intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI MA TRẬN-ĐỀ- ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9. Năm học: 2021 – 2022. (Thời gian làm bài: 45 phút) I. MA TRẬN. Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng điểm - Sự phát triển kinh tế Mĩ sau CTTG II. BÀI 8+9+10: - Sự phát triển kinh - Giải thích nguyên . - Rút ra bài học: Mĩ, Nhật, Tây tế Nhật Bản từ nhân sự phát triển Việt Nam học Âu từ những những năm 50 đến “thần kì” của nền tập từ sự phát năm 1945 đến những năm 70 của kinh tế Nhật Bản triển kinh tế của nay thế kỉ XX. Nhật Bản. - Hiểu được nguyên - Sự liên kết khu vực nhân liên kết khu của các nước Tây vực Tây Âu. Âu. Số câu 3 2 1 6 câu - Hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị I-an ta. - Thời gian BÀI 11: TRẬT - Vai trò của tổ chức - Hiểu được đặc Việt Nam gia TỰ THẾ GIỚI Liên Hợp Quốc. điểm của quan hệ nhập Liên Hợp MỚI SAU - Các xu thế của thế quốc tế sau chiến CHIẾN Quốc. giới sau chiến tranh tranh lạnh. TRANH THẾ lạnh. - Hiểu được thời cơ Rút ra bài học cho bản thân về việc xử lí các GIỚI THỨ HAI và thách thức của xung đột, tranh chấp, - Các tổ chức mâu thuẫn trong cuộc Việt Nam và các của LHQ đang sống. nước trong thời kì hoạt động ở hiện nay. Việt Nam. Số câu 5 2 2 1 10 câu BÀI 12: - Những thành tựu - Hiểu được ý nghĩa Liên hệ thực tế Cuộc cách mạng tiêu biểu của cách và tác động (tích cực về ý nghĩa và khoa học kỹ mạng khoa học kĩ và tiêu cực) của tác động của thuật từ 1945 – thuật. những thành tựu những thành tựu nay. KHKT . KHKT. Số câu 1 2 1 4 câu BÀI 14 - Nội dung cơ bản - Hiểu các mục đích So sánh với Việt Nam sau của chương trình của chính sách khai chương trình Chiến tranh thế khai thác lần thứ hai thác kinh tế, chính khai thác thuộc giới thứ nhất của Pháp ở Việt sách văn hóa giáo địa lần thứ nhất (1914-1918) Nam. dục của thực dân của Pháp. Pháp. Số câu 5 4 1 10 câu
  2. 100%TSĐ = 45%TSĐ = 35% TSĐ = 15% TSĐ = 5% TSĐ = 30 câu 10 điểm 4,5 điểm 3,5 điểm 1,5 điểm 0,5 điểm 10 điểm (10 câu) (30 câu) (14 câu) (4 câu) (2 câu) 100% II. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ Câu 1: Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 2: Nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội đạt được sự phát triển “thần kì” từ khi nào? A. Những năm 50 của thế kỉ XX. B. Những năm 60 của thế kỉ XX. C. Những năm 70 của thế kỉ XX. D. Những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 3: Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? A. Điều kiện quốc tế thuận lợi. B. Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản. C. Sự quản lí có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp. D. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên. Câu 4: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ, chú trọng công nghiệp quân sự. B. Chỉ đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. C. Củng cố quyền lực của chính quyền tư sản, tranh thủ nguồn lực bên ngoài. D. Coi trọng giáo dục, đào tạo con người. Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân liên kết của khu vực Tây Âu: A. Có chung nền văn minh, tương đồng về kinh tế, liên hệ mật thiết với nhau. B. Cần hợp tác để mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị. C. Các nước Tây Âu đều có tham vọng trở thành bá chủ thế giới. 2 2
  3. D. Các nước Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Câu 6. Tổ chức liên kết khu vực đầu tiên của các nước Tây Âu là tổ chức nào? A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu. Câu 7. Hội nghị I-an-ta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc Câu 8. Hội nghị I-an-ta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Liên Xô, Anh. B. Mĩ, Liên Xô, Đức C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 9. Những thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến sự hình thành một A. thế giới không có trật tự. B. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu. C. trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. D. trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm Câu 10. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào? A. Tháng 8 năm 1977. B. Tháng 9 năm 1977. C. Tháng 8 năm 1997. D. Tháng 9 năm 1997. Câu 11 : Ý nào dưới đây không phải nói về vai trò của Liên Hợp Quốc? A. Tích cực đấu tranh chống biến đổi khí hậu. B. Duy trì hòa bình và an ninh giữa các nước trên thế giới C. Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. 3 3
  4. D. Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa. Câu 12. Tổ chức Liên hợp quốc nào đã công nhận Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, đờn ca tài tử Nam Bộ, dân ca quan họ Bắc Ninh… là di sản văn hóa thế giới? A. WHO. B. WTO. C. IMF. D. UNESCO. Câu 13. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm (xu thế) của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh ? A. Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. B. Một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm đang dần hình thành. C. Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. D. Không còn bất cứ cuộc xung đột, nội chiến nào diễn ra trên thế giới. Câu 14: Việc các nước trên thế giới chuyển từ “ đối đầu sang đối thoại” và giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hòa bình, thương lượng giúp em rút ra bài học gì cho bản thân trong việc xử lí các mâu thuẫn, tranh chấp trong cuộc sống? A. Bản thân luôn nhường nhịn, chấp nhận mình sai. B. Trao đổi, thương lượng để tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp. C. Nhất quyết không lắng nghe đối phương trình bày. D. Chỉ cần đưa ra pháp luật xử lý, không cần đối thoại. Câu 15. Ý nào dưới đây không phải là thời cơ và thách thức của Việt Nam trong thời kì hiện nay? A. Hợp tác, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, vốn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước . B. Việc hợp tác với các nước và tham gia liên minh khu vực có thể dẫn đến nguy cơ đất nước bị xâm lược. C. Việt Nam có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. D. Nếu không cẩn thận, “ hòa nhập” có thể dẫn đến “ hòa tan, dễ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 16: Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? A. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi. B. Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. 4 4
  5. C. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kiinh tế. D. Hòa nhập nhưng không hòa tan. Câu 17: Thành tựu khoa học- kĩ thuật nào được kì vọng trong tương lai gần có thể giúp con người chữa trị được những căn bệnh nan y như: ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì…? A. Tìm ra phương pháp sinh sản vô tính. B. Công bố “ Bản đồ gien người”. C. Máy tính điện tử ra đời. D. Sáng chế ra các chất vật liệu mới như ti-tan, po-li-me. Câu 18. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học- kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? A. Phát minh sinh học. B. Phát minh hóa học. C. "Cách mạng xanh". D. Tạo ra công cụ lao động mới. Câu 19. Ý nào dưới đây không phải là hạn chế của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? A. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động ngày càng nhiều. B. Tỉ lệ lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện quân sự tính chất tàn phá, hủy diệt. D. Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ, dịch bệnh… Câu 20: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động? A. Tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ được cân bằng. B. Tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp ngày càng tăng. C. Tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng. D. Tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Câu 21: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào thời gian nào? A. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 5 5
  6. Câu 22: Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam là gì? A. Chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới. B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra. C. Phát triển kinh tế các nước thuộc địa. D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp. Câu 23: Tư bản Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào ở Việt Nam? A. Nông nghiệp và khai mỏ. B. Công nghiệp và thương nghiệp. C. Giao thông vận tải và thương nghiệp. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải. Câu 24: Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than? A. Cao su và than là hai mặt hàng dễ khai thác. B. Việt Nam có thế mạnh về cao su và than. C. Đây là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. D. Cao su và than có giá trị cao nhất lúc bấy giờ. Câu 25: Vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam? A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước. B. Tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam phát triển. C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển. D. Pháp muốn độc chiếm thị trường Việt Nam. Câu 26: Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải? A. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam. B. Để phục vụ cho chương trình khai thác của chúng. C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân Đông Dương. D. Để giúp ngành giao thông vận tải Việt Nam phát triển. 6 6
  7. Câu 27: Thực dân Pháp sử dụng ngân hàng Đông Dương làm công cụ để A. nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương. B. giúp nhân dân Đông Dương vay vốn phát triển kinh tế. C. thúc đẩy kinh tế Đông Dương phát triển. D. điều tiết kinh tế Đông Dương phát triển cân đối. Câu 28: Về thuế, thực dân Pháp …. A. Bãi bỏ các thứ thuế cho nhân dân Việt Nam. B. Giảm thuế cho nhân dân Việt Nam. C. Giữ nguyên như trước đây D. Đánh thuế nặng và đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí. Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là tác động của Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai đến nền kinh tế Việt Nam? A. Nhìn bề ngoài kinh tế Việt Nam có phát triển. B. Kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. C. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, què quặt, mất cân đối. D. Lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp. Câu 30: So với Chương trình khai thác lần thứ nhất, chương trình khai thác lần hai có A. vốn đầu tư, cường độ và quy mô khai thác đều nhỏ hơn. B. vốn đầu tư, cường độ và quy mô khai thác không thay đổi. C. vốn đầu tư lớn, cường độ khai thác mạnh và quy mô khai thác lớn hơn. D. vốn đầu tư ít nhưng cường độ khai thác mạnh và quy mô khai thác lớn hơn. 7 7
  8. III. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM. Chọn đáp án đúng nhất. Mỗi câu đúng bằng 0,33 điểm. ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.D 4.D 5.C 6.B 7.C 8.A 9.C 10.B 11. A 12.D 13.D 14.B 15.B 16.C 17.B 18.C 19.B 20.C 21.C 22.B 23.A 24.C 25.D 26.B 27.A 28.D 29.B 30.C 8 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0