intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ- LỚP: 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 201 Câu 1. Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới? A. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp. B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. C. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. D. Thành lập quân đội Quốc gia. Câu 2. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao. B. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. C. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. D. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương. Câu 3. Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây? A. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận. B. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. C. Kết hợp với đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. D. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. Câu 4. Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939 ở Việt Nam là A. đều đấu tranh mang tính chất triệt để. B. đều giành được chính quyền ở một số địa phương. C. được coi như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám. D. sử dụng hình thức đấu tranh công khai, bán công khai, hợp pháp bất hợp pháp. Câu 5. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945 là A. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh. B. đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc. C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. D. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ. Câu 6. Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) cho cách mạng Việt Nam hiện nay? A. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước. B. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao. D. Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại. Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) chủ trương thành lập A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng Minh. C. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 8. Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là A. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu B. kế hoạch khôi phục châu Âu. C. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu D. kế hoạch phục hưng châu Âu Câu 9. Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8/1945), nhân dân ở Bắc kì và Bắc Trung kì thực hiện khẩu hiệu A. Người cày có ruộng. B. Không một tấc đất bỏ hoang. Mã đề 201 Trang 1/4
  2. C. Tăng gia sản xuất. D. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói. Câu 10. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”? A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman. C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan. D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven. Câu 11. Trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Bắc Á đều chịu sự nô dịch của : A. Chủ nghĩa thực dân B. Đế quốc Anh-Pháp C. Chủ nghĩa phát xít D. Chủ nghĩa quân phiệt Câu 12. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng B. Nạn đói đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta. C. Ngoại xâm và nội phản. D. Hơn 90% dân số mù chữ. Câu 13. Năm 1947, Ấn Độ bị thực dân Anh chia thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào sau đây ? A. lãnh thổ B. văn hóa C. tôn giáo D. chính trị Câu 14. Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946đãthể hiện A. sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta. B. vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. sự hạn chế trong lãnh đạo của ta. D. sự nhượng bộ của ta trong việc phân hoá kẻ thù. Câu 15. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? A. Ngoại thương. B. Công nghiệp nặng. C. Giao thông vận tải. D. Nông nghiệp và khai mỏ. Câu 16. Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì dưới đây? A. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo. B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới. C. Nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói. D. Cấm dùng gạo, ngô để nấu rượu. Câu 17. Trong lúc Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị nào dưới đây? A. Đánh đuổi phát xít Nhật. B. Chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. C. Đánh đuổi Pháp - Nhật. D. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Câu 18. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939 - 1945? A. Phát xít Đức đầu hàng phe Đồng minh. B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. D. Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập. Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) thất bại? A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. B. Đế quốc Pháp còn mạnh. C. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu. D. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động. Câu 20. Nội dung nào sau đây, thể hiện vai trò của Liên Bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô từ năm 1991 ? A. được kế thừa địa vị pháp lí tại hội đồng bảo an liên hợp quốc B. đứng đầu cực xã hội chủ nghĩa trong trật tự thế giới hai cực C. tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Mã đề 201 Trang 2/4
  3. D. hưởng các đặc quyền về kinh tế tại các nước xã hội chủ nghĩa Câu 21. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì ? A. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do. C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập. D. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Câu 22. Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau cách mạng thánh Tám năm 1945 là gì? A. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. B. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. C. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam. D. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. Câu 23. Theo thỏa thuận của hội nghị Ianta Quốc gia nào ở châu Á giữa nguyên trạng ? A. Triều Tiên B. Đài Loan C. Trung Quốc D. Mông Cổ Câu 24. Những việc làm nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc chứng minh từ một người yêu nước chân chính Bác đã trở thành người cộng sản? A. Đọc sơ thảo luận cương của Lê Nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. B. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”, báo “Sự Thật”, … C. Gửi yêu sách đến hội nghị Vec – xay, thành lập hội liên hiệp thuộc địa D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng cộng sản Câu 25. Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa. B. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa. C. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền. D. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa. Câu 26. Ba nước nào sau đây tuyên bố độc lập hoàn toàn trong năm 1945,ở khu vực Đông Nam Á? A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia B. Inđônêxia, Lào, Campuchia C. Việt Nam, Lào, Campuchia D. Inđônêxia,Việt Nam,Lào Câu 27. Sự phát triển ‘ thần kì ’ của nền kinh tế Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất là A. Năm 1968 tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ ( Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD ). B. Trong khoảng hơn 20 năm ( 1950 – 1973 ), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật tăng 20 lần. C. Từ thập niên 70 thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới ( Mĩ, Tây âu, Nhật Bản ). D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế. Câu 28. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí kết với Pháp vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Tranh thủ thời gian hoà hoãn để phát triển lực lượng. B. Có thời gian chuyển các cơ quan đầu não đến nơi an toàn . C. Tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong cùng một thời gian. D. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước. Câu 29. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? A. Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin (7/1920) B. Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ( 6/1925). C. Lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri (1921) D. Gửi bản yếu sách 8 điểm đến hội nghị Véc xai (1919). Câu 30. Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? A. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới . Mã đề 201 Trang 3/4
  4. C. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản. D. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản Câu 31. Tháng 1-1946 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà? A. Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. B. Việt Nam và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ. C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I. D. Quốc hội đồng ý lưu hành đồng tiền Việt Nam. Câu 32. Sự kiện nào đánh dấu phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam phát triển đến đỉnh cao? A. Công nhân Việt Nam biểu tình nhân ngày quốc tế lao động. B. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). C. Thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh. D. Phong trào cách mạng rộng lớn khắp cả nước. Câu 33. Ngày 13/8/1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào ? A. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng. B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. D. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc kì. Câu 34. Lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là A. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông. B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến. C. công nhân và nông dân. D. công nhân, tư sản mại bản, địa chủ. Câu 35. Đâu không phải là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh cần giải quyết khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc: A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận D. Tăng cường lực lương đồng minh chống phát xít Câu 36. Ngày 23-9-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây? A. Pháp chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai. B. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Nam bộ. C. Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam kỳ. D. Pháp tấn công đoàn mít tinh mừng ngày Độc lập ở Sài Gòn. Câu 37. Sau khi về nước (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng A. sở chỉ huy các chiến dịch. B. trung tâm chỉ đạo kháng chiến. C. Khu giải phóng Việt Bắc. D. căn cứ địa cách mạng. Câu 38. Lực lượng vũ trang được xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn 1939 -1945 là A. Việt Nam Quang phục hội. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Trung đội Cứu quốc quân III. Câu 39. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng là gì ? A. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. B. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam. C. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam. D. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam. Câu 40. Liên Xô nhanh chóng hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 – 1950 là do A. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân B. Sự viện trợ của Mĩ C. Sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa D. Có vai trò quan trọng trong phe đồng minh ------ HẾT ------ Mã đề 201 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2