intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 1 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5điểm ) I/Chọn câu trả lời đúng nhất, rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1: Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc vì a. máy móc xuất hiện nhiều làm cho nhiều người thất nghiệp. b. họ cho rằng máy móc là nguyên nhân làm cho họ đau khổ. d. nhiều người không biết sử dụng máy móc. c. máy móc hiện đại làm cho họ vất vả. Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là a. giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến b. giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản c. giai cấp tư sản và giai cấp vô sản d. giai cấp tư sản và giai cấp nông dân Câu 3: Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là gì? a. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. b. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. c. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. d. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu 4: Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao? a. Sai lầm về đường lối đấu tranh. b. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi. c. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít. d. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch. Câu 5: Thực dân Anh đã thi hành nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm mục đích gì? a. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. b. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân. c. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình. d. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)? a. Hàng hóa kém chất lượng. b.Sự cạnh tranh của các nước tư bản. c. Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận d. Sản suất giảm, cung không đủ cầu. Câu 7: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? a. Phi nghĩa thuộc về khối Hiệp ước.
  2. b. Chính nghĩa thuộc về khối Liên minh. c. Phi nghĩa thuộc về khối Liên minh d. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Câu 8. Điểm nổi bật về tình hình nước Nga Sau Cách mạng tháng Hai là a. hai chính quyền song song tồn tại. b. chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh. c. quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh. d. chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh. Câu 9: Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào? a.Thập niên 10 của thế kỉ XX b.Thập niên 20 của thế kỉ XX c. Thập niên 30 của thế kỉ XX d.Thập niên 40 của thế kỉ XX Câu 10: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? a. Đảng cộng sản Nhật thành lập b. Cuộc bạo động lúa gạo c. Khủng hoảng tài chính 1927 d.Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923 Câu 11: Năm 1919, Giôn Rít - nhà văn Mĩ, đã công bố tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới” tường thuật lại diễn biến cuộc cách mạng nào? a. Cách mạng tư sản Anh. b. Cách mạng tháng Mười Nga. c. Cách mạng tư sản Pháp. d. Cách mạng tư sản Mĩ. Câu 12: Biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)của các nước Anh, Pháp, Mĩ là a. cải cách kinh tế, xã hội. b. đổ hàng hoá dư thừa xuống biển. c. đóng cửa một số nhà máy, xí nghiệp. d. tăng cường chiến tranh xâm lược để mở rộng thị trường. Câu 13: Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới? a.Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh. b.Công xã đã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chê độ cũ. c.Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. d.Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì? a. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa. b. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa c.Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. d.Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc. Câu 15. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì? a. Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất b. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu. c. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.
  3. d. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. B PHẦN TỰ LUẬN (5điểm) Câu 1: (2 điểm) Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có kết cục như thế nào? Em có suy nghĩ gì từ những hậu quả của cuộc chiến này? Câu 2. (2 điểm) Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ? Câu 3: (1 điểm) Vì sao gọi cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để? BÀI LÀM: I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.án II. TỰ LUẬN.
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 2 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:(5điểm ) I/Chọn câu trả lời đúng nhất, rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là a. phát minh và sử dụng máy móc. b. thực hiện công nghiệp hóa nền kinh tế. c. chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí d. cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp. Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là: a. giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến b. giai cấp tư sản và giai cấp vô sản c. giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản d. giai cấp tư sản và giai cấp nông dân Câu 3: Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc vì a. Máy móc xuất hiện nhiều làm cho nhiều người thất nghiệp. b. Họ cho rằng máy móc là nguyên nhân làm cho họ đau khổ. c. Máy móc hiện đại làm cho họ vất vả. d. Nhiều người không biết sử dụng máy móc. Câu 4: Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là gì? a. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. b. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. c. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. d. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu 5: Thực dân Anh đã thi hành nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm mục đích gì? a. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân. b. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. c. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình. d. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. Câu 6: Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao? a. Sai lầm về đường lối đấu tranh. b. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít. c. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi. d. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch.
  5. Câu 7: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? a. Phi nghĩa thuộc về khối Liên minh b Phi nghĩa thuộc về khối Hiệp ước. c. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. d. Chính nghĩa thuộc về khối Liên minh. Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)? a.Sản suất giảm, cung không đủ cầu. b. Hàng hóa kém chất lượng. c.Sự cạnh tranh của các nước tư bản. d. Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận Câu 9. Điểm nổi bật về tình hình nước Nga Sau Cách mạng tháng Hai là a. quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh. b. chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh. c. hai chính quyền song song tồn tại. d. chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh. Câu 10: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? a. Cuộc bạo động lúa gạo b. Khủng hoảng tài chính 1927 c. Đảng cộng sản Nhật thành lập d.Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923 Câu 11: Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào? a.Thập niên 10 của thế kỉ XX b. Thập niên 30 của thế kỉ XX c.Thập niên 20 của thế kỉ XX d.Thập niên 40 của thế kỉ XX Câu 12: Biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)của các nước Anh, Pháp, Mĩ là a. đổ hàng hoá dư thừa xuống biển. b. đóng cửa một số nhà máy, xí nghiệp. c. cải cách kinh tế, xã hội và đổi mới quá trình quản lý d. tăng cường chiến tranh xâm lược để mở rộng thị trường. Câu 13: Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới? a.Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. b.Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh. c.Công xã đã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chê độ cũ. d.Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. Câu 14: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)? a. Hàng hóa kém chất lượng. b.Sự cạnh tranh của các nước tư bản. c. Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận d.Sản suất giảm, cung không đủ cầu. Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì? a. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa.
  6. b. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa c.Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. d.Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc. B PHẦN TỰ LUẬN (5điểm) Câu 1. (2 điểm) Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ? Câu 2: (2 điểm) Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có kết cục như thế nào? Em có suy nghĩ gì từ những hậu quả của cuộc chiến này? Câu 3: (1 điểm) Vì sao cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản có sức cuốn hút các nước Châu Á noi theo, trong đó có các sĩ phu yêu nước Việt Nam? BÀI LÀM: I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.án II. TỰ LUẬN.
  7. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5điểm ) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm MÃ ĐỀ 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 b c a c d c d a b c b a d b d B PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 . (2 điểm )* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1đ) -Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. (0.25đ) Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cấu... bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la. (0.25đ) -Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ thế giới được chia lại. (0.25đ) -Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. (0.25đ) * Suy nghĩ của bản thân về chiến tranh: (1điểm) (tùy thuộc vào tư duy của học sinh, ý hay có thể chấm điểm): -Sự tàn phá, hủy diệt, sự thiệt hại về người và của cho toàn nhân loại(0.25đ) -Chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại trên toàn thế giới(0.25đ) -Cần phải lên án, đấu tranh đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, ... (0.25đ) -Tăng cường giao lưu, hợp tác hiểu biết lẫn nhau để thắt chặt mối quan hệ hòa bình hữu nghị(0.25đ) Câu 2 (2 điểm) Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ? - Kinh tế: tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất...(0.5đ) - Xã hội: nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.(0.5đ) - Chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản).(0.5đ) - Quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.(0.5đ) Câu 3: (1đ) Vì sao cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản có sức cuốn hút các nước Châu Á noi theo, trong đó có các sĩ phu yêu nước Việt Nam? - Cuộc Duy tân Minh trị đã đưa nước Nhật từ 1 nước PK lạc hậu thành 1 nước tư bản phát triển, (0.25đ)Nhật thoát khỏi đô hộ của các nước phương tây, cho nên nhiều nước Châu Á noi theo. .(0.25đ) - Đầu tk XX, các sĩ phu yêu nước VN, tiêu biểu cụ Phan Bội Châu muốn noi theo con đường của Nhật để canh tân đất nước, đưa thanh niên yêu nước VN sang Nhật học.(0.5đ)
  8. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:(5điểm ) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm MÃ ĐỀ 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 a b b c d b c d c b c c d c b B PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1: (2 đ) Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ? - Kinh tế: tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất...(0.5đ) - Xã hội: nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.(0.5đ) - Chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản).(0.5đ) - Quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.(0.5đ) Câu 2: (2đ)* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1đ) -Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. (0.25đ) Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cấu... bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la. (0.25đ) -Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ thế giới được chia lại. (0.25đ) -Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. (0.25đ) * Suy nghĩ của bản thân về chiến tranh: (1điểm) (tùy thuộc vào tư duy của học sinh, ý hay có thể chấm điểm): -Sự tàn phá, hủy diệt, sự thiệt hại về người và của cho toàn nhân loại(0.25đ) -Chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại trên toàn thế giới(0.25đ) -Cần phải lên án, đấu tranh đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, ... (0.25đ) -Tăng cường giao lưu, hợp tác hiểu biết lẫn nhau để thắt chặt mối quan hệ hòa bình hữu nghị(0.25đ) Câu 3: (1đ) Cuộc cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: - Không nêu được nhiệm vụ đánh đế quốc. (0,25đ) - Không tích cực đánh phong kiến . (0,25đ) - Mặc dù chế độ phong kiến đã bị lật độ nhưng giai cấp phong kiến vẫn có quyền lực lớn. (0,25đ) - Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân (0,25đ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1