intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: SỬ - GDKT&PL Môn: Lịch sử Khối: 12 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề: 841 Ngày kiểm tra: 27/12/2023 Họ và tên: ...................................................... Lớp:....................... SBD:........................ Câu 1: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Một trong những khó khăn đó là A. sự chia cắt hai miền đất nước. B. sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. C. thiếu sự tin tưởng, ủng hộ của quần chúng nhân dân. D. sự bao vây, cấm vận của các nước đế quốc. Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) tiến hành tại A. Đài Loan. B. Cửu Long (Hương Cảng). C. Ma Cao. D. Quảng Châu. Câu 3: Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước tiến mới cuả phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX A. cuộc bãi công của thợ máy xưởng Bason (8/1925). B. đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp ở cảng Hải Phòng (1919) và Sài Gòn 1920). C. đấu tranh của công nhân viên chức (1922) ở Bắc Kì. D. cuộc đấu tranh của hơn 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (1926). Câu 4: Lí do để Nguyễn Ái Quốc khẳng định Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng Tháng Mười là A. Cách mạng tháng Mười đã đem lại tự do dân chủ cho con người. B. Cách mạng tháng Mười đã giải phóng một đất nước rộng lớn. C. cuộc cách mạng này đã giải phóng được dân tộc đồng thời giải phóng người lao động. D. cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Câu 5: Các cuộc bãi công của công nhân Việt Nam giai đoạn 1926-1929 có nét khác biệt so với giai đoạn 1919-1925 là A. có sự liên kết trong một địa phương. B. có sự liên kết trong phạm vi một ngành. C. bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung. D. có sự liên kết trong phạm vi một xưởng. Câu 6: “Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi” (SGK Lịch sử 12- trang 112). Dựa trên cơ sở nào bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi? A. Quần chúng nhân dân nổi dậy và giành được chính quyền ở một số nơi. B. Lực lượng trung gian hoang mang giao động và hoàn toàn đứng về phía cách mạng. C. Cách mạng chưa chuẩn bị các điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. D. Quân Nhật ở Đông Dương còn mạnh và còn khả năng cai trị. Câu 7: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là A. chỉ đầu tư vào giao thông vân tải và ngân hàng. B. chỉ đầu tư vào đồn điền cao su và khai mỏ. C. tăng cường vơ vét tài nguyên khoáng sản. D. đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các ngành kinh tế. Câu 8: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) được thành lập theo chỉ thị của A. Võ Nguyên Giáp. B. Phạm Văn Đồng. C. Hồ Chí Minh. D. Phan Đăng Lưu. Câu 9: Nội dung nào không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931? A. Tăng cường công tác tư tưởng. B. Chớp thời cơ để tiến hành Tổng khởi nghĩa. C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. D. Xây dựng khối liên minh công – nông. Trang 1/3 - Mã Đề 841
  2. Câu 10: Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được kí kết giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp chứng tỏ A. sự thoả hiệp của Đảng và Chính phủ ta. B. thiện chí hoà bình của Chính phủ Pháp. C. chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ ta. D. sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao. Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản giữa Hội nghị Trung ương Đảng 11/1939 và Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941) là A. đề cao nhiệm vụ dân sinh, tạm gác nhiệm vụ dân tộc. B. đề cao nhiệm vụ dân chủ, tạm gác nhiệm vụ dân tộc. C. đề cao cả hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ. D. đề cao nhiệm vụ dân tộc, tạm gác nhiệm vụ dân chủ. Câu 12: Ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 11/1939 là A. chứng tỏ cách mạng phát triển sang một giai đoạn mới. B. đánh dấu sự tiếp tục thay đổi chủ trương của Đảng. C. đánh dấu giai đoạn đấu tranh từ nửa hợp pháp sang hợp pháp. D. đánh dấu sự mở đầu cho việc thay đổi chủ trương đấu tranh của Đảng. Câu 13: Mâu thuẫn chủ yếu tồn tại ở nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. công nhân với tư sản. B. toàn thể nhân dân với thực dân Pháp và phản động tay sai. C. toàn thể nhân dân với thực dân Pháp. D. nông dân với địa chủ phong kiến. Câu 14: Điểm giống nhau về tính chất giữa phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936- 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 là A. chỉ mang tính chất dân chủ. B. không mang tính cải lương. C. chỉ mang tính chất dân tộc. D. không mang tính cách mạng. Câu 15: Đầu tháng 9/1945, Trung Hoa Quốc dân đảng đưa 20 vạn quân vào nước ta dưới danh nghĩa A. nước láng giềng vào giúp đỡ ta về quân sự. B. đại diện cho quân Đồng minh giải giáp quân Nhật. C. đại diện cho quân Đồng minh giải giáp quân Pháp. D. đại diện cho quân Đồng minh vào Việt Nam để tiêu diệt quân phát xít. Câu 16: Về văn hóa - xã hội, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 - 1931) đã thực hiện chính sách nào sau đây? A. Dạy tiếng Pháp. B. Xóa nạn mù chữ. C. Dạy chữ Quốc ngữ. D. Dạy chữ Hán. Câu 17: Sự kiện đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là A. cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/9/1930. B. sự thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ -Tĩnh. C. ngày 1/5/1930, cuộc đấu tranh trên toàn quốc nhân ngày quốc tế lao động. D. tháng 2/1930, cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Câu 18: Tổ chức chính trị nào sau đây đã chuẩn bị trực tiếp về chính trị, tư tưởng tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam A. Tân Việt cách mạng đảng. B. An Nam Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 19: Chủ trương tập hợp lực lượng của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã có tác dụng nào sau đây? A. Triển khai thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chính phủ. B. Phân hoá và cô lập được kẻ thù, huy động được sức mạnh toàn dân tộc. Trang 2/3 - Mã Đề 841
  3. C. Xác định vai trò nòng cốt của cách mạng là công nhân và nông dân. D. Xây dựng được khối đoàn kết liên minh công – nông. Câu 20: Sự kiện đánh dấu quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản là A. gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai đòi quyền tự do dân chủ 1919). B. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. C. đọc Luận cương của Lênin về “vấn đề dân tộc và thuộc địa” (1920). D. bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (1920). Câu 21: Một trong những ý nghĩa lịch sử của Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam là A. tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa. B. chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật trên đất nước ta. C. chấm dứt ách thống trị của phát xít Nhật trên đất nước ta. D. làm cho kẻ thù của dân tộc ta là đế quốc Pháp và phát xít Nhật ngày càng suy yếu. Câu 22: “Chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá” là mục tiêu đấu tranh của A. nông dân B. công nhân C. tư sản dân tộc D. tiểu tư sản trí thức. Câu 23: Văn kiện nào dưới đây của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ chống phong kiến và cách mạng ruộng đất? A. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941). D. Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939. Câu 24: Một trong những điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. về thứ tự thực hiện đường lối cách mạng. B. về chủ trương cách mạng. C. về phương pháp cách mạng. D. xác định được đường lối của cách mạng Việt Nam. Câu 25: Hình thức đấu tranh cơ bản của Phong trào Đông Dương đại hội năm 1936 ở Việt Nam là A. đưa dân nguyện. B. khởi nghĩa vũ trang C. mít tinh D. biểu tình Câu 26: Giai cấp nào ở Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp? A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp địa chủ. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. Câu 27: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam vì đã A. tạm gác nhiệm vụ giai cấp, tập trung cho nhiệm vụ dân tộc. B. thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất do công nhân lãnh đạo. C. giành được chính quyền ở các vùng nông thôn trên cả nước. D. bước đầu xây dựng được lực lượng chính trị cho cách mạng. Câu 28: Đội du kích đầu tiên của nước ta là A. đội du kích Võ Nhai. B. đội du kích Ba Tơ. C. đội du kích Đình Bảng. D. đội du kích Bắc Sơn. Câu 29: Những địa phương giành chính quyền muộn nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên. B. Vĩnh Long và An Giang. C. Đồng Nai Thượng và Sóc Trăng. D. Biên Hoà và Gia Định. Câu 30: Mặt trận cách mạng ở Việt Nam được thành lập thời kì 1936-1939 là A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận thống nhất. D. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương. ---------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã Đề 841
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2