Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
lượt xem 0
download
“Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Tổ Sử -Địa –GDKT&PL Năm học 2024-2025; Môn:Lịch sử khối lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 4 trang) Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh: …………….. Mã đề thi 111 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành A. Các nước dân chủ cộng hòa độc lập B. Thuộc địa của thực dân phương Tây. C. Trung tâm hàng hải lớn trên thế giới. D. Các quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong thập niên 80, 90 của thế kỉ XX? A. Sự sụp đổ của con đường xã hội chủ nghĩa. B. Cần xem xét lại mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Đây chỉ là sự sụp đổ của mô hình chưa phù hợp. D. Những người lãnh đạo không muốn cải tổ đất nước. Câu 3: Nhiệm vụ chủ yếu của các nước Đông Âu từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. C. đánh bại chủ nghĩa phát xít. D. lật đổ chế độ thực dân kiểu mới. Câu 4: Một trong những khó khăn của Cuba trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay là A. lệnh cấm vận kéo dài của Mĩ và phương Tây. B. sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. C. mô hình kinh tế tập trung bao cấp kém hiệu quả D. mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo không thể điều hòa Câu 5: Trong những năm 1944-1945, các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền xuất phát từ điều kiện khách quan thuận lợi nào sau đây? A. Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt hoàn toàn. B. Chiến tranh thế giới II lan rộng sang châu Á C. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. D. Thất bại của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Câu 6: Quốc gia nào đã thành lập nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới? A. Trung Quốc. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 7: Từ nửa sau thế kỉ XIX, nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù xâm lược nào sau đây? A. Anh B. Pháp C. Hà Lan D. Tây Ban Nha Câu 8: Mục tiêu chủ yếu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978) là A. đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. B. mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước tư bản phát triển. C. hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Nhà nước nắm độc quyền Mã đề thi 111 - Trang 1/ 4
- Câu 9: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì một trong những lí do nào sau đây? A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo. B. Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế. C. Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ. D. Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm. Câu 10: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là A. thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các quốc gia B. thực hiện chính sách cấm vận đối với khu vực Đông Nam Á. C. đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ với các nước. D. phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Nhà nước nắm độc quyền Câu 11: Sự ra đời củả nước nào đã mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ Latinh? A. Thái Lan. B. Cuba. C. Ấn Độ D. Iran. Câu 12: Một trong những chính sách cai trị về văn hóa, xã hội của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là A. Thực hiện chính sách chia để trị B. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. C. Thực hiện chính sách ngu dân. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Câu 13: Mục tiêu của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là A. Chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc. B. Thực hiện hiệu quả chính sách kinh tế mới. C. Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. D. Chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức. Câu 14: Sự ra đời của Liên Xô không có ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. C. Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 15: Trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội A. chỉ mở rộng không gian địa lí. B. chỉ mở rộng số lượng thành viên. C. tồn tại trong lòng chủ nghĩa tư bản. D. có vị trí quan trọng trong thế giới. Câu 16: Thắng lợi nào dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên thế giới? A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 17: Năm 1930, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây thành lập Đảng Cộng sản? A. Việt Nam. B. Tây Ban Nha C. Hà Lan. D. Miến Điện Câu 18: Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ A. Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. B. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. C. Giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản. D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn. Câu 19: Đâu không phải là thủ đoạn thực dân phương Tây thực hiện để xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XVI? A. Buôn bán. B. Truyền đạo. C. Cải cách. D. Chiến tranh xâm lược. Mã đề thi 111 - Trang 2/ 4
- Câu 20: Các nước phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh phần lớn các nước ở đây A. Có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. Có tình hình hình chính trị, xã hội ổn định C. Chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao. D. Chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: 2.1 Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Liên Xô, nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, đã tỏ ra có sức mạnh phi thường. Ngay từ khi mới thành lập, Liên Xô chẳng những đập tan được bọn phản cách mạng trong nước, mà còn đánh thắng cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, chưa đầy 30 năm sau lại đánh thắng hoàn toàn bọn phát xít Đức – Ý – Nhật, chẳng những bảo vệ được Nhà nước Xô viết mình mà còn góp phần to lớn giải phóng nhiều nước khác, cứu cả loài người khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa phát xít” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.22) a) Liên Xô là một trong những nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới b) Nhà nước Liên Xô bắt đầu tỏ ra có sức mạnh phi thường từ sau khi đánh bại phát xít c) Việc Liên Xô đánh thắng phát xít đã tạo điều kiện cho nhiều nước khác đứng lên tự giải phóng d) Đoạn trích đã tóm tắt quá trình thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Câu 2: 2.2 Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu – ba…vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Cánh diều, tr. 26) a) Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa b) Năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ c) Từ năm 1991 đến nay, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại nữa d) Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cho thấy những hạn chế, sai lầm trong học thuyết Mác – Lênin Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. … Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. …Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 – a) Những tội ác của chính quyền thực dân đối với nhân dân ta được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. b) Đoạn trích trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh tập trung tố cáo tội ác của phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam. c) …“ràng buộc dư luận”, “chính sách ngu dân”, “dùng thuốc phiện, rượu cồn” là những chính sách và tội ác của chính quyền thực dân trên lĩnh vực chính trị. d) Một trong những chính sách cai trị của chính quyền thực dân được nhắc đến trong đoạn trích là chính sách “chia để trị” Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Mã đề thi 111 - Trang 3/ 4
- Pháp. Các cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các tỉnh Nam Kì và Bắc Kì, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân với những hình thức đấu tranh phong phú. Thực dân Pháp phải tra qua 26 năm mới áp đặt được nền bảo hộ trên đất nước Việt Nam” (Sách giáo viên Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.91 – 92) a) Khi xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên. b) Khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” và đã nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn. c) Trong quá trình xâm lược, thực dân Pháp liên tục vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. d) Năm 1884, thực dân Pháp đã áp đặt được nền bảo hộ trên đất nước Việt Nam. -------------- HẾT --------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề thi 111 - Trang 4/ 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 436 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn