intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỔ: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 11 NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút Nội dung kiến Mức độ nhận thức % thức Tổng Vận dụng tổng TT Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Số CH TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL CÁCH MẠNG Bài 1. Một số vấn TƯ SẢN VÀ đề chung về cách 4 4 1* 8 SỰ PHÁT mạng tư sản 1 TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA Bài 2. Sự xác lập TƯ BẢN và phát triển của 4 4 1** 8 chủ nghĩa tư bản 2 CHỦ NGHĨA Bài 3. Sự hình thành XÃ HỘI TỪ LBCHXHCN 2 0 1* 2 NĂM 1917 Xô viết ĐẾN NAY Bài 4. Sự phát triển của CNXH từ sau chiến tranh 4 4 0 1** 6 thế giới thứ hai đến nay. 1
  2. 3 QUÁ TRÌNH Bài 5.Quá trình GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN xâm lược và cai 2 0 0 2 TỘC CỦA trị của chủ nghĩa CÁC QUỐC thực dân ở Đông GIA ĐÔNG Nam Á NAM Á Tỉ lệ: 100 40 30 20 10 28 2 % Tỉ lệ chung% 70 30 100 % BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I. MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 NĂM HỌC: 2023 – 2024. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung kiến tra, đánh giá Vận TT Đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Bài 1. Một số vấn đề Nhận biết: 4 chung về cách mạng –Trình bày được tiền đề của các cuộc tư sản ( 3 tiết) cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. – Trình bày được kết quả, ý nghĩa của 2
  3. các cuộc cách mạng tư sản. Thông hiểu: 4 – Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. CÁCH MẠNG Vận dụng: TƯ SẢN VÀ SỰ 1* PHÁT TRIỂN - So sánh được đặc điểm các cuộc CMTS CỦA CHỦ về nhiệm vụ, mục tiêu, động lưc, hình thức, NGHĨA TƯ BẢN lãnh đạo… Bài 2. Sự xác lập và Nhận biết 4 phát triển của chủ – Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ( 3 tiết) nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ – Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địavà phát triển của chủ nghĩa tư bản. –Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. - Nêu được tiềm năng và thách thức chủ nghĩa tư bản hiện đại. Thông hiểu 4 – Phân tích đặc điểm CNTB hiện đại Vận dụng Vận dụng cao - Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng 1** và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng được những hiểu biết về lịch 3
  4. sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay. 2 Bài 3: Sự hình Nhận biết: 2 thànhLBCHXHCN -Trình bày được quá trình hình thành Xô viết( 1 tiết) Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Thông hiểu: Vận dụng: CHỦ NGHĨA 1* -Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của XÃ HỘI TỪ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô NĂM 1917 ĐẾN viết. Bài 4: Sự phát triển Nhận biết: NAY 4 của CNXH từ sau - Trình bày được sự phát triển của chủ chiến tranh thế giới nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau thứ hai đến nay. Chiến tranh thế giới thứ hai. (4 tiết) - Nêu được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ Latinh. - Nêu được nét chính về CNXH từ năm 1991 đến nay. - Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Thông hiểu: 4 - Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình CNXH ở Đông Âu và Liên Xô. Vận dụng: 4
  5. Vận dụng cao - Có ý thức trân trọng những thành tựu, 1** giá trị của chủ nghĩa xã hội. Đúc rút bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô, Đông Âu và sự thành công của các nước như Trung Quốc… tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 3 QUÁ TRÌNH Bài 5: Quá trình Nhận biết: 2 GIÀNH ĐỘC xâm lược và cai trị - Trình bày được quá trình các nước thực LẬP DÂN TỘC của chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập CỦA CÁC dân ở Đông Nam Á. nền thống trị ở Đông Nam Á (Đông Nam QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ( tiết 1) Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa) TỔNG 16 12 1 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2023- 2024 Môn thi: LỊCH SỬ (Thời gian làm bài: 45 phút) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Nhờ đâu tư sản và quý tộc nước Anh giàu lên nhanh chóng? A. Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương. B. Sự phát triển vượt bậc của công nghiệp. C. Sự phát triển của buôn bán trong nước. D. Sự phát triển của các mặt hàng nông sản. 5
  6. Câu 2: “Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản”, đó là một trong các A. mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản. B. ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản C. kết quả của các cuộc cách mạng tư sản. D. yêu cầu của các cuộc cách mạng tư sản Câu 3: Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là A. xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. B. đòi quyền tư hữu cho mỗi người dân. C. đòi quyền tự do kinh doanh cho mỗi người dân. D. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. Câu 4: Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì? A. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng. B. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến. D. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hòa. Câu 5: Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là A. đòi quyền tự do chính trị cho người dân. B. đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. C. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. D. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. Câu 6: Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là A. lực lượng lãnh đạo và giai cấp nông dân. B. lực lượng lãnh đạo và giai cấp nô lệ. C. lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân. D. giai cấp tư sản và giai cấp nông dân. Câu 7: Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ A. tư bản chủ nghĩa. B. quân chủ lập hiến. C. thể chế cộng hòa. D. dân chủ đại nghị. Câu 8: Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là: 6
  7. A. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển. B. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. C. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, Giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân. D. Xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Câu 9: Sự kiện nào sau đây gắn liền với sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ cuối thế kỉ XIX? A. Đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Cải cách nông nô ở Nga. B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. C. Cách mạng tư sản Pháp, Nội chiến ở Mỹ. D. Cách mạng tư sản Anh, Nội chiến ở Mỹ. Câu 10: Nửa sau thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ khi A. tất cả các nước trên thế giới đã hoàn thành cách mạng tư sản. B. giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. D. Chủ nghĩa tư bản đã lan rộng từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Câu 11: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với việc A. nền sản xuất bắt đầu phát triển và hình thành các tổ chức lũng đoạn. B. xuất hiện các công trường thủ công sản xuất theo dây chuyền. C. mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng bằng việc đi xâm lươc thuộc địa. D. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ. 7
  8. Câu 12: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là A. một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước. B. một hình thức của chủ nghĩa tư bản tư nhân. C. giai đoạn phát triển trước của chủ nghĩa tư bản tự do D. giai đoạn phát triển sau của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Câu 13: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” là thuật ngữ để chỉ chủ nghĩa tư bản sau A. quá trình xâm lược thuộc địa. B. khi hoàn thành Cách mạng tư sản. C. Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). D. khi xuất hiện tổ chức độc quyền. Câu 14: Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. xuất hiện các tổ chức độc quyền. B. xuất hiện độc quyền nhà nước. C. tiến hành cách mạng công nghiệp. D. sản xuất theo dây chuyền. Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Độc quyền nhà nước. C. Là hệ thống thế giới, mang tính toàn cầu. B. Có sức sản xuất cao. D. Lao động không có chuyển biến về cơ cấu. Câu 16: Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. không có kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, nền tảng pháp chế. B. nền dân chủ bị xói mòn, chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội. C. có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển. D. không tạo ra được những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. Câu 17: Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng vào A. tháng 2/1917 B. tháng 10/1917 C. tháng 3/1921 D. Tháng 12/1922 Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với thế giới? A. Chứng minh học thuyết Mác Lê-nin là đúng đắn, khoa học. 8
  9. B. Tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế. C. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh. D. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô. Câu 19: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu giai đoạn 1945 - 1949 có đặc điểm gì? A. Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ. B. Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. C. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. D. Các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu. Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội có đặc điểm A. Sụp đổ hoàn toàn, không còn là chổ dựa của phong trào cách mạng thế giới. B. Sụp đổ, không còn là chổ dựa của phong trào giải phóng dân tộc C. Trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. D. Dần mở rộng và phát triển sang một số nước ở Đông Âu. Câu 21: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ hoàn toàn vào giai đoạn nào? A. 1989 - 1991 B. 1980 - 1985 C. 1986 - 1990 D. 1991 - 1995 Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân chủ quan gây nên sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô? A. Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quản lí. B. Hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực. 9
  10. C. Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ, xu hướng dân tộc chủ nghĩa li khai xuất hiện. D. Sự chống phá của thế lực thù địch nhằm làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu. Câu 23: Qua gần bốn thập kỉ tiến hành đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam trở thành đất nước A. đang phát triển có thu nhập trung bình. B. trong tình trạng bị cấm vận từ bên ngoài. C. có dự trữ ngoại tệ thuộc tốp đầu thế giới. D. khủng hoảng kinh tế - xã hội, kém phát triển. Câu 24: Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc duy trì ở vị trí thứ mấy của với thế giới? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D Thứ tư Câu 25: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba từ năm 1991 đến nay có đặc điểm gì? A. Tiến hành cải cách mở cửa mạnh mẽ và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều đặc sắc. B. Duy trì chủ nghĩa xã hội nhưng chưa có những thành tựu đột phá và đang bị cấm vận. C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. D. Quyết liệt thực hiện cải cách, mở cửa, đổi mới và đạt nhiều thành tựu to lớn. Câu 26: Quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ là A. Hàn Quốc B. Nhật Bản C. Ấn Độ D. Trung Quốc Câu 27: Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với Đông Nam Á được tiến hành sau những hoạt động nào? A. Phát kiến địa lí và quá trình truyền bá Phật giáo, Đạo giáo. B. Phát kiến địa lí và sự mở rộng thị trường thương mại quốc tế. C. Phát kiến địa lí và quá trình khai thác các sản phẩm nông nghiệp. 10
  11. D. Phát kiến địa lí và quá trình đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp Câu 28: Sự kiện nào đã mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dài nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á? A. Thực dân Anh mở rộng ảnh hưởng ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây. B. Thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương. C. Thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a). D. Thực dân Anh tiến hành chiến tranh xâm lược Miến Điện. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và đang đối mặt với những thách thức gì? Câu 2. (2,0 điểm) Trên cơ sở trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, từ đó hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. -----HẾT----- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ HDC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2023- 2024 Môn thi: LỊCH SỬ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 11
  12. Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 8 D 15 D 22 D 2 C 9 A 16 C 23 A 3 D 10 B 17 A 24 B 4 C 11 C 18 D 25 C 5 A 12 A 19 C 26 D 6 C 13 C 20 B 27 B 7 A 14 B 21 A 28 D B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và đang đối mặt với những thách thức gì? 1,0 - Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đang có những điều chỉnh quan trọng… 1,0 - Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòi và trên thực tế nền dân chủ đó chỉ dành cho một bộ phận thiểu số. - Tiềm ảnh nguy cơ khủng hoảng toàn cầu như khủng hoảng tài chính, tiền tệ, môi trường. Vấn đề chiến tranh giữa các nước tư bản… - KL: Những thách thức của chủ nghĩa tư bản xuất là phát từ bản chất chế độ, những mâu thuẩn nội tại…(Ý này học sinh có thể trình bày ở phần mở đầu hoặc kết luận đều đúng) 2 Trên cơ sở trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và 2,0 Đông Âu, từ đó hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ý1 * Nguyên nhân 1,25 12
  13. - Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra, thực hiện đường lối, chính sách... - Hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ, sửa chữa tích cực... - Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tụt hậu... - Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ, xu hướng dân tộc chủ nghĩa li khai xuất hiện... - Về khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch... Ý2 * Rút ra những bài học cho Việt Nam: 0,75 - Kiên định con đường chủ nghĩa xã hội với đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng… - Tích cực đổi mới, xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội khoa học, phù hợp… - Áp dụng tốt các thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ… - Tăng cường phòng chống quan liêu, tham nhũng, tạo niềm tin trong nhân dân - Tăng cường đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh mạng, chống các thế lực thù địch… (Học sinh trình bày được 3 ý trong các ý trên thì cho điểm tối đa ở ý này) -----HẾT----- 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2