intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY 2023-2024 Môn: Lịch Sử – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 602 Họ và tên: ……………………………………………… SBD:……………… Lớp:…………... A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển lên Chủ nghĩa xã hội? A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản. Câu 2. Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là A. giải phóng quốc gia, dân tộc. B. xác lập nền dân chủ tư sản. C. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. D. thống nhất thị trường dân tộc. Câu 3. Điểm giống nhau trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc là A. thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng. B. tiến hành khi đất nước khủng hoảng. C. duy trì cơ chế quản lí tập trung. D. chú trọng đổi mới chính trị và xã hội. Câu 4. Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã A. đưa Trung Quốc vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. B. chấm dứt ách nô dịch thống trị của đế quốc, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. C. xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. hoàn thành triệt để nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. Câu 5. Trong 30 năm (1978 - 2008) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được thành tựu về kinh tế nào dưới đây? A. Sản lượng cá đứng vị trí thứ hai thế giới sau Thuỵ Sỹ. B. Cường quốc có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. C. Năm 1998, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ có người lái. D. Tổng sản phẩm của Trung Quốc đứng đầu thế giới. Câu 6. Biện pháp nào về ngoại giao đã giúp Xiêm bảo vệ nền độc lập của nước mình? A. Tiến hành cuộc chiến tranh vũ trang chống xâm lược. B. Cắt một số vùng lãnh thổ phụ thuộc vào Xiêm cho Anh, Pháp. C. Thi hành chính sách liên minh chặt chẽ với đế quốc Mĩ. D. Cải cách bộ máy hành chính theo mô hình phương Tây. Câu 7. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Mỹ Latinh đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ? A. Triều Tiên. B. Lào. C. Cu Ba. D. Trung Quốc. Câu 8. Nội dung nào sau đây là tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại? A. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc. C. Chính sách cai trị của phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân. D. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược. Trang 1/3 – Mã đề 602
  2. Câu 9. Nhiệm vụ chủ yếu của các nước Đông Âu từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. C. đánh bại chủ nghĩa phát xít. D. lật đổ chế độ thực dân kiểu mới. Câu 10. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây vì A. đây là một nước đế quốc hùng mạnh ở trong khu vực. B. không có thị trường rộng lớn, ít nguồn tài nguyên. C. đã tiến hành công cuộc cải cách đất nước thành công. D. đã tổ chức kháng chiến chống Anh, Pháp thành công. Câu 11. Cách mạng tư sản là A. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân lãnh đạo. B. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và nông dân lãnh đạo. C. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá lãnh đạo. D. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và thợ thủ công lãnh đạo. Câu 12. Hình ảnh dưới đây phản ánh điều gì về Trung Quốc sau khi thực hiện công cuộc cải cách mở cửa? Một góc phố Đông bên sông Hoàng Phố, Thượng Hải (Trung Quốc) A. Cơ sở vật chất, hạ tầng chỉ phát triển tương đối, chất lượng đời sống người dân thấp. B. Đạt nhiều thành tựu lớn về kinh tế nhưng cơ sở vật chất hạ tầng lại chưa phát triển. C. Đạt nhiều thành tựu lớn, cơ sở vật chất hạ tầng phát triển, nâng cao đời sống người dân. D. Cơ sở vật chất, hạ tầng phát triển nhưng không bắt kịp sự phát triển KH-KT hiện đại. Câu 13. Mục đích chính sách cai trị về văn hóa- xã hội của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á là gì? A. Làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á. B. Xây dựng thuộc địa thành một phần kinh tế của chính quốc. C. Làm nhụt ý chí chiến đấu của các dân tộc bản địa. D. Cột chặt kinh tế thuộc địa vào kinh tế chính quốc. Câu 14. Lĩnh vực nào được đặc biệt chú trọng trong công cuộc cải cách ở Xiêm? A. Kinh tế. B. Ngoại giao. C. Giáo dục. D. Hành chính. Câu 15. Trong Giáo dục các nước phương Tây thực hiện chính sách gì đối với các nước Đông Nam Á? A. Phát triển văn hóa bản địa. B. Chú trọng giáo dục. 2
  3. C. Cử học sinh giỏi du học. D. Thực hiện chính sách ngu dân. Câu 16. Công cuộc cải cách của vua Rama V đã có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm? A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Xiêm. B. Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. C. Cải cách thành công đã lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến. D. Giúp Xiêm thành nước đế quốc duy nhất ở khu vực châu Á. Câu 17. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. B. Chậm tiến hành công cuộc cải tổ nền kinh tế, chính trị, xã hội. C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật hiện đại. D. Những hạn chế, thiếu sót trong nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài. Câu 18. Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu A. mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. B. chuẩn bị mở các cuộc tấn công xâm lược các nước ở châu Á. C. kết thúc quá trình xâm lược các nước ở khu vực châu Á. D. hoàn thành quá trình xâm nhập vào các nước Đông Bắc Á. Câu 19. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến các nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược? A. Nhu cầu về nguyên liệu của các nước thực dân. B. Chế độ phong kiến suy yếu rơi vào khủng hoảng. C. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc. D. Chính sách bành trướng thuộc địa của thực dân. Câu 20. Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân nào xâm lược và thống trị? A. Pháp. B. Anh. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha. Câu 21. Chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á nhằm mục đích gì? A. Biến Đông Nam Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. B. Xây dựng Đông Nam Á thành một thành trì kinh tế vững chắc ở khu vực châu Á. C. Biến Đông Nam Á thành thị trường tiềm năng, cạnh tranh với các đối thủ khác. D. Phát triển kinh tế thuộc địa không đồng đều, trở thành một phần của kinh tế chính quốc. B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2 (1,0 điểm): Là một học sinh trung học phổ thông, em hãy nêu lên 4 việc mà mình có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Mã đề 602
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2