Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn
Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi học kì, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn dưới đây. Hi vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn
- TRƯỜNG THCS TÂY SƠN KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 (Đề 1) Môn: Lịch sử 9. Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: (2 điểm) (Từ câu 1 đến câu 8) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1: Ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới sau Chiến tranh thế giới hai là A. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu. B. Anh, Pháp Mĩ. C. Mĩ, Pháp, Nhật Bản . D. Mĩ, Nhật Bản, Anh. Câu 2: Nhận định nào không đúng về thành tựu của Mĩ trong cách mạng khoa học - kĩ thuật? A. Là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vào không gian. C. Là nước đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng. D. Là nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 3: Để phát triển khoa học - kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng ít thấy ở các nước khác là A. coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật. B. đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. C. xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển. D. coi trọng việc nhập kỹ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài. Câu 4: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến liên kết khu vực Tây Âu? A. Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, trình độ kinh tế không chênh lệch nhiều. B. Các nước cần thống nhất và mở rộng thị trường để cạnh tranh với Nhật Bản và Mĩ. C. Muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ. D. Muốn thành lập trung tâm kinh tế - chính trị chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Câu 5: Thành phần tham dự hội nghị I-an-ta (từ ngày 7 - 11/2/1945) gồm nguyên thủ các cường quốc A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. C. Anh, Mĩ, Liên Xô. D. Liên Xô, Mĩ, Đức. Câu 6: Quyết định nào của hội nghị I-an-ta đã tác động đến tình hình thế giới sau năm 1945? A. Hình thành trật tự mới đa cực nhiều trung tâm. B. Trật tự hai cực được xác lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. C. Mĩ muốn xác lập trật tự đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế.. D. Một khuôn khổ trật tự đa cực mới hình thành do Mĩ và Liên Xô chi phối. Câu 7: Nhiệm vụ quan trọng nhất của Liên hợp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc C. tôn trọng chủ quyền của các dân tộc. D. thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. Câu 8: Hậu quả nguy hiểm nhất của “Chiến tranh lạnh” để lại cho loài người ngày nay là A. xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, các khối quân sự. B. chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. C. thế giới luôn căng thẳng dễ xảy ra chiến tranh. D. tốn quá nhiều tiền của và sức người để phục vụ cuộc chiến tranh này. Câu 9: Em hãy hoàn thành bảng so sánh phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ La-tinh theo mẫu sau: (2 điểm)
- Nội dung so sánh Châu Phi Mĩ La-tinh Đối tượng đấu tranh Mục tiêu đấu tranh Phương pháp đấu tranh Kết quả B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 đến nay. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ”một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. (2 điểm) Câu 2:. Nguyên nhân Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai và biểu hiện của sự phát triển đó. (2 điểm) Câu 3: Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai và tác động của nó đối với cuộc sống của con người. (2 điểm)
- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) (Từ câu 1 đến câu 8) (1 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B D D C D A B Câu 9: (2 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Nội dung so Châu Phi Mĩ La-tinh sánh Đối tượng đấu Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống chủ nghĩa thực dân mới tranh Mục tiêu đấu Đấu tranh giành độc lập Đấu tranh chống chế độ độc tài thân tranh Mĩ Phương pháp Đấu tranh chính trị hợp pháp và Nhiều hình thức đấu tranh phong phú đấu tranh thương lượng (bãi công, đấu tranh vũ trang) Kết quả Năm 1960, 17 nước châu Phi giành Chính quyền độc tài nhiều nước bị độc lập, hệ thống thuộc địa của đế lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ quốc tan rã… được thiết lập. B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) a/ Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 đến nay (1 điểm) - Trước năm 1945, hầu hết là thuộc địa của thực dân phương Tây (trừ Thái Lan) - Sau năm 1945 và kéo dài nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng: + Nhân dân các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền: In-đô-nê-xi-a (8 - 1945), Việt Nam (8 - 1945), Lào (10 - 1945) + Sau khi một số nước giành độc lập, bọn đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân lại phải đứng lên chống xâm lược: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. + Tháng 9 - 1954, khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) thành lập, tình hình Đông Nam Á có sự phân hóa. b/ (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm: - Từ đầu những năm 90, ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến tháng 4 năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. - ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) năm 1992 - Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 nước trong và ngoài khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển. - Lịch sử Đông Nam Á bước sang thời kỳ mới. Câu 2: (2 điểm) a/ Nguyên nhân Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1 điểm) - Không bị chiến tranh tàn phá. - Giàu tài nguyên. - Buôn bán vũ khí, hàng hoá. - Thừa hưởng thành quả khoa học - kĩ thuật của thế giới. b/ Biểu hiện: (1 điểm)
- - Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4 %); 3/4 trữ lượng vàng thế giới và là chủ nợ duy nhất thế giới. - Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. Câu 3: (2 điểm) a/ Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai (1 điểm) - Khoa học cơ bản: Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học (cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người,...). - Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,... - Nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều. - Vật liệu mới: Pô-li-me (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,... - Cách mạng xanh: Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ khí hóa… - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, điện thoại thông minh… - Chinh phục vũ trụ: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên Mặt Trăng.…. b/ Tác động: (1 điểm) * Tích cực: (0,5 điểm) - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. * Tiêu cực: (0,5 điểm) - Chế tạo nhiều vũ khí, phương tiện quân sự tàn phá hủy diệt cuộc sống. - Ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới.
- TRƯỜNG THCS TÂY SƠN KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 (Đề 1) Môn: Lịch sử 9. Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: (2 điểm) (Từ câu 1 đến câu 8) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1: Ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới sau Chiến tranh thế giới hai là A. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu. B. Anh, Pháp Mĩ. C. Mĩ, Pháp, Nhật Bản . D. Mĩ, Nhật Bản, Anh. Câu 2: Nhận định nào không đúng về thành tựu của Mĩ trong cách mạng khoa học - kĩ thuật? A. Là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vào không gian. C. Là nước đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng. D. Là nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 3: Để phát triển khoa học - kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng ít thấy ở các nước khác là A. coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật. B. đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. C. xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển. D. coi trọng việc nhập kỹ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài. Câu 4: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến liên kết khu vực Tây Âu? A. Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, trình độ kinh tế không chênh lệch nhiều. B. Các nước cần thống nhất và mở rộng thị trường để cạnh tranh với Nhật Bản và Mĩ. C. Muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ. D. Muốn thành lập trung tâm kinh tế - chính trị chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Câu 5: Thành phần tham dự hội nghị I-an-ta (từ ngày 7 - 11/2/1945) gồm nguyên thủ các cường quốc A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. C. Anh, Mĩ, Liên Xô. D. Liên Xô, Mĩ, Đức. Câu 6: Quyết định nào của hội nghị I-an-ta đã tác động đến tình hình thế giới sau năm 1945? A. Hình thành trật tự mới đa cực nhiều trung tâm. B. Trật tự hai cực được xác lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. C. Mĩ muốn xác lập trật tự đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế.. D. Một khuôn khổ trật tự đa cực mới hình thành do Mĩ và Liên Xô chi phối. Câu 7: Nhiệm vụ quan trọng nhất của Liên hợp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc C. tôn trọng chủ quyền của các dân tộc. D. thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. Câu 8: Hậu quả nguy hiểm nhất của “Chiến tranh lạnh” để lại cho loài người ngày nay là A. xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, các khối quân sự. B. chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. C. thế giới luôn căng thẳng dễ xảy ra chiến tranh. D. tốn quá nhiều tiền của và sức người để phục vụ cuộc chiến tranh này.
- Câu 9: Em hãy hoàn thành bảng so sánh phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ La-tinh theo mẫu sau: (2 điểm) Nội dung so sánh Châu Phi Mĩ La-tinh Đối tượng đấu tranh Mục tiêu đấu tranh Phương pháp đấu tranh Kết quả B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 đến nay. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ”một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. (2 điểm) Câu 2:. Nguyên nhân kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong những năm 70 của thế kỉ XX.và biểu hiện của sự phát triển đó. (2 điểm) Câu 3: Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai và tác động của nó đối với cuộc sống của con người. (2 điểm)
- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) (Từ câu 1 đến câu 8) (1 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B D D C D A B Câu 9: (2 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Nội dung so Châu Phi Mĩ La-tinh sánh Đối tượng đấu Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống chủ nghĩa thực dân mới tranh Mục tiêu đấu Đấu tranh giành độc lập Đấu tranh chống chế độ độc tài thân tranh Mĩ Phương pháp Đấu tranh chính trị hợp pháp và Nhiều hình thức đấu tranh phong phú đấu tranh thương lượng (bãi công, đấu tranh vũ trang) Kết quả Năm 1960, 17 nước châu Phi giành Chính quyền độc tài nhiều nước bị độc lập, hệ thống thuộc địa của đế lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ quốc tan rã… được thiết lập. B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) a/ Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 đến nay (1 điểm) - Trước năm 1945, hầu hết là thuộc địa của thực dân phương Tây (trừ Thái Lan) - Sau năm 1945 và kéo dài nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng: + Nhân dân các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền: In-đô-nê-xi-a (8 - 1945), Việt Nam (8 - 1945), Lào (10 - 1945) + Sau khi một số nước giành độc lập, bọn đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân lại phải đứng lên chống xâm lược: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. + Tháng 9 - 1954, khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) thành lập, tình hình Đông Nam Á có sự phân hóa. b/ (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm: - Từ đầu những năm 90, ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến tháng 4 năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. - ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) năm 1992 - Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 nước trong và ngoài khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển. - Lịch sử Đông Nam Á bước sang thời kỳ mới. Câu 2: (2 điểm) a/ Nguyên nhân kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong những năm 70 của thế kỉ XX. (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm - Nhờ những đơn đặt hàng”béo bở” của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; - Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti; vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật
- b/ Biểu hiện: (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 – 183 tỉ USD, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)... - Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23769 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai thế giới. - Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15% - Nông nghiệp: cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước. Câu 3: (2 điểm) a/ Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai (1 điểm) - Khoa học cơ bản: Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học (cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người,...). - Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,... - Nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều. - Vật liệu mới: Pô-li-me (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,... - Cách mạng xanh: Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ khí hóa… - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, điện thoại thông minh… - Chinh phục vũ trụ: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên Mặt Trăng.…. b/ Tác động: (1 điểm) * Tích cực: (0,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. * Tiêu cực: (0,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm - Chế tạo nhiều vũ khí, phương tiện quân sự tàn phá hủy diệt cuộc sống. - Ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 438 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 346 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 483 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 517 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 330 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 946 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 319 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 376 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 566 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 232 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 302 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 450 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 278 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 430 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 288 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 199 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn