intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cổ Bi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cổ Bi”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cổ Bi

  1. UBN MA TRẬN ĐỀ KT HỌC KỲ I D MÔN: LỊCH SỬ 9 HUY Thời gian: 45 phút ỆN Năm học: 2021 – 2022 GIA LÂM TRƯ ỜNG THC S CỔ BI Các m Tổng số Chủ ứ đ c ề đ ộ c ầ n đ á n h g i á Vận dụng Nhận Thông Vận dụng ở mức cao biết hiểu cơ bản TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ Số 4 6 đề: câu 2
  2. Nước Mỹ Điểm 1 0,5 0,5 Chủ Số đề: 2 2 2 6 câu Nhật Bản Điểm 0,5 0,5 0,5 1,5 Chủ Số đề: 4 4 câu Các nước Tây Điểm 1 1 Âu Chủ Số đề: 6 2 8 câu Trật tự thế giới mới sau Điểm 1,5 0,5 2 CTT G Chủ Số đề: 4 4 câu Cách thành tựu trong Điểm 1 1 KHK T Chủ Số đề: 1 1 2 câu Các nước Đông Điểm 2 1 3 Nam Á
  3. Số 20 5 5 30 câu Điểm 5 3 2 10 Tỉ lệ 50% 30% 20% 100% % UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỔ BI MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2021 – 2022 TIÊT: 18 (PPCT) ( Đề chính thức) Thời gian: 45 phút Đề 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) *Chọn đáp án chính xác nhất: Câu 1: Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A, Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề B.Phụ thuộc chặt chẽ các nước Châu Âu. C.Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh D.Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển. Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học –kỹ thuật hiện đại lần thứ hai khởi nguồn từ: A. Nước Mĩ. C. Nước Đức B. Nước Anh D. Nước Trung Quốc Câu 3: Mĩ lần đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng ở thời gian nào? A.Tháng 7 /1969 C Tháng 7/1971 B.Tháng 7/1970 D Tháng 7/1972 Câu 4: Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu” Mĩ đã vấp phải thất bại ,tiêu biểu ở đâu? A.Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên B.Chiến tranh Trung Quốc C.Chiến tranh xâm lược Việt Nam D.Chiến tranh chống Cuba Câu 5: Những biện pháp không phải của “chiến lược toàn cầu ”do Mĩ đề ra? A. Viện trợ để lôi kéo khống chế các nước nhận viện trợ. B. Lập các khối quân sự. C. Đàn áp ngăn cản phong trào công nhân trong nước. D. Gây các cuộc chiến tranh xâm lược. Câu 6: Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động. C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
  4. D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thứ giới thứ hai ? A. Là nước bại trận ,bị chiến tranh tàn phá nặng nề B. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng C. Đất nước ổn định, phát triển D. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước nhiều khó khăn Câu 8. Hãy cho biết cơ hội mới để kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” sau chiến tranh. A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ. B. Khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên T6/1950. C. Khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu Ba. Câu 9. Đảng nào giữ vai trò quan trọng và nắm cương vị lãnh Nhật Bản trong suốt một thời gian dài? A. Đảng liên minh dân chủ Thiên chúa giáo. C. Đảng Dân chủ Tự do. B. Đảng tự do. D. Công đảng. Câu 10. Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế từ khi nào? A. Từ những năm 70 của thế kỷ XX. B. Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. C. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. D.Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Câu 11. Hiến pháp mới của Nhật Bản được ban hành vào thời gian nào? A. Năm 1945 C. Năm 1947 B. Năm 1946 D. Năm 1948 Câu 12. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Những năm 50 của thế kỷ XX. B. Những năm 60 của thế kỷ XX. C. Những năm 70 của thế kỷ XX. D. Những năm 80 của thế kỷ XX. Câu 13. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai phục hồi? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu. C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô. D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác – san. Câu 14. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập nhằm mục đích gì? A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN. B. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. C. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 15. Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất gì? A. Liên minh quân sự. B. Liên minh giáo dục- văn hóa – y tế. C. Liên minh về khoa học kỹ thuật. D. Liên minh kinh tế chính trị.
  5. Câu 16. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật? A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc. B. Sự liên kết kinh tế, giữa các nước trong khu vực. C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á. D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV. Câu 17. Hội nghị I-an- ta gồm các cường quốc nào lập ra? A. Mĩ, Nhật Bản, Anh B. Mĩ và Liên Xô, Đức C. Nhật Bản, Liên Xô, Pháp D. Liên Xô, Mĩ, Anh Câu 18. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào? A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp. D. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh. Câu 19. Trật tự I- an – ta là trật tự mấy cực? A. Đơn cực C. Hai cực B. Đa cực D. Không có cực nào Câu 20. Hội nghị I-an –ta diễn ra vào thời gian nào? A. Từ ngày 11 -2 – 1945 C. Từ ngày 5 đến 11-2-1945 B. Từ ngày 4 đến 11-2-1945 D. Từ ngày 7 đến 11-2-1945 Câu 21. Nhiệm vụ chính nhất của Liên Hợp Quốc là gì? A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị quốc tế C. Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa xã hội, nhân đạo… D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 22. Việt Nam ra nhập Liên hợp quốc vào năm nào? A. Năm 1945 C. Năm 1977 B. Năm 1954 D. Năm 1990 Câu 23. Hậu quả mà cả thế giới phải gánh chịu trong “chiến tranh lạnh” là gì? A. Cả thế giới trong tình trạng căng thẳng của một cuộc chiến sắp nổ ra B. Các nước đế quốc đã có một khối lượng khổng lồ về tiền và vũ khí. C. Cả thế giới đều phát triển nhờ chiến tranh. D. Thúc đẩy các nước phát triển vũ khí hạt nhân. Câu 24.Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào? A.Tháng 12/1989 C.Tháng 10/1990 B.Tháng 5/ 2000 D.Tháng 6/2011 Câu 25. Năm 1977, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới? A. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”. B. Công nghệ enzim ra đời. C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính.
  6. D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”. Câu 26. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây? A. Sắt. C. Bê tông. B. Pôlime D. Hợp kim. Câu 27. Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại? A. Năng lượng mặt trời. C. Năng lượng than đá. B. Năng lượng điện. D. Năng lượng dầu mỏ. Câu 28. Đâu là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX? A. Máy tính điện tử. C. Giải mã bản đồ gen. B. Tạo ra phương pháp sinh sản vô tính D. Tìm ra những nguồn năng lượng mới. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM). Câu 1: Hãy nêu sự ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? (2đ). Câu 2: Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN có những thời cơ và thách thức gì? (1đ). UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỔ BI MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2021 – 2022 TIÊT: 18 (PPCT) ( Đề chính thức) Thời gian: 45 phút Đề 2 I. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) * Chọn đáp án chính xác nhất: Câu 1: Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? A. Cuộc “cách mạng xanh”. C. Khoa học công nghệ. B. Sáng chế những vật liệu mới. D. Tạo ra công cụ lao động mới. Câu 2: Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
  7. A. Anh C. Mĩ. B. Pháp D. Đức. Câu 3: Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là? A. Ô nhiễm môi trường. C. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện. B. Tai nạn giao thông. D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt. Câu 4: Công cụ sản xuất mới là: A.Máy tính, chất dẻo, năng lượng, rô bốt B.Máy tự động, máy tính, vật lí, người máy C.Máy tính điện tử,máy tự động, hệ thống máy tự động D.Máy tính, sóng vô tuyến, tàu siêu tốc, người máy Câu 5: Tổ chức nào dưới đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu? A. Cộng đồng thương mại – tài chính châu Âu. B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Cộng đồng than thép châu Âu. Câu 6: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu. C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô. D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan. Câu 7: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì? A. Liên minh chính trị - quân sự. C. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế. B. Liên minh kinh tế - chính trị. D. Liên minh về khoa học – kĩ thuật. Câu 8: Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh? A. Liên Hợp Quốc. C. Cộng đồng châu Âu (EC). B. Liên minh châu Âu. D. ASEAN Câu 9: Bài học quan trọng nhất của Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là? A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài. B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế. C. Đầu tư phát triển giáo dục con người. D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước. Câu 10: Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế từ khi nào? A. Từ những năm 70 của thế kỷ XX. B. Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. C. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. D.Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX.
  8. Câu 11: Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản. C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản. D. Thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 12: Nôị dung nào sau đây không phải là tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thứ giới thứ hai ? A.Là nước bại trận ,bị chiến tranh tàn phá nặng nề B.Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng C.Đất nước ổn định ,phát triển D.Bị mất hết thuộc địa và đứng trước nhiều khó khăn Câu 13: Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Những năm 50 của thế kỷ XX. B. Những năm 60 của thế kỷ XX. C. Những năm 70 của thế kỷ XX. D. Những năm 80 của thế kỷ XX. Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân đồng minh? A. Mĩ. C. Liên Xô. B. Đức. D. Anh Câu 15: Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là? A. Bán vũ khí cho các bên tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. Câu 16: Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề B. Phụ thuộc chặt chẽ các nước Châu Âu. C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh D. Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển. Câu 17: Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu” Mĩ đã vấp phải thất bại ,tiêu biểu ở đâu? A.Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên B.Chiến tranh Trung Quốc C.Chiến tranh xâm lược Việt Nam D.Chiến tranh chống Cuba Câu 18: Những biện pháp không phải của “chiến lược toàn cầu ”do Mĩ đề ra? A. Viện trợ để lôi kéo khống chế các nước nhận viện trợ. B. Lập các khối quân sự. C. Đàn áp ngăn cản phong trào công nhân trong nước. D. Gây các cuộc chiến tranh xâm lược. Câu 19: Mĩ lần đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng ở thời gian nào? A.Tháng 7 /1969 C Tháng 7/1971 B.Tháng 7/1970 D Tháng 7/1972
  9. Câu 20: Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động. C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ. D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen. Câu 21: Hội nghị Ian-ta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt nhất. C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 22: Hội nghị I-an- ta gồm các cường quốc nào lập ra? A. Mĩ, Nhật Bản, Anh B. Mĩ và Liên Xô, Đức C. Nhật Bản, Liên Xô, Pháp D. Liên Xô, Mĩ, Anh Câu 23: Trật tự I- an – ta là trật tự mấy cực? A. Đơn cực C. Hai cực B. Đa cực D. Không có cực nào Câu 24. Hội nghị I-an –ta diễn ra vào thời gian nào? A. Từ ngày 11 -2 – 1945 C. Từ ngày 5 đến 11-2-1945 B. Từ ngày 4 đến 11-2-1945 D. Từ ngày 7 đến 11-2-1945 Câu 25. Nhiệm vụ chính nhất của Liên Hợp Quốc là gì? A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị quốc tế C. Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa xã hội, nhân đạo… D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 26. Việt Nam ra nhập Liên hợp quốc vào năm nào? A. Năm 1945 C. Năm 1977 B. Năm 1954 D. Năm 1990 Câu 27. Hậu quả mà cả thế giới phải gánh chịu trong “chiến tranh lạnh” là gì? A. Cả thế giới trong tình trạng căng thẳng của một cuộc chiến sắp nổ ra B. Các nước đế quốc đã có một khối lượng khổng lồ về tiền và vũ khí. C. Cả thế giới đều phát triển nhờ chiến tranh. D. Thúc đẩy các nước phát triển vũ khí hạt nhân. Câu 28 .Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào? A.Tháng 12/1989 C.Tháng 10/1990 B.Tháng 5/ 2000 D.Tháng 6/2011 II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM). Câu 1: Hãy nêu sự ra đời, nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc? (2đ).
  10. Câu 2: Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN có những thời cơ và thách thức gì?(1đ) UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS CỔ BI MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2021 - 2022 TIẾT 18(PPCT) (Đề chính thức) Đề 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) (mỗi đáp án đúng = 0,25điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 C A A C C B C C C A B 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 B D A D B D D C B D C 23 24 25 26 27 28 A A C B A A II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) * Câu 1: Hoàn cảnh ra đời: (1đ) - Do yêu cầu phát triển KT-XH, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực. - Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực. →8.8.1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước: Xin-ga-po, Ma- lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a. * Mục tiêu: Hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.(0,5đ)
  11. * Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả (0,5đ) Câu 2: Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN (1đ) * Thời cơ: (0,5đ) - Giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật, y tế…. - Giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - tiếp xúc với khoa học kĩ thuật hiện đại, thị trường mở rộng. * Thách thức: (0,5đ) - Tụt hậu so với các nước trong khu vực. - sự cạnh tranh về kinh tế, khoa học kĩ thuật, hàng hóa - gặp khó khăn về ngôn ngữ, tập quán không giống nhau. - sự hội nhập hòa tan các phong tục tập quán của nước ta bị phai mờ. Người ra đề Nhóm trưởng duyệt BGH duyệt Nguyễn Thị Thu Trang Nguyễn Thị Lê Vân Dương Quang Tuyến UBND HUYỆN GIA ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LÂM MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS CỔ TIẾT 18(PPCT) BI Năm học 2021 - 2022 (Đề chính thức) Đề 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) (mỗi đáp án đúng = 0,25điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 A C D C A D B B C A A 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 C B A C C C C A B D D
  12. 23 24 25 26 27 28 C B D C A A II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1: Hoàn cảnh, nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc (2đ) - Hoàn cảnh: Thành lập vào 24.10.1945, theo quyết định của Hội nghị I-an-ta. (0,25đ) - Nhiệm vụ: Duy trì hoà bình và an ninh TG, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền giữa các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về KT, văn hoá, XH, nhân đạo…(0,75đ) - Vai trò: Duy trì hòa bình an ninh TG, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế - văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh, Việt Nam gia nhập: 9.1977, là thành viên thứ 149. (1đ) Câu 2: Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN (1đ) * Thời cơ: (0,5đ) - Giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật, y tế…. - Giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - tiếp xúc với khoa học kĩ thuật hiện đại, thị trường mở rộng. * Thách thức: (0,5đ) - Tụt hậu so với các nước trong khu vực. - sự cạnh tranh về kinh tế, khoa học kĩ thuật, hàng hóa - gặp khó khăn về ngôn ngữ, tập quán không giống nhau. - sự hội nhập hòa tan các phong tục tập quán của nước ta bị phai mờ. Người ra đề Nhóm trưởng duyệt BGH duyệt Nguyễn Thị Thu Trang Nguyễn Thị Lê Vân Dương Quang Tuyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2