intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022­2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn : LỊCH SỬ ­ Lớp: 10 Thời gian làm bài: 45 phút  (28 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận) (Đề thi gồm có 04 trang) MàĐỀ THI A I. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1: Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là A. máy dệt, máy hơi nước, tàu thuỷ, điện thoại. B. máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước. C. máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay. D. máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa. Câu 2: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là A. di sản văn hoá quốc gia. B. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. C. di sản văn hoá đặc biệt. D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt Câu 3: Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là A. chữ tượng hình viết trên giấy pa­pi­rút. B. chữ Kha­rốt­ti và Bra­mi. C. chữ giáp cốt, kim văn. D. chữ Nho. Câu 4: Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là A. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua triển lãm, bảo tàng,... B. sử dụng tri thức lịch sử để giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống. C. sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai. D. áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống. Câu 5: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là A. máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô. B. điện, máy điện tín, ô tô, máy bay. C. ô tô, máy bay, máy tính, internet. D. điện thoại, điện, ô tô, đầu máy xe lửa. Câu 6: Văn hoá Phục hưng đã đề cao giá trị nào dưới đây? A. Khoa học và nhân văn. B. Độc lập và tự do. C. Nhân văn, thần học. D. Khoa học, thần học. Câu 7: Động cơ  đốt trong được phát minh trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ  nhất   có ý nghĩa A. thúc đẩy quá trình cơ giới hoá sản xuất. B. khởi đầu quá trình công nghiệp hoá.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi A
  2. C. giúp cho giao thông liên lạc ngày càng thuận tiện. D. mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới. Câu 8: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng? A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời. B. Đề cao giá trị nhân văn và tự do cá nhân, C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc. D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản. Câu 9: Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời ki văn  minh? A. Có chữ viết, nhà nước ra đời. B. Có con người xuất hiện. C. Có công cụ lao động xuất hiện. D. Xây dựng các công trình kiến trúc. Câu 10:  Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ ­ trung đại là A. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. B. kĩ thuật làm giấy, cánh buồm, bánh xe và la bàn. C. bản đồ, la bàn, thuốc nổ và kĩ thuật làm giấy. D. kĩ thuật đóng tàu, giấy, khuôn in và thuốc súng. Câu 11:  Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào của Sử học? A. Tái hiện. B. Phục dựng. C. Nhận biết. D. Khoa học. Câu 12: Người La Mã sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời là nhờ A. vào việc canh tác nông nghiệp. B. họ thường giao thương bằng đường  biển. C. vào việc buôn bán giữa các thị quốc. D. sự phát triển của khoa học ­ kĩ thuật. Câu 13: Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại chia thành hai trường phái chính là A. triết học cảm tính và triết học lí tính. B. triết học duy vật và triết học cổ điển. C. triết học duy vật và triết học duy tâm. D. triết học cổ điển và triết học cận đại. Câu 14: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản. B. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản. C. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản. D. phát triển và lan toả các giá trị di sản. Câu 15: Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp thời cổ đại là A. Ma­ha­bra­ha­ta và Ra­ma­ya­na. B. Rô­mê­ô và Ju­li­ét. C. Ka­li­đa­sa và Sơ­kun­tơ­la. D. I­li­át và Ô­đi­xê. Câu 16:  Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi A
  3. A. Nho giáo và Phật giáo. B. Hồi giáo và Ki­tô giáo. C. Đạo giáo và Hồi giáo. D. Phật giáo và Hin­đu giáo. Câu 17:  Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử? A. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ. B. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan. C. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. D. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian. Câu 18: Nguồn năng lượng bắt đầu được sử dụng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ  hai là A. than đá. B. thuỷ điện. C. điện. D. dầu mỏ. Câu 19: Qua những tác phẩm văn học, nghệ thuật thời Phục hưng, giai cấp tư sản đã nghiêm  khắc lên án A. giai cấp quý tộc mới. B. giai cấp vô sản. C. giáo hội Thiên Chúa giáo. D. vắn hóa phong kiến. Câu 20: Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá là A. văn hoá ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời. Văn minh ra đời  sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển. B. văn minh ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn hoá ra đời. Văn hoá ra đời  sẽ thúc đẩy văn minh phát triển. C. đều là những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là  toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay. D. đều là những giá trị vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là  toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay. Câu 21: Năm 1814, G. Xti­phen­xơn đã chế tạo thành công A. đầu máy xe lửa đầu tiên. B. máy hơi nước đầu tiên. C. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. D. máy kéo sợi Gien­ni. Câu 22:  Nội dung nào phản ánh không đúng khi nói đến sự  cần thiết của việc học tập và  khám phá lịch sử? A. Học tập lịch sử có thể thông qua tham quan di tích, bảo tàng lịch sử. B. Học tập lịch sử chỉ diễn ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. C. Học tập lịch sử diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. D. Học tập lịch sử có thể thông qua phim ảnh, âm nhạc, truyện kể. Câu 23:  Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch? A. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn  hoá.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi A
  4. B. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền  vững. C. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tổn các di tích lịch sử, văn hoá. D. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát  triển. Câu 24: Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây? A. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử. B. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. C. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử. D. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử. Câu 25: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có tác động nào sau đây? A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động. B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị. C. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa. D. Thúc đẩy toàn cầu hoá, tự động hoá, thương mại điện tử, tự do thông tin. Câu 26: Trong các thế kỉ XVIII ­ XIX, những thành tựu đạt được trong cuộc cách mạng công   nghiệp lần thứ nhất đã đưa con người bước sang thời đại A. “văn minh công nghiệp”. B. “văn minh nông nghiệp”. C. “văn minh thông tin”. D. “văn minh trí tuệ”. Câu 27: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đã đưa đến sự hình thành  các giai cấp trong  xã hội là A. tư sản công, thương nghiệp. B. tư sản và quý tộc mới. C. tư sản và tiểu tư sản. D. tư sản và vô sản. Câu 28: Nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất trong thời kì văn hóa Phục hưng là A. Mi­khen­lăng­giơ. B. Bru­nô. C. Lê­ô­na đờ Vanh­xi.          D. Ga­li­lê. II. TỰ LUẬN (3.0 điểm) 1. Vì sao phong trào Văn hoá Phục hưng được đánh giá là một "Cuộc cách mạng tiến bộ  vĩ   đại"? 2. Trong những phát minh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII), phát  minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao? ­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0