Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS&THPT Minh Hưng, Bình Phước
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS&THPT Minh Hưng, Bình Phước” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS&THPT Minh Hưng, Bình Phước
- SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS&THPT MINH HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 4 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................ Số báo danh: ....... Mã đề 209 ............ Câu 1. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây vừa thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc? A. Khởi nghĩa Lam Sơn. B. Khởi nghĩa Lý Bí. C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Tây Sơn. Câu 2. Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều A. giết chết được chủ tướng của quân giặc. B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước. C. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào. D. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ” trên sông. Câu 3. Mâu thuẫn bao trùm lên xã hội Đông Nam Á trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì? A. Giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến. B. Giai cấp tư sản với chính quyền thực dân. C. Giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. D. Nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân Việt Nam? A. Thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa, ngu dân. B. Duy trì bộ máy cai trị cũ từ trung ương đến địa phương. C. Đặt ra nhiều thứ thuế và chế độ lao dịch nặng nề. D. Thực hiện chính sách chia để trị về hành chính. Câu 5. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á? A. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống. B. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. C. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh. D. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước. Câu 6. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8-1945) để tiến hành giành độc lập? A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Mi-an-ma, Lào, Thái Lan. C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. D. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là tác động tích cực trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á? A. gắn kết khu vực với thị trường thế giới. B. du nhập nền sản xuất công nghiệp. C. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để. D. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa. Câu 8. Điểm chung trong nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là A. không nhận được sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân.
- B. dẫn đến mất độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc. C. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân. D. đều không có sự lãnh đạo tài tình của các tướng giỏi. Câu 9. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm nào sau đây của nhân dân Việt Nam diễn ra trong thời kỳ Bắc thuộc? A. Khởi nghĩa Phùng Hưng. B. Phong trào Tây Sơn. C. Khởi nghĩa Trương Định. D. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Câu 10. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây? A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á. B. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á. C. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. D. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi. Câu 11. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm A. chống lại chính quyền Lê - Trịnh. B. lật đổ ách cai trị của quân Minh. C. lật đổ ách cai trị của quân Thanh. D. chống lại chính quyền chúa Nguyễn. Câu 12. Một trong những đóng góp to lớn của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc là A. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài. B. xây dựng nhà nước Vạn Xuân lớn mạnh. C. mở đầu thời kì đấu tranh chống đô hộ. D. đập tan âm mưu xâm của nhà Đường. Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Tiên phát chế nhân. C. Vườn không nhà trống. D. Vây thành, diệt viện. Câu 14. Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã: A. Xây dựng mối quan hệ với TQ để được giúp đỡ. B. Xây dựng mối quan hệ với Liên Xô để được giúp đỡ. C. Đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm. D. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa. Câu 15. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền. B. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn. C. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung. D. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần. Câu 16. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây? A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. B. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược. C. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. D. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược. Câu 17. Từ sự thất bại của một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây? A. Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài. B. Coi trọng việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. C. Phát huy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình. D. Chính sách hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.
- Câu 18. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á được coi là một trong bốn “con rồng kinh tế” của châu Á? A. In-đô-nê-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Việt Nam. D. Thái Lan. Câu 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Đại Việt bị nhà Minh đô hộ. B. Đại Việt có độc lập, chủ quyền. C. Đại Việt bị nhà Nguyên cai trị. D. Đại Việt bị chia cắt làm hai Đàng. Câu 20. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa A. khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế. B. góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. C. hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc. D. tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng. Câu 21. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc. B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. C. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài. Câu 22. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây? A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt. B. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. C. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam. D. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự. Câu 23. Một trong những tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á là A. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. C. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. D. nền sản xuất công nghiệp du nhập vào khu vực. Câu 24. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tập hợp lực lượng đặt cơ sở cho sự hình thành hạt nhân đầu tiên, Lê Lợi đã tổ chức A. Hội thề Đông Quan. B. Hội nghị Bình Than. C. Hội thề Lũng Nhai. D. Hội nghị Diên Hồng. Câu 25. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc có một trong những đặc điểm nào sau đây? A. Diễn ra khi đất nước có độc lập. B. Diễn ra sôi nổi, liên tục và mạnh mẽ. C. Diễn ra trên phạm vi cả nước. D. Các cuộc khởi nghĩa đều thắng lợi. Câu 26. Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ A. Mi-an-ma. B. Xin-ga-po. C. Bru-nây. D. Lào. Câu 27. Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước. B. Không bắt kịp bước phát triển của KH-KT. C. Phạm nhiền sai lầm trong cải tổ. D. Thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
- Câu 28. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này? A. Đoàn kết được lực lượng toàn dân. B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi. C. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố. D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh. Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quá trình chuyển biến của cách mạng ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920? A. đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc B. đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị giành độc lập dân tộc. C. đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh giành chính quyền. D. đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Câu 30. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi? A. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung. B. Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương. C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần. D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền. Câu 31. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là: A. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia. B. Nga, Ukraine, Bê-lô-rút-xi-a và ngoại Cáp-ca-dơ. C. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia. D. Nga, Ukraine, Belarus và Litva. Câu 32. Nửa sau thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở A. Châu Phi – Châu Úc. B. Châu Á- Châu Phi. C. Châu Phi – Châu Đại Dương. D. Châu Âu – Bắc Mĩ. II. Phần tự luận: ( 2.0 đ) Câu 1 (1.0 điểm). Từ những kiến thức đã học em hãy phân tích ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. Câu 2 (1.0 điểm). Hãy kẻ bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu dưới thời kỳ đô hộ của Phong kiến Phương Bắc theo nội dung sau. Stt Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Kẻ thù 1 2 3 4 ------ HẾT ------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 317 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn