intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC ĐÍCH. 1. Kiến thức. - Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN. - Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. - Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phân tích được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4-1975 đến nay. - Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. - Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. 2. Năng lực. - Lựa chọn, khái quát vấn đề lịch sử… - Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá, liên hệ thực tiễn… 3. Phẩm chất. - Trung thực: tự giác làm bài kiểm tra. - Chăm chỉ: phát huy hết khả năng của mình. II. HÌNH THỨC:Trắc nghiêm 70%. III. MA TRẬN. Tổng Nhâ ̣n Thông Vâ ̣n Số TT Chương/chủ đề Nội dung/đơn vi kiế n thức ̣ biế t hiể u dụng câu Chủ đề 2. ASEAN: Bài 4. Sự ra đời và phát triển 2 2 Những chặng đường của Hiệp hội các quốc gia 1 lịch sử. Đông Nam Á (ASEAN) Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ 1 1 ý trưởng đến hiện thực. 2 Chủ đề 3. Cách mạng Bài 6. Cách mạng tháng Tám 1 2 1 4 tháng Tám năm 1945, năm 1945. chiến tranh giải phóng Bài 7. Cuộc kháng chiến 2 2 1 5 dân tộc và chiến tranh chống thực dân Pháp (1945 - bảo vệ Tổ quốc trong 1954) lịch sử Việt Nam (Từ Bài 8. Cuộc kháng chiến 2 2 2 7 tháng 8 năm 1945 đến chống Mỹ, cứu nước (1954 - (1TL)
  2. nay) 1975) Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ 1 1 3 Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 3 Chủ đề 4. Công cuộc Bài 10. Khái quát về công 1 1 1 3 Đổi mới ở Việt Nam cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến (1TL) từ năm 1986 đến nay. nay. Tổ ng 10 7 7 24 Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% GD&ĐT QUẢNG NAM ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN: LỊCH SỬ - Lớp: 12 Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề) Số câu hỏi theo mức đô ̣ nhâ ̣n Chương/Ch Nội dung/Đơn thưc ́ TT Mưc đô ̣ đánh giá ́ ủ đề vị kiến thức Nhâ ̣n Thông Vâ ̣n biế t hiể u dụng Chủ đề 2. Bài 4. Sự ra đời 2 ASEAN: và phát triển của - Nhận biết: Trình bày 1 Những Hiệp hội các được quá trình hình thành chặng quốc gia Đông và mục đích thành lập của đường lịch Nam Á ASEAN. sử. (ASEAN) Bài 5. Cộng - Nhận biết:Nêu được nét 1 đồng ASEAN: chính về ý tưởng, mục tiêu Từ ý trưởng đến và kế hoạch xây dựng hiện thực. Cộng đồng ASEAN. Chủ đề 3. Bài 6. Cách - Nhận biết:Trình bày 1 2 1 Cách mạng mạng tháng Tám được nét khái quát về bối tháng Tám năm 1945. cảnh lịch sử, diễn biến năm 1945, chính của Cách mạng chiến tranh tháng Tám năm 1945. giải phóng - Thông hiểu: Hiểu được dân tộc và điều kiện, thời cơ của Cách 2 chiến tranh mạng tháng Tám năm bảo vệ Tổ 1945. quốc trong Bài 7. Cuộc - Nhận biết:Trình bày 2 2 1 lịch sử Việt kháng chiến được nét khái quát về bối Nam (Từ chống thực dân cảnh lịch sử, diễn biến tháng 8 năm Pháp (1945 - chính của cuộc kháng 1945 đến 1954) chiến chống thực dân nay) Pháp.
  3. - Thông hiểu: Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài 8. Cuộc - Nhận biết:Trình bày 2 2 2 kháng chiến được những nét khái quát (1TL) chống Mỹ, cứu về bối cảnh lịch sử, các nước (1954 - giai đoạn phát triển chính 1975) của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Vận dụng: Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Vận dụng cao: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. Bài 9. Cuộc đấu - Nhận biết:Trình bày 1 tranh bảo vệ Tổ được những nét khái quát quốc từ sau về bối cảnh lịch sử, diễn tháng 4 năm biến chính của cuộc chiến 1975 đến nay. tranh bảo vệ Tổ quốc ở Một số bài học vùng biên giới Tây Nam và lịch sử của các biên giới phía Bắc, cuộc cuộc kháng đấu tranh bảo vệ chủ quyền chiến bảo vệ Tổ quốc gia ở Biển Đông từ quốc từ năm sau tháng 4-1975 đến nay. 1945 đến nay. - Thông hiểu: Hiểu được của nội dung, bài học của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay. - Vận dụng: Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
  4. Chủ đề 4. Bài 10. Khái 1 1 1(1TL) - Nhận biết:Trình bày Công cuộc quát về công được những nội dung Đổi mới ở cuộc Đổi mới từ 3 chính các giai đoạn của Việt Nam từ năm 1986 đến công cuộc Đổi mới đất năm 1986 nay. nước từ năm 1986 đến nay. đến nay. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: LỊCH SỬ - Lớp:12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ GỐC: 1 ( đề có… trang) GỐC 1 I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. [NB]Từ những năm 60 của thế kỉ XX, các nước sáng lập tổ chức ASEAN phát triển kinh tế theo chiến lược nào sau đây? A. Chỉ nhận viện trợ của phương Tây. C. Phát triển kinh tế hướng ngoại. B. Tham gia Kế hoạch Mác-san của Mỹ. D. Phát triển kinh tế hướng nội. Câu 2. [NB] Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh nào sau đây? A. Ba nước Đông Dương đã giành độc lập hoàn toàn. B. Cuộc Chiến tranh lạnh đang ảnh hưởng đến khu vực. C. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây đang diễn ra mạnh mẽ. D. Mỹ và Liên Xô đạt được thoả thuận kết thúc đối đầu. Câu 3. [NB]Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, chính thức thành lập A. Cộng đồng ASEAN. B. Hội đồng các nước ASEAN. C.Liên minh ASEAN. D. Uỷ ban ASEAN. Câu 4. [NB]Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (14- 15/8/1945) đã thông qua kế hoạch nào sau đây? A. Thống nhất các lực lượng vũ trang. C. Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. B. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. D. Giải phóng dân tộc trong năm 1945. Câu 5. [TH]Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo Tổng khởi giành chính quyền năm 1945 của Đảng Cộng sản Đông Dương? A. Phải xây dựng được khối liên minh công - nông, xây dựng đoàn kết quốc tế. B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai và hợp pháp, nửa hợp pháp. C. Phải chú ý xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để quyết định chiến trường. D. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, chớp thời cơ khởi nghĩa. Câu 6. [TH]Vì sao việc giành được chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có tác động quan trọng đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945)? A. Đây là nơi đặt cơ quan đầu não của địch. B. Những tỉnh này giàu có, nhiều tài nguyên.
  5. C. Lực lượng địch ở đây bố trí mông và yếu. D. Đã tiêu diệt hết lực lượng của quân Nhật Câu 7. [VD]Văn kiện nào sau đây chính thức ban bố quyết định Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc (8/1945) ở Việt Nam? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến B. Tuyên ngôn Độc lập C. Quân lệnh số 1 D. Bản Đề cương văn hóa Việt Nam Câu 8. [NB]Quân dân Việt Nam đã giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ sau thắng lợi của chiến dịch nào sau đây? A. Tầm Vu (1948). C. Việt Bắc (1947). B. Biên Giới (1950). D. Hòa Bình (1951) Câu 9. [NB]Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp? A. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. B. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2-1954. C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. D. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. Câu 10. [TH]Sự kiện nào đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam? A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. Câu 11. [TH] Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam là A. có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn. C. lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh. D. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương. Câu 12. [VD]Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi? A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 B. Chiến dịch biên giới thu-đông 1950 B. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 D. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 Câu 13. [NB] Quan sát hình ảnh và cho biếtCuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch nào? (Nguồn: SGK Cánh Diều, NXB Đại học sư phạm, tr.49) A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Tây Nguyên.
  6. C. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 14. [NB]Một trong những điểm giống nhau của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) và chiến lược chiến tranh cục bộ 5 (1965-1968) mà Mỹ đã thực hiện ở miền Nam là A. lực lượng chiến đấu chủ yếu. B. phạm vì thực hiện chiến tranh. C. mục đích tiến hành chiến tranh. D. thủ đoạn mới được thực hiện Câu 15. [TH] Ở Việt Nam, đấu tranh ngoại giao được nâng lên trở thành một mặt trận trong A. cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). B. cuộc vận động trực tiếp giải phóng dân tộc (1939 – 1945). C. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). D. thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976). Câu 16. [TH] Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam có sự khác biệt nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)? A. Không chịu sự chi phối của các nước lớn trong xu thế hoà hoãn Đông – Tây. B. Kiên định giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. C. Có sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. D. Kết hợp và phát huy sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Câu 17. [VD] Trong thời kì 1954 – 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” A. Mỹ coi Việt Nam là tâm điểm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. B. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương chia Việt Nam thành hai miền. D. Việt Nam đã lên tiếng phản đối nước Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu. Câu 18. [NB] Cơ sở pháp lý để Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển là. A.Luật biển Việt Nam. B. Tuyên bố Băng Cốc. C. Hiến chương ASEAN. D. Tầm nhìn ASEAN 2025. Câu 19. [NB] Bản chất hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam là A. cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. C. để xác lập địa vị số một châu Á. B. xung đột, tranh chấp biên giới. D. chiến tranh thống nhất đất nước. Câu 20. [TH] Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ tháng 12/1986 trong hoàn cảnh như thế nào? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã sụp đổ. B. Tình hình thế giới có rất nhiều điểm thuận lợi. C. Đất nước đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ. D. Đang lâm vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Câu 21. [VD][TF] Đọc đoạn tư liệu sau đây:
  7. “Việt Nam khởi đầu kháng chiến chống Mỹ xâm lược trong bối cảnh Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) – một văn bản mang tính pháp lí quốc tế, công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã được kí kết và có hiệu lực; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. (Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập 9, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.21) a. # Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. b. # Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhưng đó là thắng lợi chưa trọn vẹn. c. # Trong giai đoạn đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, thế và lực của cách mạng miền Nam Việt Nam bất lợi so với thực dân Pháp. d. #Với Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc Việt Nam đã hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 22. [VD][TF] Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong các năm 1979, 1981, 1988, Việt Nam liên tục công bố Sách trắng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.... Để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, Việt Nam triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa: triển lãm các hiện vật, xây dựng bia chủ quyền, thiết lập ngọn hải đăng, xây chùa, trường học, bưu điện, hỗ trợ cuộc sống người dân..." (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 59). a. # Từ sau năm 1975, Việt Nam mới có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. b. # Sách trắng của Việt Nam đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. c. # Để bảo vệ chủ quyền, Việt Nam đưa người dân ra sinh sống tại tất cả các đảo, quần đảo. d. # Từ sau 1975, quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam diễn ra liên tục, mạnh mẽ. II. TỰ LUẬN. Câu 1. Vì sao công cuộc đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay là tất yếu khách quan? Nội dung đổi mới trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1986-1995? ( 3 điểm)
  8. GỐC 2 I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. [NB] Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây? A. Thế giới và khu vực đang có những chuyển biến quan trọng. B. Tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều giành được độc lập. C. Chiến tranh lạnh kết thúc, các dân tộc đang hòa hợp, hòa giải. D. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây trở thành chủ đạo trên thế giới. Câu 2. [NB] Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN? A. Tuyên bố ASEAN. C. Hiệp định Pa-ris. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ. D. Tuyên bố Lahay. Câu 3. [NB] Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN xuất hiện từ A. ASEAN mới thành lập (1967). B. khi Chiến tranh lạnh kết thúc. C. khủng hoảng năng lượng (1973). Câu 4. [NB] Một trong những nội dung phản ánh nguyện vọng của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng ASEAN là? A. một khu vực Đông Nam Á hữu nghị, hợp tác. B. thiết lập một liên minh quân sự Đông Nam Á. C. đoàn kết, hợp tác gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp. D. liên kết, hợp tác toàn diện chặt chẽ về mọi mặt. D. khủng hoảng tài chính (1997). Câu 5. [TH] Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây? A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). B. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945). C. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945). D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng mình vô điều kiện (15/8/1945). Câu 6. [TH] Một trong những điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là gì? A. Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước. B. Đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. C. Đã mở ra thời kỳ hiện đại trong lịch sử. D. Làm xoay chuyển lớn cục diện thế giới. Câu 7. [VD] Tổ chức nào sau đây giữ vai trò đoàn kết toàn dân tộc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh. B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 8. [NB] Cuộc chiến đấu ở các đô thi Bắc vĩ tuyến 16 có ý nghĩa như thế nào? A. Đưa lực lượng kháng chiến bước sang giai đoạn chủ động trên chiến trường chính B. Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp C. Buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ D. Làm thất bại âm mưu bao vây, căn cứ Việt Bắc của Pháp
  9. Câu 9. [NB] Trong thời kì 1945 – 1954, chiến thắng nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông. D. Chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng. Câu 10. [TH] Một số bài học kinh nghiệm trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là A. phát huy sức mạnh của công nhân; đoàn kết với giai cấp khác. B. phát huy tinh thần yêu nước; củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc. C. phát huy sức mạnh của các đảng phái; tăng cường vai trò của các đoàn thể. D. đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố phe xã hội chủ nghĩa. Câu 11. [TH] “....Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Nội dung đoạn trích trên thuộc văn kiện lịch sử nào dưới đây A. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (1946). B. “Tuyên ngôn Độc lập” (2/9/1945). C. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (1946) D.“Tuyên ngôn” của mặt trận Việt Minh. Câu 12. [VD] Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), chiến thắng nào của quân và dân ta được chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá như là “mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc”? A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. B. Chiến dịch biên giới thu-đông 1950. B. Chiến thắng trong đông – xuân 1953-1954. D. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Câu 13. [NB] Quan sát hình ảnh và cho biếtCuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch nào? (Nguồn: SGK Cánh Diều, NXB Đại học sư phạm, tr.49) A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 14. [NB] Trong thế kỉ XX, văn bản pháp lí quốc tế nào của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)? A. Hiệp định sơ bộ. B. Hiệp định Giơnevơ. C. Hiệp định Pari. D. Hiệp ước Hacmăng. Câu 15. (TH). Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)? “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua Thắng trận tin vui khắp nước nhà
  10. Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.” A. Phong trào Đồng Khởi 1959-1960. B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. C. Cuộc tiến công chiến lược 1972 D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 Câu 16. [TH] Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam có sự khác biệt nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)? A. Không chịu sự chi phối của các nước lớn trong xu thế hoà hoãn Đông – Tây. B. Kiên định giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. C. Có sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. D. Kết hợp và phát huy sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Câu 17. [VD] Trong thời kì 1954 – 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” A. Mỹ coi Việt Nam là tâm điểm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. B. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương chia Việt Nam thành hai miền. D. Việt Nam đã lên tiếng phản đối nước Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu. Câu 18. [NB] Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông của Chính phủ Việt Nam là
  11. A. giải quyết bằng biện pháp hòa bình. B. sẵn sàng sử dụng vũ lực để tự vệ. C. liên minh quân sự với Mỹ, Anh. D. xây dựng đặc khu tại Trường Sa. Câu 19. [NB] Trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phương châm đổi mới phải A. lấy chính trị làm trung tâm. C. phát triển kinh tế bằng mọi giá. B. thay đổi phương hướng chiến lược. D. đồng bộ và toàn diện. Câu 20. [TH] Vì sao trong đường lối Đổi mới giai đoạn (1986-1995) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế? A. Kinh tế là tiêu chỉ đánh giá sức mạnh mỗi quốc gia. B. Nền kinh tế của Việt Nam đang bị Pháp vượt qua. C. Đang học hỏi bài học kinh nghiệm của Trung Quốc. D. Kinh tế tự chủ mới quyết định được các vấn đề khác. Câu 21. [VD][TF] Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004, tr.457) a. # Đoạn tư liệu thể hiện kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. b. # Đoạn tư liệu phản ánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (1954 – 1975). c. # Thắng lơi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (1954 – 1975) là trang sử chói lọi nhất của dân tộc ta. d. # Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (1954 – 1975) cho thấy nhân tố con người giữ vai trò quyết định. Câu 22. [VD][TF] Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong các năm 1979, 1981, 1988, Việt Nam liên tục công bố Sách trắng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.... Để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, Việt Nam triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa: triển lãm các hiện vật, xây dựng bia chủ quyền, thiết lập ngọn hải đăng, xây chùa, trường học, bưu điện, hỗ trợ cuộc sống người dân..." (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 59). a. # Từ sau năm 1975, Việt Nam mới có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. b. # Sách trắng của Việt Nam đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. c. # Để bảo vệ chủ quyền, Việt Nam đưa người dân ra sinh sống tại tất cả các đảo, quần đảo. d. # Từ sau 1975, quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam diễn ra liên tục, mạnh mẽ. II. TỰ LUẬN.
  12. Câu 1.Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)? Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? (3điểm SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024-2025 Môn: LỊCH SỬ - Lớp:12 MÃ ĐỀ GỐC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( đề có: 01 trang) 1 C A 2 B A 3 A A 4 C A 5 D D 6 A A 7 C A 8 B B 9 A B 10 C B 11 B A 12 D D 13 A A 14 C B 15 A B 16 A A 17 A A 18 A A 19 A D 20 D A 21 ĐĐĐS SĐĐS 22 SĐSS SĐSS II.TỰ LUẬN: ĐỀ 601,603,605,607 Câu 1. Vì sao công cuộc đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay là tất yếu khách quan? Nội dung đổi mới trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1986-1995? ( 3 điểm) a. Công cuộc đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay là tất yếu khách quan. (2điểm) - Thời gian đổi mới : 12/1986 đại hội ĐBTQ lần VI.( 0,25đ) + Trong nước: -Tại Việt Nam sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được nhiều thành tựu, song cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém dẫn đến tình trạng khủng hoảng về kinh tế -xã hội. (0,75đ) + Thế giới : + Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. + Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đang gặp nhiều khó khăn, lâm vào khủng hoảng.(0,75đ) => Yêu cầu có tính chất sống còn cho Đảng ta là phải tiến hành cải cách, đổi mới. (0,25đ) b.Nội dung đổi mới trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1986-1995? (1 điểm) + Đổi mới kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lí kinh tê, xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. (0,5 đ)
  13. + Đổi mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.(0,25 đ) + Điều chỉnh cơ cấu dầu tư, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.(0,25đ) ĐỀ 602,604,606,608 Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)? Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? (3điểm). a. Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)( 2,5 điểm) *Nguyên nhân chủ quan: (1,5 điểm) - Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.(0,5 đ) - Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc. (0,5 đ) -Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. (0,5 đ) * Nguyên nhân khách quan: (1 điểm) - Tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba nước Đông Dương. (0,5 đ) - Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ, hoà bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô. (0,25 đ) - Phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. (0,25 đ) b.Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam. (0,5 điểm) +- Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. (0,5 đ). GIÁO VIÊN. TRẦN THỊ HUỆ HẾT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
41=>2