intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn" giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- Năm học 2023 - 2024 Môn: Lịch sử 9 CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG CHỦ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL ĐỀ 1. Liên Xô và các Giải thích được công cuộc cải nước Đông Âu cách Gooc-ba-chop không thành từ năm 1945 đến công. những năm 90 Số câu: 1 1 Số điểm: 0.33 0.33đ 2. Các nước Biết được: Nắm được: Liên hệ được châu Á, Phi, Mĩ - Thời gian, sự kiện, địa - Thời cơ, thách thức của Việt tình hình Việt la tinh từ năm điểm diễn ra Hiệp hội Nam khi gia nhập ASEAN. Nam trong giai 1945 đến nay. các nước Đông Nam Á - Mục tiêu, nguyên tắc tổ chức đoạn hội nhập (ASEAN). ASEAN. quốc tế hiện - Phương pháp, hình thức Giải thích được thời cơ, thách nay. diễn ra phong trào giải thức đối với các dân tộc khi bước phóng dân tộc ở Mĩ La- vào thế kỉ XXI. tinh. - Vai trò, mục đích của Liên hợp quốc. - Thời gian, sự kiệnđánh dấu mốc sụp đổ của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi. - Nêu được các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Số câu: 4 1/2 2 1/2 1/2 7,5
  2. Số điểm: 1.33 1.0 0.66 1.0 1.0 5.0đ 3. Mĩ, Nhật Bản, Biết được: - Giải thích được lí do Liên Xô và Chứng minh được Mĩ vươn lên Tây Âu từ năm - Đặc điểm, nhân tố, Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến trở thành nước giàu mạnh nhất 1945 đến nay. chính sách đối ngoạicủa tranh lạnh”. trong thế giới tư bản sau chiến Nhật Bản sau Chiến - Nắm được mục tiêu của Mĩ đề ra tranh thế giới thứ 2. tranh thế giới thứ hai. và không đề ra trong“chiến lược - Nguyên nhân, hậu quả toàn cầu”. của Chiến tranh lạnh để - Nắm được mục đích, nguyên lại cho loài người ngày nhân các nước Tây Âu tham gia nay. khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - Nguyên thủ các cường (NATO). quốc tham dự hội nghị I- an-ta. - Hành động, việc làm của các nước Tây Âu để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước. Số câu: 5 3 1/2 8,5 Số điểm: 1.66 1.0 2.0 4.66đ TSC: 17 9 1/2 6 1/2 1/2 1/2 17 TSĐ: 10 3.0 1.0 1.0 2.0 2.0 1.0 10đ TỈ LỆ: 100% 30% 10% 10% 20% 20% 10% 100 % TSC: 17 9+ 1/2 6+1/2 1/2 1/2 17 TSĐ: 10 4.0 3.0 2.0 1.0 10đ TỈ LỆ: 100% 4.0% 30% 20% 10% 100%
  3. UBND HUYỆN PHƯƠC SƠN TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT ĐỀ LỊCH SỬ LỚP 9 HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 - 2024 Câu NỘI DUNG A. TRẮC NGHIỆM 1 Biết được sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). 2 Giải thích được lí do Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. 3 Biết được hình thức diễn ra phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. 4 Nắm được thời cơ Việt Nam vận dụng để phát triển kinh tế đất nước. 5 Biết được nhân tố được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 6 Nắm được mục tiêu của Mĩ không đề ra trong“chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 7 Biết được vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc. 8 Nắm được đâu không phải là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN. 9 Biết được sự kiện đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi. 10 Nắm được mục đích các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). 11 Biết được hậu quả nguy hiểm nhất của Chiến tranh lạnh để lại cho loài người ngày nay. 12 Nắm được lí do công cuộc cải cách của Gooc-ba-chop thất bại. 13 Biết được nguyên thủ các cường quốc tham dự hội nghị I-an-ta (từ 7-11/2/1945). 14 Biết được việc làm của các nước Tây Âu để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước. 15 Biết được đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. TỰ LUẬN 16 - Nêu được các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. - Giải thích được tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. - Liên hệ được tình hình Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiên nay. 17 Bằng những kiến thức đã học, chứng minh được trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
  4. UBND HUYỆN PHƯƠC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG Năm học 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày kiểm tra: …../…../……… Họ và Điểm: Nhận xét của giáo viên bộ môn: tên: ............................................ ...... Lớp: 9/…….. Phần A - Trắc nghiệm:(5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1.Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) là A. Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967). B. kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Ba-li (tháng 2-1976). C. ASEAN biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (1992). D. 10 nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999). Câu 2.Vì saoLiên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”? A.Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến tranh này. B. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt trình trạng “chiến tranh lạnh”. C.Liên hợp quốc yêu cầu phải chấm dứt trình trạng “chiến tranh lạnh”. D.Cuộc chạy đua vũ trang đã làm cho Liên Xô và Mĩ suy giảm về nhiều mặt. Câu 3.Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào? A.Bãi công của công nhân. B.Đấu tranh chính trị. C.Đấu tranh vũ trang. D.Đấu tranh nghị trường. Câu 4.Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế? A. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. B. Nâng cao chất lượng nguồn lao động. C. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. D. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Câu 5.Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên. B. Sự viện trợ kinh tế của Mĩ cho Nhật Bản. C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản. D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. Câu 6.Đâu không phải là mục tiêu của Mĩ đề ra trong“chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Phát động Chiến tranh lạnh với Liên Xô. B. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh. C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  5. D. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Câu 7.Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc là gì? A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. B.Giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế. C.Thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hoá giữa các quốc gia. D.Giải quyết những mâu thuẫn về sắc tộc trên thế giới. Câu 8.Đâu khôngphải là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN? A.Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C.Giải quyết các tranh chấp bằng lực lượng quân sự. D.Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả. Câu 9.Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi? A. 1960 "Năm Châu Phi". B. 1962 An-giê-ri được công nhận độc lập. C. 11/1975 Nước Cộng hòa Nhân dân Ăng-gô-la ra đời. D. 1994 Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên. Câu 10.Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì? A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ trong nước. C. Khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. D. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Câu 11.Hậu quả nguy hiểm nhất của Chiến tranh lạnh để lại cho loài người ngày nay là gì? A. Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. B. Thế giới luôn căng thẳng dễ xảy ra chiến tranh. C. Xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, các khối quân sự. D. Tốn quá nhiều tiền của và sức người để phục vụ cuộc chiến tranh này. Câu 12.Công cuộc cải cách của Gooc-ba-chop thất bại do A. không đủ sức cạnh tranh với sự phát triển của các nước Đông Âu. B. không bắt kịp với trình độ khoa học-kĩ thuật của các nước phương Tây. C. chưa có sự chuẩn bị đầy đủ điều kiện, thiếu đường lối chiến lược nhất quán. D. thiếu đường lối chiến lược nhất quán dù đã có sự chuẩn bị đầy đủ điều kiện. Câu 13.Thành phần tham dự hội nghị Ian-ta (từ 7-11/2/1945) gồm nguyên thủ các cường quốc A. Anh, Mĩ, Liên Xô. B. Đức Italia, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Mĩ.. D. Liên Xô, Mĩ, Đức. Câu 14.Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Tiến hành cải cách kinh tế. B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 15.Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không đưa quân đi tham chiến ớ nước ngoài. B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật (08/09/1951) C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu. D. Phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường.
  6. Phần B - Tự luận: ( 5,0 điểm ) Câu 1. (3,0 điểm) Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI? Liên hệ với tình hình Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiên nay. Câu 2. (2,0 điểm) Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. BÀI LÀM ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ ..............................................................................................................................................
  7. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Lịch sử - 9 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần A- Trắc nghiệm:(5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất: (đúng mỗi ý ghi 0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.án B D C D D B A C C D A C A B D Phần B - Tự luận: ( 5,0 điểm ) Câu Nội dung Điểm 1. * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: (3,0 đ) + Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. 0,25đ + Xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. 0,25đ + Điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. 0,25đ + Nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến. 0,25đ * HS giải thích được: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước trên thế giới hiện nay, vì: + Các nước có cơ hội thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, tăng 0,5đ cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực; tiếp thu những thành tựu KH-KT vào sản xuất... + Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, 0,5đ trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế...nếu không tiến kịp thời thì sẽ tụt hậu. * Liên hệ với tình hình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương của Đại hội hiện nay là “chủ động và tích cực hội nhập quốc 1,0đ tế”, “nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”, “đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”. (HS có thể diễn đạt nhiều ý khác nhau vẫn đạt điểm tối đa) 2. Bằng những dẫn chứng cơ bản chứng minh được sự giàu mạnh của (2,0 đ) nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Trong những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hữu một nửa sản 0,5đ lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% năm 1948). - Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 0,5đ năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. - Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ 0,5đ nợ duy nhất trên thế giới. - Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền 0,5đ vũ khí nguyên tử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2