. - | - - 25. - - - ~ 35. - - - ~ 06. { - - - 16. { - - - 26. { - - - 36. - - } - 07. - - } - 17. - | - - 27. { - - - 37. { - - - 08. - - } - 18. - - } - 28. - | - - 38. { - - - 09. { - - - 19. - | - - 29. { - - - 39. - - - ~ 10. - | - - 20. - - } - 30. - | - - 40. - - } - Trang4/2 – Mã đề 123
  6. Trang4/2 – Mã đề 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2