intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút Biết Hiểu Vận dụng Tên chủ đề Vận dụng Vận dụng thấp cao Chủ đề 1 - Sự hình thành quan - Hiểu được khái - So sánh Các quốc gia hệ sản xuất phong niệm chế độ quân điểm giống phong kiến châu Á kiến ở Trung Quốc chủ. và khác nhau -Sự phát triển thịnh về cơ sở kinh vượng của Trung tế, nhà nước Quốc dưới thời của XHPK Đường. Phương -Nét nổi bật về văn Đông và hóa của Trung Quốc. Châu Âu. -Những nét chung về xã hội phong kiến. Số câu:9 6 1 2 Số điểm: 3 1.5 0.5 1 Tỉ lệ 30 % 15% 5% 10% Chủ đề 2 - Sự thành lập nhà -Hiểu được tính độc - Công lao Buổi đầu độc lập Tiền Lê. lập, tự chủ trong bộ của Ngô thời Ngô - Đinh - máy nhà nước thời Quyền, Đinh Tiền Lê (TK X) Ngô. Bộ Lĩnh, đối với nước ta trong buổi đầu độc lập. Số câu: 4 1 1 2 Số điểm: 1.25 0.5 0.25 0.5 Tỉ lệ: 12,5% 5% 2,5% 10% Chủ đề 3 Việc dời đô ra Thăng - Ý nghĩa việc dời đô Nước Đại Việt Long từ Hoa Lư ra Thăng thời Lý (TK XI- Long. XII) - Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
  2. Số câu: 5 1 4 Số điểm: 2 0.5 1.5 Tỉ lệ: 20% 5% 15% Chủ đề 4 - Bộ máy nhà nước thời -Lí giải được nguyên - Nhận xét Đại Việt dưới Trần. nhân thắng lợi và ý bộ máy nhà -Biết được các cuộc nghĩa của 3 lần nước thời thời Trần (TK kháng chiến chống kháng chiến chống Trần. XIII-XIV) ngoại xâm dưới thời Mông – Nguyên -Liên hệ Trần. -Hiểu được nguyên rút ra bài - Âm mưu xâm lược nhân nông nghiệp, học lịch của Mông Cổ. thương nghiệp nước sử. -Sự chuẩn bị kháng ta phát triển mạnh chiến của nhà Trần. dưới thời Trần. - Các chiến thắng tiêu biểu, kết quả). - Nét nổi bật về nông nghiệp và thương nghiệp của nước ta thời Trần. Số câu: 12 6 4 2 Số điểm: 3.75 2 1.25 0.5 Tỉ lệ: 37,5% 20% 12,5% 5% Tổng số Câu:30 14 10 4 2 Tổng số điểm: 10 4.5 3.5 1.5 0.5 Tỉ lệ :100% 45% 35% 15% 5%
  3. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS Năm học 2021– 2022 NGUYỄN TRUNG TRỰC Môn: LỊCH SỬ KHỐI 7 Thời gian làm bài: 45 phút Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1 : Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là việc làm của triều đại nào? A. Đường B. Tống C. Hán D. Nguyên Câu 2: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? A. Thanh B. Minh C. Tần D. Đường Câu 3: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra? A. Lưu Bang C. Hốt Tất Liệt B. B. Lý Tự Thành D. Chu Nguyên Chương Câu 4: Hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc là A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Thiên chúa giáo Câu 5: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến là A. Chữ Hin-đu B. Chữ Phạn C. Chữ La-tinh D. Chữ Hán Câu 6: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông? A. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh. B. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh. C. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài. D. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, su y vong kéo dài. Câu 7: Chế độ quân chủ là gì? A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu. B. Quyền lực trong nhà nước bị phân tán. C. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa. D. Quyền lực trong nhà nước tập trung trong tay địa chủ. Câu 8: Khi vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại: A. Chương Dương. B. Bình Lệ Nguyên.
  4. C. Thăng Long. D. Quy Hóa. Câu 9: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào? A. Đất nước thái bình. B. Nội bộ triều đình rối loạn, chia nhiều phe cánh. C. Nhà Tống (Trung Quốc) đang lăm le xâm phạm bờ cõi. D. Đất nước trong thời gian bị phương Bắc đô hộ Câu 10: Địa điểm Đông Bộ Đầu thuộc nơi nào ngày nay? A. Hà Nam. . B. Vĩnh Phúc. C. Bến sông Hồng - Hàng Than (Hà Nội). D. Lào Cai. Câu 11: Lý do chủ yếu mà Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô của nhà Lý là A. giao thông đường thủy thuận tiện cho nhà vua ngồi trên thuyền rồng ngắm cảnh. B. địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C. đất Thăng Long hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm của đất nước về mọi mặt. D. Lý Công Uẩn không thích đất Hoa Lư và muốn đoạt tuyệt hoàn toàn với nhà Lê. Câu 12: Cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến có điểm gì giống nhau? A. Tổng tiến công ngay từ đầu. B. Dụ địch ra hàng. C. Phòng thủ biên giới vững chắc. D. Thực hiện “Vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động. Câu 13: Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ là gì?(0.5đ) A. Mở rộng bờ cõi. B. Đặt ách đô hộ để cai trị. C. Làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á. D. Tấn công Cham-pa. Câu 14:Dòng sông nào ở nước ta đã ghi dấu ba lần đánh bại quân xâm lược? A. Sông Như Nguyệt. B. Sông Mã. C. Sông Bạch Đằng. D. Sông Hồng Câu 15: Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần, đó là: A. Chế độ Nhiếp chính. B. Chế độ Thái thượng hoàng. C. Chế độ lập Thái tử sớm.
  5. D. Chế độ Hoàng hậu. Câu 16: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào? A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ. B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành. C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển. D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương. Câu 17: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Để đảm bảo mối quan hệ bang giao giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc. D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 18: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?(0.5đ) A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa. B. Bỏ chức Tiết độ sứ, lên ngôi vua. C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình. D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc. Câu 19: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn dến thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? (0.75đ) A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng. C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, được nhân dân ta ủng hộ. D. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ. Câu 20: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô? A. Có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư. B. Địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt. C. Là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, địa hình hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ đất nước. D. Tập trung nhiều nhân tài có thể giúp vua xây dựng đất nước. Câu 21: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc. Câu 22: Đặc điểm chung của nền sản xuất phong kiến ở phương Tây và phương Đông là: A. sản xuất nông nghiệp khép kín, tự cung tự cấp. B. sản xuất công-thương nghiệp pháp triển mạnh. C. nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
  6. D. nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần. Câu 23: Ai là nười có công dẹp loạn 12 sứ quân? A. Dương Tam Kha B. Đinh Bộ Lĩnh C. Đinh kiến D. Đinh Công Trứ Câu 24: Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là A.Thực hiện “Vườn không nhà trống” B. Thực hiện phòng ngự. C. Biết phối hợp sức mạnh của toàn dân. D.Chủ động , mềm dẻo, giảng hòa. Câu 25: Nhận xét bộ máy nhà nước thời Trần A.Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung vào tay vua, quý tộc nhà trần nắm giữ hầu hết vị trí trong triều. B.Được tổ chức hoàn thiện, quyền lực tập trung traong tay vua. C.Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, quyền lực nhà vua còn hạn chế. D.Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua thi cử. Câu 26: Nhà trần có những chủ trương, biện pháp gì để phục hồi phát triển sản xuất? A.Tích cực khai hoang, lập các chức quan. B.đắp đê, đào song, nạo vét kênh. C.lập điền trang, thái ấp. D.Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào song, nạo vét kệnh Câu 27 : Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau? A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù. C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm. D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Câu 28: Việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? A.Chuyển từ thế phòng thủ sang thế phát triển quốc gia trên nhiều mặt. B.Thăng Long Đất rộng người đông. C. Thăng Long trở thành trung tâm của đất nước. D.Thăng Long địa hình bằng phẳng, dân đông. Câu 29: Hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông là A.Phương Đông: Chủ nô và nô lệ. Châu Âu: lãnh chúa và nông nô B.Châu Âu: lãnh chúa và nông nô. Phương Đông: Địa chủ và tá điền. C.Châu Âu: lãnh chúa và nông nô. Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
  7. D.Châu Âu: Chủ nô và nô lệ. Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh Câu 30: Bài học lịch sử rút ra từ cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên là gì? A.Thực hiện kế hoạch “ Vường không nhà trống” B.Sắm sửa, chuẩn bị vũ khí hiện đại. C.Xây dựng phòng tuyến vững mạnh. D. Huy động được sức mạnh toàn quân, dân.
  8. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 7 Câu Đáp án Điểm 1. A 0.25 2. D 0.5 3. D 0.25 4. A 0.25 5. B 0.25 6. D 0.25 7. A 0.5 8. B 0.25 9. B 0.5 10. C 0.25 11. C 0.5
  9. 12. D 0.25 13. C 0.5 14. C 0.25 15. B 0.5 16. C 0.5 17. C 0.5 18. B 0.5 19. C 0.25 20. C 0.25 21. A 0.25 22. A 0.5 23. B 0.25 24. D 0.25 25. A 0.25
  10. 26. D 0.5 27. D 0.25 28. A 0.5 29. C 0.5 30. D 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2