intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 1)” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Xá (Đề 1)

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Lịch sử 9 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. Thành tựu về khoa học - kĩ thuật quan trọng nhất của thể kỉ XX là gì? A. Phương pháp sinh sản vô tính. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Công bố “Bản đồ gen người”. D. Phát minh ra máy tính điện tử. Câu 2. Hình thức đấu tranh giành chính quyền ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gỉ? A. Đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân. B. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang. C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh bằng con đường ngoại giao. Câu 3. Sự kiện nào chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu. B. Mĩ giúp đỡ Nhật Bản. C. Mĩ thành lập khối quân sự NATO. D. Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh”. Câu 4. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì? A. Chủ nghĩa thực dân cũ bị xoá bỏ ở châu Phi. B. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi - sào huyệt cuối cùng đã bị xoá bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xoá bỏ ở châu Phi. D. Hệ thống thuộc địa bị xoá bỏ ở châu Phi. Câu 5. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La- tinh với châu Phi là A. Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân mới, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ. B. Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân cũ, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân mới. C. hình thức đấu tranh của Mĩ La-tinh đa dạng, phong phú hơn châu Phi. D. mức độ giành được độc lập của Mĩ La-tinh triệt để hơn châu Phi. Câu 6. Tình hình kinh tế Mĩ bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Nền kinh tế Mĩ bị tàn phá và thiệt hại nặng nề B. Nền kinh tế Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu khác. C. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. D. Mĩ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì”. Câu 7. Nội dung nào không phải hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ năm 1945 đến nay? A. Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. B. Nạn ô nhiễm môi trường. C. Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỉ lệ lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên. D. Xuất hiện những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, bệnh dịch mới đối với con người Mã đề 001- Đề kiểm tra học kì I– Lịch sử 9_Trang 1/4
  2. Câu 8. Hai đảng thay nhau nắm quyền ở nước Mĩ là A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. B. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa C. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. D. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do. Câu 9. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật. B. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao. Câu 10. Phần lớn các nước châu Á giành được độc lập vào thời gian nào? A. Cuối những năm 40 của thế kỉ XX. B. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX. C. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX. D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX. Câu 11. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, sau “Chiến tranh lạnh” các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển A. lấy quân sự làm trọng điểm. B. lấy chính trị làm trọng điểm C. lấy kinh tế làm trọng điểm. D. lấy văn hoá, giáo dục làm trọng điểm. Câu 12. Quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào? A. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á. B. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. D. Thoả thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ B. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. C. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế D. thành lập nhà nước chung châu Âu. Câu 14. Trước những thách thức lớn của xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực? A. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học - công nghệ. B. Đi tắt đón đầu những thành tựu công nghệ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. C. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học - công nghệ, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến. D. Tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững chủ quyền độc lập. Câu 15. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến là do mâu thuẫn về A. tôn giáo lãnh thổ B. dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ. C. thuộc địa, biên giới lãnh thổ. D. dân tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ Câu 16. Quốc gia giành được chính quyền sớm nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở khu vực Đông Nam Á là A. Việt Nam B. In-đô-nê-xi-a C. Lào D. Ma-lai-xi-a Câu 17. Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá? Mã đề 001- Đề kiểm tra học kì I– Lịch sử 9_Trang 2/4
  3. A. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). B. Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM). C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) Câu 18. Hội nghi I-an-ta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai A. bùng nổ B. đã kết thúc C. đang diễn ra ác liệt D. bước vào giai đoạn kết thúc Câu 19. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào thời gian nào? A.Tháng 6-1994. B. Tháng 7-1995 C. Tháng 7-1997. D. Tháng 4-1999. Câu 20. Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. các nước phương Tây Câu 21. Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pác- thai là A. Đảng Cộng sản Nam Phi. B. Đại hội dân tộc Phi (ANC). C. Đảng dân chủ Nam Phi. D. Liên minh châu Phi (AU). Câu 22. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng? A. Quân đội Liên Xô B. Quân Anh. C. Quân Mĩ. D. Quân Pháp. Câu 23. Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh A. chịu nhiều tổn thất nặng nề của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. B. thu nhiều lợi nhuận nhờ Chiến tranh thế giới thứ hai. C. không bị ảnh hưởng gì bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. D. nhận được sự viện trợ của Mĩ. Câu 24. Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam? A. Con ngưòi được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. C. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển. D. Các công ti năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao, chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 25. Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B . tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu. C. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san. D. sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 26. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì? A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 27. Mục đích lớn nhất của “ Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là A. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ Mã đề 001- Đề kiểm tra học kì I– Lịch sử 9_Trang 3/4
  4. B. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa, C. thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới của Mĩ. D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới. Câu 28. Tổ chức liên kết khu vực châu Âu đầu tiên được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào? A. Cộng đồng than - thép châu Âu. B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 29. Điểm khác cơ bản của Nhật Bản so với các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật. B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 30. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) gồm các nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Liên Xô, Mĩ, Anh. C. Anh, Pháp, Liên Xô. D. Liên Xô, Mĩ, Pháp. Câu 31. Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Khoa học cơ bản. C. Công nghệ thông tin. D. Thông tin liên lạc và giao thông. Câu 32. Hãy cho biết đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. A. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng. B. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. C. Diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. -------------------------HẾT------------------------ Mã đề 001- Đề kiểm tra học kì I– Lịch sử 9_Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2