intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 10 Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: PHẦN I .TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử? A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian. B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan. D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ. Câu 2. Nhận thức lịch sử là gì? A. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử. B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người. C. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ. D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử. Câu 3. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo nào? A. Cơ Đốc giáo. B. Hồi giáo. C. Phật giáo. D. Bà La Môn giáo. Câu 4. Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc phát minh ra A. số pi. B. số 0. C. phép cộng. D. phép chia. Câu 5. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á. B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á. C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á. D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại. Câu 6. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn? A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Hán. C. Chữ La-tinh. D. Chữ giáp cốt. Câu 7. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào? A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo. Câu 8. Tín ngưỡng phồn thực tồn tại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á dưới hình thức A. thờ sinh thực khí Lin-ga và I-ô-ni, quan niệm về âm dương,... B. thờ cúng tổ tiên C. hiến tế. D. nuôi dưỡng gia súc. Câu 9. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào? A. Kinh tế thương mại đường biển. B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước. C. Kinh tế thủ công nghiệp. D. Kinh tế thương mại đường bộ. Câu 10. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. cá.
  2. B. rau. C. thịt. D. gạo. Câu 11. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Trống đồng Đông Sơn. B. Tiền đồng Óc Eo. C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tượng phật Đồng Dương. Câu 12. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán A. ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố. B. nhuộm răng đen, ăn trầu. C. xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức. D. làm nhà trên sông nước. Câu 13. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là A. phát triển thương nghiệp. B. nông nghiệp lúa nước. C. săn bắn, hái lượm. D. trồng trọt, chăn nuôi. Câu 14. Hai bộ tộc Dừa (Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung là gì? A. người Dao. B. người Tày. C. người Chăm. D. người Kinh. Câu 15. Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình A. hai trục. B. ba trục. C. năm trục. D. một trục. Câu 16. Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa có nét đặc sắc nào? A. Kĩ thuật xây dựng tháp đạt tới trình độ cao. B. Hoạt động ngoại thương đường biển rất phát triển. C. Chủ yếu làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước. D. Các nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản rất phát triển. Câu 17. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A. Tín ngưỡng thờ Chúa. B. Tín ngưỡng phồn thực. C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. các nước Đông Nam Á tiếp nhận chữ viết cổ Ấn Độ, Trung Quốc và sáng tạo thành chữ viết của mình nhằm mục đích gì? A. Ghi ngôn ngữ bản địa của mình. B. Dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia. C. Làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn. D. Chứng minh sự khác biệt giữa các tiếng. Câu 19. Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay? A. Thờ các vị thần. B. Tín ngưỡng phồn thực. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Nghi thức cầu mong được mùa. Câu 20. Tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á A. mang đậm dấu ấn cá nhân. B. mang bản sắc quê hương. C. gắn bó với đời sống nhân dân.
  3. D. lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên. Câu 21. Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc? A. Nông nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Công nghiệp Câu 22. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây? A. Văn hóa Óc Eo. B. Văn Hóa Phùng Nguyên. C. Văn hóa Đồng Đậu. D. Văn hóa Gò Mun. Câu 23. Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức theo 3 cấp từ trên xuống đứng đầu lần lượt là A. Vua –Quan văn, quan võ – Lạc dân. B. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng. C. Vua – Qúy tộc, vương hầu – Bồ chính. D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính. Câu 24. Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ. B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm. C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét. [] Câu 25. Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa? A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. [] Câu 26. Điền vào chỗ chống: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của ... trong quan hệ gia đình và hôn nhân. A. Bô lão. B. Trưởng tử. C. Đàn ông. D. Phụ nữ. Câu 27. Chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm - pa qua đâu? A. Các thương nhân. B. Dân du mục. C. Các cuộc chiến tranh xâm lược. D. Qua các đoàn thám hiểm. Câu 28. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Tháp Bánh Ít. B. Tháp Bà Pô Na-ga (Po Naga). C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Phố cổ Hội An. PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy cho biết, khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc có thể hoàn toàn thay thế con người không? Vì sao? Câu 2. (1,0 điểm)
  4. Theo em, những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á còn có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể. ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 04 trang, …. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 10 Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: PHẦN I .TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1. Lịch sử là gì? A. Là khoa học dự đoán về tương lai. B. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại. C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ. D. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử? A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian. B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan. D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ. Câu 3. Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là A. chữ Hin-đi. B. chữ Nôm. C. chữ Bra-mi. D. chữ La-tinh. Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin-đu giáo? A. Chỉ thờ thần Si-va và thần Vis-nu. B. Chỉ thờ ba thần Bra-ma, Si-va và Vis-nu. C. Chủ yếu thờ ba thần Bra-ma, Vis-nu và Si-va. D. Chỉ thờ bốn thần Bra-ma, Si-va, Vis-nu và Inđra. Câu 5. Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ X TCN đến đầu Công nguyên. B. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X. C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Câu 6. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán? A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ. C. Chữ Miến cổ. D. Chữ Nôm. Câu 7. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào? A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a. Câu 8. Tín ngưỡng nào sau đây là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A. Thờ chúa.
  5. B. Thờ thần Mặt Trời Ra. C.Tín ngưỡng Musok-kyo. D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Câu 9. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây? A. Văn hóa Đông Sơn. B. Văn hóa Óc Eo. C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình Câu 10. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam? A. Phù Nam. B. Chăm-pa. C. Âu Lạc. D. Văn Lang. tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ? A. Thờ Chúa. B. Ăn trầu. C. Nhuộm răng. D. Xăm mình. Câu 12. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Trung bộ ngày nay. C. Khu vực Nam bộ ngày nay. D. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Câu 13. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Trung và Nam Trung bộ. C. Khu vực Nam bộ. D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước. Câu 14. Cư dân Chăm cổ gồm mấy bộ tộc chính? A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 15. Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay? A. Miền Trung và Bắc Trung Bộ. B. Miền Trung và Nam Trung Bộ. C. Tỉnh Quảng Nam. D. Tỉnh Bình Thuận. Câu 16. Người Chăm cổ đã sáng tạo ra chữ cái của mình trên cơ sở tiếp thu loại chữ nào? A. Chữ Hán. B. Chữ La-tinh. C. Chữ Phạn. D. Chữ Nôm. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân. B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp. D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau. Câu 18. Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào? A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  6. B. Hy Lạp và La Mã. C. A-rập và Ba Tư. D. Ấn Độ và Trung Quốc. Câu 19. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc ……………….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế giới”. A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Ấn Độ. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 20. Văn hóa Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật? A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. B. Thống nhất trong đa dạng. C. Bị chi phối bởi văn hóa Ấn Độ. D. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc? A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Giàu có về khoáng sản. C. Hệ thống sông ngòi dày đặc. D. Đất đai khô cằn, khó canh tác. Câu 22. Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ Đức Phật. C. Sùng bái tự nhiên. D. Tín ngưỡng phồn thực. Câu 23. Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc. B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia. C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh. D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. Câu 24. Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ. B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm. C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét. Câu 25. Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây? A. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo. B. Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật. C. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp. D. Phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước. Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa? A. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ. B. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh. C. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa. D. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ cư dân Chăm-pa đã học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa dân tộc? A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa. B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa táng người chết. C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
  7. D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh. Câu 28. Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm? A. Chế độ phụ hệ. B. Chế độ mẫu hệ. C. Chế độ vua - tôi. D. Chế độ quan - dân. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, em ấn tượng với thành tựu nào? Vì sao? Câu 2. (1,0 điểm) Theo em, những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á còn có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể. ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 04 trang, ….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2