intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Ngày kiểm tra: 06/01/2023 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Các nước Mĩ, Anh, Pháp đã thực hiện biện pháp cải cách kinh tế - xã hôi để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 vì A. đây là những quốc gia dân chủ giàu mạnh. B. các nước có sẵn tiền đề kinh tế, chính trị ổn định. C. muốn duy trì trật tự thế giới cũ có lợi cho họ. D. cần tăng cường ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Câu 2. Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản? A. Phong kiến. B. Cộng sản chủ nghĩa. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Tư bản chủ nghĩa. Câu 3. Nước duy nhất ở Đông Nam Ávẫn giữ được độc lập tương đối về chính trị vào cuối thế kỉ XIX là A. Mailaixia. B. Xiêm (Thái Lan). C. Lào. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 4. Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc là A. cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa. B. thuộc địa và thị trường ở các nước. C. áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. tranh chấp quyền lực. Câu 5. Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ nào giữ địa vị thống trị ở các nước Đông Nam Á? A. Tư sản. B. Chiếm nô. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Phong kiến. Câu 6. Thực chất của của Chính sách kinh tế mới (3-1921) do Lênin đề ra ở Nga là A. chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang kinh tế nhiều thành phần. B. chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. C. chuyển từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn. D. chuyển nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Câu 7. Những nước nào tham gia phe Hiệp ước? A. Anh, Pháp, Nga. B. Anh, Pháp, Mĩ. C. Mĩ, Đức, Nga. D. Anh, Pháp, Đức. Câu 8. Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp? A. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á. B. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp. C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh. D. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng. Câu 9. Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong giai đoạn 1928 – 1941 ở Liên Xô là do A. đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa. B. ý muốn của những người lãnh đạo đất nước. C. yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân. D. muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Câu 10. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là A. nhà nước mất vai trò điều tiết nền kinh tế. Mã đề 147 Trang 3/3
  2. B. sản xuất không có kế hoạch. C. tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt quá cầu. Câu 11. Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì? A. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga. C. Chính phủ Nga hoàng sắp bị sụp đổ. D. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng. Câu 12. Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất A. mâu thuẫn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản phương Tây. B. có tư tưởng duy tân đất nước. C. học tập và áp dụng khoa học kĩ thuật phương Tây. D. trở thành một nước đế quốc tư bản. Câu 13. Trong nông nghiệp, Chính sách Kinh tế mới đề ra chủ trương gì? A. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền. B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. C. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước. D. Cơ giới hóa trong nông nghiệp. Câu 14. Các nước đế quốc trẻ hình thành trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. Mĩ, Đức, Nhật. B. Anh, Pháp, Đức. C. Mĩ, Nga, Pháp D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 15. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục, ngoại giao. B. Kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại giao. C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục. D. Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Câu 16. Vì sao đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện các đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”? A. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa. B. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933. C. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản chủ nghĩa. D. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản. Câu 17. Từ nửa sau thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược? A. Việt Nam, Lào, Miến Điện. B. Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào ,Campuchia. D. Việt Nam, Philippin, Lào. Câu 18. Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì A. bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp. B. hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau. C. đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền. D. tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước. Câu 19. Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga? A. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pêtơrôgrát. B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. C. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản. D. Ngày cách mạng cùng nổ. Câu 20. Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản? A. Đã đẩy lùi được sự can thiệp của các nước phương Tây. B. Lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Giai cấp tư sản lãnh đạo. Câu 21. Trong cuộc đấu tranh giành thuộc địa, đế quốc Đức tỏ ra hung hãn nhất vì: A. sản xuất được nhiều hàng hóa nhưng không có thị trường tiêu thụ. Mã đề 147 Trang 3/3
  3. B. muốn thực hiện chính sách làm bá chủ thế giới. C. có ít thuộc địa nên phải đòi cho bằng được. D. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Câu 22. Đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”? A. Nhật Bán. B. Đức. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 23. Công nghiệp hóa chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô từ năm 1925 - 1941 vì A. để xây dựng nền móng đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội. B. để giải quyết những yêu cầu của đất nước. C. đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. D. để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 24. Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh. B. Các nước Đức, Áo - Hung đã suy yếu. C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao. D. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước. Câu 25. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất ở: A. châu Á - Thái Bình Dương. B. toàn thế giới. C. châu Âu. D. châu Âu và châu Á. Câu 26. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại của các phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX là A. thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất. B. sự chênh lệch giữa thực dân Pháp và nhân dân Campuchia. C. thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn. D. sự khủng hoảng của vương triều Phnôm Pênh. Câu 27. Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì? A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh. B. Các nước buộc phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. C. Liên Xô có khả năng ngoại giao chi phối các nước. D. Uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. Câu 28. Các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa” vì A. số phận của Nhật Bản cũng giống các nước ở châu Á. B. chế độ Mạc phủ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. C. Nhật Bản không có điều kiện làm cách mạng tư sản. D. Mĩ và phương Tây đang cần thị trường ở Nhật Bản. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Phân tích những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên? Câu 2. (1.0 điểm) a. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. b. Ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam. ------ HẾT ------ Mã đề 147 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2