intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Yên Viên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Yên Viên’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Yên Viên

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN Thời gian: 45 phút Năm học: 2021 - 2022 ĐỀ SỐ 01 (đề gồm 05 trang) * Chọn đáp án đúng nhất A, B, C hoặc D cho các câu sau Phần I: Mỗi câu 0,35 điểm (20 câu) Câu 1: Thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ sau sự kiện: A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Ấn Độ thử thành công bom nhiệt hạch. C. Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Đức phóng thành công tên lửa đạn đạo. Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến việc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản? A. Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá. B. Mĩ có lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú. C. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. D. Sự giúp đỡ, hợp tác có hiệu quả giữa Mĩ và các nước Tây Âu. Câu 3: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu” là: A. thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959. B.thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975. C. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. D. thắng lợi của Iran năm 1979. Câu 4: Năm 1948, sản lượng công nghiệp của nước nào chiếm 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới? A. Pháp. B. Mĩ. C. Nhật Bản. D. Anh. Câu 5: Năm 1948, 16 nước Tây Âu đã nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ theo: A. “Chính sách mới”. B. “Kế hoạch Mác-san. C. “Chính sách kinh tế mới”. D. “Hiệp ước hòa bình Xan Phran-xi-cô. Câu 6: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
  2. A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao. B. tăng cường sự hợp tác, liên minh với Liên Xô. C. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các nước thuộc địa cũ. Câu 7: Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu? A. Các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan). B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập. C. Đồng tiền chung châu Âu (đồng ơrô) được phát hành. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập. Câu 8: Tổ chức Liên minh châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới? A. Đối thoại hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Đối đầu của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều. D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Câu 9: Ngày 8/9/1951, Nhật kí kết với Mĩ: A. Hiệp ước an ninh Mĩ -Nhật. B, Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á. C. Hiệp ước Liên minh Mĩ -Nhật. D. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ - Nhật. Câu 10: Biểu hiện rõ nhất sự phát triển “thần kì” của Nhật bản từ năm 1960 đến năm 1973 là: A. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thê giới. B. tốc độ tang trưởng bình quân hang năm tang nhanh. C. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. D. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng. Câu 11: Thành tựu y học nào dưới đây gây nên những lo ngại về mặt pháp lí và đạo đức xã hội (con người sao chép con người, thương mại hóa công nghệ gien…)? A. Các phát hiện về tổ chức cấu trúc và chức năng của tế bào. B. Các phát hiện về kích hoạt hệ miễn dịch bẩm sinh. C. Phương pháp sinh sản vô tính. D. Khám phá về các tế bào tạo thành hệ thống định vị trong não.
  3. Câu 12: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất thế kì XX là: A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. công bố “bản đồ gien người”. D. phát minh ra máy tính điện tử. Câu 13: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? A. Tàu hỏa rốc độ cao. B. bản đồ gien người. C. Máy tính điện tử D. Máy kéo sợi Gien-ni. Câu 14: Hội nghị I-an-ta đã diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai: A. bước vào giai đoạn cuối. C. đang diễn ra ác liệt. B. mới bùng nổ. D. vừa kết thúc. Câu 15: Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945) không thông qua quyết định nào? A. Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. B. Quy định việc đống quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. D. Giao cho quân Anh việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương. Câu 16: Thỏa thuận của hội nghị I-an-ta xác định vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt: A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Đức. D. Triều Tiên. Câu 17 Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là: A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp. B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp . C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản. D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương. Câu 18: Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp: A. địa chủ. B. công nhân. C. tư sản. D. tiểu tư sản. Câu 19: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn vào nhiều nhất vào ngành kinh tế nào? A. Thương nghiệp. B. Giao thông vận tải.
  4. C. Thủ công nghiệp. D. Nông nghiệp. Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là: A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc. Phần II: Mỗi câu 0,3 điểm (10 câu) Câu 21: Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam? A. Phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới. B. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. C. Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới. D. Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clintơn Câu 22: Việt Nam học được gì từ sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? A. Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài. B. Chú trọng phát triển công nghiệp và du lịch. C. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. D. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết dân tộc. Câu 23: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là: A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam. C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam. D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam. Câu 24: Hãy đánh giá về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay. A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thê giới. B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực. C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe của loài người. D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trọ nhân đạo. Câu 25: Vận dụng nguyên tắc “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề nào của đất nước ta hiện nay?
  5. A. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. C. Vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ. D. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Câu 26: Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2 so với cách mạng khoa học kĩ thuật lần 1 là gì? A. Mọi phát minh kỹ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản B. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn D. Mọi phát minh kỹ thuật đều xuất phát từ nhu cầu chiến tranh Câu 27: Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu câu liên minh, hợp tác. B. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có 6 nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước. C. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối ảnh hưởng từ các Cường quốc lớn bên ngoài. D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao. Câu 28: Trong sự phát triển “ Thần kì của Nhật Bản ” có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác? A. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật B. Lợi dụng vốn nước ngoài , tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt C.“ Len lách ” xâm nhập vào thị trường các nước , thực hiện cải cách dân chủ D. Phát huy truyền thống tự lực , tự cường của nhân dân Nhật Bản Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp thêm khó khăn nào khác với các nước tư bản Tây Âu? A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. B. Phải khôi phục kinh tế. C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm. D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.
  6. Câu 30: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thê kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) là gì? A. Đưa nhân loại chuyển từ nền “văn minh công nghiệp” sang “văn minh trí tuệ”. B. Có nguồn gốc sâu xa từ những đòi hỏi về vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người. C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn gốc của mọi phát minh kĩ thuật. D. Đặc trưng cơ bản là sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. ----------- HẾT ------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0