intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

  1. Trường THCS Xà Bang Kiểm tra cuối kì I - (2022- 2023) Điểm : Lời phê Lớp : 9/ Môn :Lịch sử Họ - Tên : Thời gian : 45 phút ……………………………… I.TRẮC NGHIỆM : (3 Đ) * Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất các câu sau : Câu 1 .Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đạị Câu 3. Những nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập trong năm 1945? A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. C. Lào, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á là: A. Các nước châu Á giành được độc lập. B. Các nước châu Á gia nhập ASEAN. C. Các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. D. Tất cả các ý trên. Câu 5. Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 6. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào? A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Quân sự II.TỰ LUẬN : (7 Đ) Câu 1: : Nêu hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN ? (2Đ) Câu 2: Vì sao các nước Tây Âu liên kết với nhau ? Nêu các mốc thời gian liên kết kinh tế của các nước Tây Âu ? (2Đ) Câu 3: : Vì sao hòa bình ,ổn định ,hợp tác và phát triển kinh tế, vừa là cơ vừa là thách thức đối với nhiều dân tộc ? (1Đ)
  2. Câu 4: Nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ? Liên hệ, so sánh với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ? (2Đ) BÀI LÀM : ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ĐÁP ÁN SỬ 9 I.TRẮC NGHIỆM: 3 Đ 1 2 3 4 5 6 A A A A B B II.TỰ LUẬN:7 Đ CÂU HỎI NỘI DUNG ĐIỂM CÂU 1 * Hoàn cảnh: + Do yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. 0.75 Đ + Hạn chế ảnh hưởng của các nước bên ngoài đối với khu vực. => Ngày 8-8-1967: Hiệp hội các nước ĐNA được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) * Mục tiêu:Phát triển kinh tế và văn hoá, duy trì hòa bình, ổn định khu vực. 0,25 * Nguyên tắc : - Tôn trọng chủ quyền và can thiệp vào nội bộ của nhau 1Đ -Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình… CÂU 2 *Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực; 1Đ + Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt, liên kết để mở rộng thị trường, khắc phục những nghi kị, chia rẽ về chính trị. + Liên kết để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. *Qua trình liên kết : + Tháng 4 – 1951 thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”. + Tháng 3 – 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” ra đời.
  3. - Tháng 7 – 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu 1Đ (EC). - Tháng 12 – 1991,đổi tên thành liên minh châu Âu EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. CÂU 3 Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan. - Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới… - Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát 1Đ triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. CÂU 4 * Nội dung : - Nông nghiệp : . Mở rộng đồn điền cao su , - Công nghiệp : Tăng vốn đầu tư đẩy mạnh khai thác mỏ , - Ngoài ra tư bản pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp như : Nhà máy sợi Hải Phòng ,Nam Định , nhà máy rượu Hà Nội …. - Thương nghiệp : Để độc chiếm thị trường Đông Dương ,Pháp đánh thuế nặng hàng 1.5(Đ) hóa các nước nhập vào nước ta - Giao thông vận tải : Đầu tư phát triển để phục vụ việc khai thác, phát triển thêm các tuyến đường sắt xuyên Đông Dương. - Ngân hàng Đông Dương ,nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương *So với cuộc khai thác lần thứ nhất : - Cuộc khai lần thứ hai diễn ra qui mô hơn, tốc độ tập trung hơn và nguồn vốn được 0,5 (Đ) tăng lên gấp nhiều lần so cuôc khai thác lần thứ nhất ,tập trung khai thác triệt để các nguồn lợi để thu được nhiều lợi nhuận nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1