intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Quảng Nam” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: lịch sử – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 2 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) * Chọn câu trả lời đúng, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử đó là A. chế độ độc tài Batixta bị lật đổ B. cuộc tấn công trại lính Moncada. C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập. D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn Câu 2. Ba quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Việt Nam, Lào, Phi-lip-pin. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia. D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lay-si-a Câu 3. Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là A. Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967). B. kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Ba-li (tháng 2-1976). C. ASEAN biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (1992). D. mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999). Câu 4. Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào A. phát triển kinh tế. B. hội nhập quốc tế. C. phát triển quốc phòng. D. ổn định chính trị. Câu 5. Đâu không phải là nội dung của cải cách dân chủ ở Cu Ba? A. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp. B. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục. C. Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị. D. Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài. Câu 6. Hiệ ước Ba-li xác định vấn đề gì của tổ chức ASEAN? A. Mục tiêu. B. Nguyên tắc. C. Duy trì hoà bình. D. Phát triển kinh tế. Câu 7. Đâu không phải là mục tiêu của Mĩ đề ra trong “chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. C. Phát triển thành cường quốc công nghiệp. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. Câu 8. Nước được mệnh danh “ Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La –tinh” là A. Braxin. B. Cu Ba. C. Ac-hen-ti-na. D. Mê-hi-cô. Câu 9. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. C. ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ trong nước. D. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
  2. Câu 10. Mĩ dựa trên cơ sở nào để đề ra “Chiến lược toàn cầu”? A. Tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. B. Tiềm lực chính trị - quân sự to lớn. C. Sự hợp tác với các nước tư bản Tây Âu. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.. Câu 11. Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60-80 của thế kỉ XX dẫn đến A. nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha B. làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ C. chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập ở nhiều nước. D. các nước Mĩ Latinh vương lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp. Câu 12. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật? A. Hoàn toàn kiệt quệ. B. Phát triển mạnh mẽ. C. Phát triển không ổn định. D. Phát triển chậm. Câu 13. Sau khi nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” thì nền kinh tế các nước Tây Âu A. được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. B. nhanh chóng phát triển không lệ thuộc vào Mĩ. C. phát triển thần kì vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Liên hợp quốc? A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. B. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. C. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc. D. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội… Câu 15. Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế? A. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. B. Nâng cao chất lượng nguồn lao động. C. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. D. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy nêu những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản làm cho Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2. (3,0 điểm) Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Là học sinh, em sẽ làm gì để phát triển khoa học - kĩ thuật nước nhà? --- HẾT ---- 2
  3. TRƯỜNG THCS ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM LƯƠNG THẾ VINH ĐIỂM CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 MÃ ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B B A C B C B D A C A A B D B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm * Những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản làm cho Nhật Bản 2,0 phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai? 1 - Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những 0,5 giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. 0,5 - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. 0,5 - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề 0,5 cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. * Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác 3,0 động như thế nào đối với cuộc sống con người? Là học sinh, em sẽ làm gì để phát triển khoa học kĩ thuật nước nhà? a/ Tác động: * Tích cực: 2 - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng 0.5 cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. 0.5 * Tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): - Chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt. 0.25 - Ô nhiễm môi trường. 0.25
  4. - Tai nạn lao động và giao thông 0.25 - Các loại dịch bệnh mới,... 0.25 b/ Là học sinh, em sẽ làm gì để phát triển khoa học - kĩ thuật nước nhà? - Ra sức học tập, rèn luyện nhằm nâng cao trình độ hiểu biết để dễ dàng tiếp thu 0,5 khoa học công nghệ. - Sáng tạo, tìm tòi những phát minh, sáng kiến ứng dụng vào học tập, lao động có 0,5 hiệu quả. (Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) --------------HẾT--------------- TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC LƯƠNG THẾ VINH 2023-2024 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) * Chọn câu trả lời đúng, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Tiến hành cải cách kinh tế. B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 2. Trong giai đoạn sau “chiến tranh lạnh”, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, hợp tác chủ yếu là do A. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế. B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế. C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị. D. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập địa vị quốc tế. Câu 3. Tuyên bố Băng Cốc xác định vấn đề gì của tổ chức ASEAN? A. Mục tiêu. B. Nguyên tắc. C. Duy trì hoà bình. D. Phát triển kinh tế. Câu 4. Sự kiện nào sau đây mở đầu cho cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu Ba? A. Cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê. B. Cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa. C. Cuộc chiến đấu ở vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra. D. Cuộc tấn công tiêu diệt lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Câu 5. “Kế hoach Mác-san” năm 1948 còn được gọi là kế hoạch A. phục hung châu Âu. B. cạnh tranh châu Âu. C. phục hung kinh tế châu Âu. D. phục hung kinh tế Tây Âu. 4
  5. Câu 6. Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là A. Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967). B. kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Ba-li (tháng 2-1976). C. ASEAN biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (1992). D. mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999). Câu 7. Đâu không phải là nội dung của cải cách dân chủ ở Cu Ba? A. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp. B. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục. C. Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị. D. Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài. Câu 8. Sau khi thoát khỏi ách trống trị của Tây Ban Nha, hầu hết các nước Mĩ Latinh trở thành A. “sân sau” của Mĩ. B. thuộc địa của phương Tây. C. các quốc gia độc lập, phát triển. D. các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến. Câu 9. Thắng lợi có ý nghĩa to lớn ở khu vực Mĩ La – tinh mở đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ là A. cách mạng Cu-ba. B. cách mạng Chi-lê. C. cách mạng Ni-ca-ra-goa. D. cách mạng Vê-nê-xu-ê-la. Câu 10. Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh nào? A. Mĩ và Liên Xô chạy đua vũ trang quá tốn kém. B. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới. C. Xu thế toàn cầu hóa được xác lập trên thế giới. D. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vừa giành được độc lập. Câu 11. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì? A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ trong nước. C. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. D. Khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. Câu 12. Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu” biểu hiện qua thắng lợi của cách mạng A. Trung Quốc năm 1949. B. Việt Nam năm 1975. C. Hồi giáo Iran năm 1979. D. Cu – Ba năm 1959. Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản dần được phục hồi và phát triển khi Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược A. Hàn Quốc, Việt Nam. B. Triều Tiên, Việt Nam C. Đài Loan, Việt Nam. D. Philippin, Việt Nam Câu 14. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Xingapo. B. Malaysia. C. Thái Lan. D. Inđônêxia Câu 15. Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc là gì? A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
  6. B. Giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế. C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hoá giữa các quốc gia. D. Giải quyết những mâu thuẫn về sắc tộc trên thế giới. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Nguyên nhân nào giúp Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2. (3,0 điểm) Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Là học sinh, em sẽ làm gì trước những tác động tiêu cực do cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mang lại? ---- HẾT ---- TRƯỜNG THCS ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM LƯƠNG THẾ VINH CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 MÃ ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D A B A B C A A A C B B C A B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm * Nguyên nhân giúp Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau 2,0 Chiến tranh thế giới thứ hai? - Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Mĩ đã thu được 114 tỉ đô la nhờ bán vũ khí 0.25 - Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Mĩ được hòa bình, nhiều nhà khoa học trên thế giới chạy sang Mĩ 0.5 1 để nghiên cứu. - Mĩ đã áp dụng hiệu quả và nhanh chóng những tiến bộ của của các thành tựu khoa học kĩ thuật trong sản xuất, 0.25 - Vai trò điều tiết của bộ máy nhà nước và sự hoạt động năng động, hiệu quả của các công ti, tập đoàn công nghiệp, công nghệ... 0.5 - Có lãnh thổ rộng(thứ 4 trên thế giới), có nhiều tài nguyên thiên nhiên, sự cần cù và chăm chỉ của người dân Mĩ . 0.5 * Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác 3,0 động như thế nào đối với cuộc sống con người? Là học sinh, em sẽ làm gì 6
  7. trước những tác động tiêu cực do cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mang lại? a/ Tác động: * Tích cực: - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, 0.5 nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. 2 - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, 0.5 công nghiệp và dịch vụ. * Tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): - Chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt. 0.25 - Ô nhiễm môi trường. 0.25 - Tai nạn lao động và giao thông. 0.25 - Các loại dịch bệnh mới,... 0.25 b. Là học sinh, em sẽ làm gì trước những tác động tiêu cực do cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mang lại? - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: trồng cây xanh và bảo vệ môi 0,5 trường xanh-sạch-đẹp… - Vận động, tuyên truyền mọi người nghiêm túc thực hiện bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông, an toàn lao động, tiêm vắc-xin phòng chống dịch 0,5 bệnh … Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) -----------------HẾT--------------- GV ra đề và hướng dẫn chấm Nguyễn Đức Phi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1