intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 -------------------- MÔN: LỊCH SỬ - 11 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 113 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 Điểm) Câu 1. Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đều có A. sự giúp đỡ của bên ngoài. B. sự lãnh đạo thống nhất. C. sự đoàn kết giữa các nước. D. cùng kết quả thất bại. Câu 2. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây? A. Diễn ra trong thời gian ngắn, thần tốc, bất ngờ. B. Diễn ra ngay sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi. C. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. D. Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc. Câu 3. Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu A. xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. B. xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, nâng cao đời sống nhân dân. C. xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, dân chủ, văn minh. D. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng. Câu 4. Nguyên nhân chủ quan nào mang tính quyết định đối với thắng lợi của các cuộc kháng chiến? A. Sức mạnh kinh tế, văn hoá, quân sự mạnh. B. Các tướng lĩnh yêu nước, dũng cảm, tài năng mưu lược. C. Sự đoàn kết đồng lòng, dũng cảm, kiên cường của nhân dân. D. Đường lối quân sự đúng đắn ,linh hoạt, độc đáo ,sáng tạo. Câu 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân In-đô-nê-xi-a nửa sau thế kỉ XIX do lực lượng nào lãnh đạo? A. Địa chủ. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 6. Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) đã A. xóa bỏ trật tự "hai cực", "hai phe" sau nhiều thập kỉ. B. góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới. C. bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng tháng Tám (1945). D. chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Câu 7. Phương thức cai trị phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng ở các nước Đông Nam Á là A. chia để trị. B. trực tiếp cai trị. C. thiết lập tay sai. D. gián tiếp cai trị. Câu 8. Năm 1945, nhân cơ hội phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân nước nào ở Đông Nam Á đã nổi dậy giành được độc lập? A. Đông Ti-mo. B. Bru-nây. C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam. Câu 9. Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược A. Nam Hán. B. Minh. C. Mông - Nguyên. D. Tống. Câu 10. Một trong những nguyên nhân thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á giữa thế kỉ XVIII là do A. mong muốn giao lưu văn hóa. B. mong muốn của người dân bản địa. C. hợp tác buôn bán với nhau. D. nhu cầu mở rộng thị trường. Câu 11. Trong thời gian thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX ,vì sao một số nước Đông Nam Á được coi là “vựa lúa” của thế giới nhưng vẫn rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên? A. Có sự cạnh tranh khốc liệt của các thương nhân nước ngoài ở Đông Nam Á. B. Các nước Đông Nam Á không thực hiện liên minh kinh tế với các nước tư bản. C. Đa số các nước Đông Nam Á có nền nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc nước ngoài. D. Các nước Đông Nam Á chỉ chú trọng chất lượng không đầu tư vào sản lượng. Câu 12. Đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á được tiến hành thông qua hoạt động Mã đề 113 Trang Seq/3
  2. A. buôn bán, truyền giáo. B. phát kiến địa lí. C. gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện. D. lấy cớ sự kiện chè Boxton. Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 - 1077), Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân”, có nghĩa là A. liên kết với các nước láng giềng để bảo vệ độc lập. B. ra tay trước để kiềm chế sức mạnh đối phương. C. phải giảng hòa để bảo vệ độc lập. D. tập hợp lực lượng để phô trương thanh thế. Câu 14. Chiến lược kinh tế hướng ngoại sau khi giành độc lập của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN có hạn chế gì? A. Máy móc công nghệ lạc hậu. B. Trình độ sản xuất thấp. C. Thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. D. Phụ thuộc vốn và thị trường bên ngoài. Câu 15. Cả hai lần thực dân Pháp gây chiến tranh ra Bắc kì lần 1 (1873) và lần 2 (1882 – 1883) đều A. bị quân triều đình nhà Nguyễn đánh bại. B. nhờ vào sự giúp đỡ của Tây Ban Nha. C. không đạt được kết quả như mong đợi. D. khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng. Câu 16. Việt Nam nằm trên trục giao thương quốc tế ở Đông Nam Á nên đã trở thành A. trở ngại lưu thông hàng hóa thế giới. B. nơi cạnh tranh của các cường quốc. C. kẻ thù của các cường quốc. D. đối thủ của các cường quốc. Câu 17. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thôi thúc Xiêm tiến hành cải cách giữa thế kỉ XIX? A. Tạo ra sự công bằng xã hội. B. Xóa bỏ giai cấp bóc lột. C. Bảo vệ độc lập. D. Củng cố chế độ phong kiến. Câu 18. Từ khi bị xâm lược, phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á diễn ra A. hơi muộn. B. khá muộn. C. chậm chạm. D. khá sớm. Câu 19. Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước phương Tây ở các nước Đông Nam Á là gì? A. Tiến hành khai thác tối đa nguồn lực kinh tế, phát triển kinh tế chính quốc. B. Các thế lực phong kiến vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị. C. Bóc lột triệt để nông nghiệp, cướp bóc ruộng đất của nông dân. D. Thực hiện chuyên chính quân sự, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân bản địa. Câu 20. Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là gì? A. Đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây. B. Các đề xướng cải cách chưa hệ thống, chưa toàn diện. C. Các sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách. D. Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây. B. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 Điểm) Câu 1 ( 2.0 điểm): Từ cuối thế kỉ XIX đến 1975, cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trải qua những giai đoạn phát triển nào? Câu 2 (3.0 điểm). Về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X – XVIII: 1. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi tiêu biểu của quân dân ta từ thế kỉ X – XVIII theo mẫu: Tên cuộc kháng chiến Thời gian Lãnh đạo Chiến thắng tiêu biểu 2. Trình bày những nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta? Nguyên nhân nào là sức mạnh quan trọng để quân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm? ------ HẾT ------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: .......................... Mã đề 113 Trang Seq/3
  3. Mã đề 113 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2