Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT LƯU NHÂN CHÚ MÔN: SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề (28 câu trắc nghiệm, 02 câu tự luận trong 04 trang) Mã đề: 114 Họ, tên thí sinh:................................................... Số báo danh:.................................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm). Câu 1. Đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến thực dân Pháp phải mất gần 30 năm (1858 - 1884) mới hoàn thành xâm lược Việt Nam? A. Quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo. B. Quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình Việt Nam. C. Triều đình nhà Nguyễn kiên định lãnh đạo nhân dân kháng chiến. D. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Câu 2. Chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á nhằm mục đích nào sau đây? A. tạo điều kiện để thực dân phương Tây xâm lược. B. Để đàn áp các cuộc khởi nghĩa các nước ở Đông Nam Á. C. Gây mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Nam Á. D. Chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc. Câu 3. Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) là thuộc địa của đế quốc nào sau đây? A. Hà Lan. B. Anh. C. Mĩ. D. Pháp. Câu 4. Năm 1785, gắn với chiến thắng nào sau đây của nghĩa quân Tây Sơn? A. Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh Đàng ngoài. B. Đại phá 29 vạn quân Thanh phía bắc. C. Đánh tan quân Xiêm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ. D. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong. Câu 5. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789) dưới thời Tây Sơn để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? A. Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc. B. Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố. C. Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ. D. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc. Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nghệ thuật quân sự độc đáo của quân Tây Sơn khi tổ chức kháng chiến chống Thanh xâm lược (1788 - 1789)? A. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh. B. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn. C. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng. D. Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc. Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX, cuộc kháng chiến nào sau đây thất bại đã đánh dấu thời kì “ hơn nghìn năm Bắc thuộc” trên đất nước ta? A. Kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh. B. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Trần. C. Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà của nhà nước Âu Lạc. D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ. Trang 1/4 - Mã đề thi 114
- Câu 8. Điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn là A. cả hai phong trào đều có những văn kiện lịch sử để lại cho dân tộc. B. Đánh tan các thế lực ngoại xâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. C. từ khởi nghĩa tại địa phương sau đó lan rộng khắp cả nước. D. cả hai phong trào đều đánh tan lực lượng ngoại xâm từ phương Bắc. Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (542-543) chống lại thế lực nào sau đây của triều đại phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc? A. Minh. B. Tống. C. Nhà Lương. D. Xiêm. Câu 10. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, cuộc chiến tranh nào sau đây thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân” giành thắng lợi to lớn? A. Chống quân Nam Hán – Ngô Quyền (938). B. Chống Tống lần 2 – nhà Lý (1075, 1077). C. Chống xâm lược Thanh – nhà Tây Sơn (1789). D. Chống Xiêm – nhà Tây Sơn (1785). Câu 11. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) đã lật đổ ách thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc nào sau đây? A. Minh. B. Thanh. C. Tống. D. Xiêm. Câu 12. Từ năm 1920 đến 1945, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á theo khuynh hướng nào sau đây? A. Tư sản, phong kiến. B. Phong kiến, vô sản. C. Vô sản, tư sản. D. Phong kiến, dân chủ tư sản. Câu 13. Kế sách “thanh dã” trong nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây? A. Chống quân xâm lược Tống thời Lý. B. Chống xâm lược Mông - Nguyên. C. Chống quân xâm lược Minh. D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê. Câu 14. Thế kỉ XI, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược Tống tại trận quyết chiến chiến lược nào dưới đây? A. Tây Kết. B. Hàm Tử. C. Bạch Đằng. D. Như Nguyệt. Câu 15. “Đô kì đóng cõi Mê Linh; Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta” Hai câu thơ trên nói về cuộc khởi nghĩa nào sau đây? A. Bà Triệu. B. Phùng Hưng. C. Hai bà Trưng. D. Lý Bí. Câu 16. Vì sao Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây? A. Có tuyến đường biển nối liền Đông Nam Á với Ấn Độ. B. Có tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây. C. Có đường biển dài, nối liền với các châu lục. D. Giữa các quốc gia khu vực này không tách rời nhau. Câu 17. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ thế kỉ XV là A. không tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân. B. thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. C. nội bộ triều đình lục đục bất hoà. D. không có người chỉ huy tài giỏi. Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực của chính sách thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á? A. Gắn kết khu vực và thế giới. B. Tranh chấp lãnh thổ. Trang 2/4 - Mã đề thi 114
- C. Xung đột sắc tộc, tôn giáo. D. Tranh chấp biên giới. Câu 19. Một trong những nguyên nhân khiến dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với các thế lực ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc là A. Việt Nam có đường bờ biển dài nhất Đông Nam Á. B. Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc với Ấn Độ. C. Việt Nam là cửa ngõ thông thương giữa Địa trung Hải với Ấn Độ Dương. D. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi. Câu 20. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm tình hình các nước Đông Nam Á trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược? A. Là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. B. Hầu hết các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa. C. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành các nước tư bản. D. Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động. Câu 21. Việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc? A. Thiết lập vương triều như chính quyền chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn. B. Thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. C. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước. Câu 22. Viện cớ nào sau đây năm 1789, nhà Thanh sai 29 vạn quân sang xâm lược nước ta? A. Quang Trung lên ngôi hoàng đế. B. Dưới sự cầu cứu của vua Lê Chiêu Thống. C. Chúa Nguyễn xưng vương lập triều đình riêng. D. Dưới sự cầu cứu của Nguyễn Ánh. Câu 23. Câu thơ bất hủ: “…Như nước Đại Việt ta từ trước; Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; Núi sông bờ cõi đã chia; Phong tục Bắc – Nam cũng khác…” Là của nhà quân sự, danh nhân văn hóa nào sau đây? A. Lý Thường Kiệt. B. Nguyễn Trãi. C. Quang Trung. D. Trần Hưng Đạo. Câu 24. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân quyết định dẫn tới sự thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỉ XIII? A. Tinh thần chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng chiến đấu. B. Đường lối quân sự rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo. C. Có lực lượng quân sự hùng hậu, tinh nhuệ. D. Nhân dân Đại Việt tinh thần dũng cảm, mưu trí. Câu 25. Trận đánh nào sau đây có ý nghĩa quyết định thắng lợi đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn? A. Chí Linh (1424). B. Diễn Châu (1425). C. Tốt Động – Chúc Động (1426). D. Chi Lăng – Xương Giang (1427). Câu 26. Một trong những cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời kì Bắc thuộc (thế kỉ II TCN đến 938) là A. Hai bà Trưng. B. Lam Sơn. C. Phong trào Tây Sơn. D. Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 27. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây? A. Do chính sách ngoại giao khéo léo. Trang 3/4 - Mã đề thi 114
- B. Do cải tổ về chính trị theo kiểu phương Tây. C. Do cải cách quân đội, trường học theo kiểu phương Tây. D. Do xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động. Câu 28. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (thế kỉ I đến thế kỉ X). A. Phong trào có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân đội chính quy và lực lượng nông dân. B. Phong trào nổ ra rời rạc, lẻ tẻ và cuối cùng không thu được kết quả. C. Nổ ra liên tục, quyết liệt, có cuộc khởi nghĩa giành được độc lập tự chủ trong thời gian. D. Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều thất bại vì không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm). Câu 1 (2 điểm). Phân tích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam (thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ XIX)? Em rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc hiện nay? Câu 2 (1 điểm). Quan sát hình ảnh sau và kết hợp kiến thức đã học: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) - Em hãy trình bày diễn biễn chính khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV? ----------- HẾT ---------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm, học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào) Trang 4/4 - Mã đề thi 114
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 434 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn