intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I * NĂM HỌC 2023-2024. MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Tên Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Các nước - Trước chiến Đông Nam Á. tranh thế giới thứ 2 nước nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? Số câu 1 1 Số điểm 0,33 0,33 Tỉ lệ % 3,3 3,3 2. Các nước - Phong trào Châu Phi. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở đâu? Số câu 1 1 Số điểm 0,33 0,33 Tỉ lệ % 3,3 3,3 3. Nước Mỹ. - Vị thế của - Giải Mỹ. thích vì - Thời gian Mỹ sao Mĩ lại trở thành trung trở thành tâm kinh tế, tài nước tư chính của thế bản giàu
  2. giới. mạnh nhất thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Số câu 2 1 3 Số điểm 0,66 1 1,66 Tỉ lệ % 6,6 10 6,6 4. Nhật Bản. - Thời gian Hiểu được Nhật Bản trở nguyên nhân thành một phát triển trong ba trung thần kỳ của tâm kinh tế. Nhật Bản. Số câu 1 1 2 Số điểm 0,33 2 2,33 Tỉ lệ % 3,3 20 23,3 5. Các Nước - Để khôi phục - Mục đích các Tây Âu. kinh tế, các nước Tây Âu nước Tây Âu tham gia khối phải làm gì? NATO. - Kế hoạch Mac-san có tên là gì? - Sự liên kết khu vực ở Tây Âu. Số câu 3 1 4 Số điểm 1 0,33 1,33 Tỉ lệ % 10 3,33 13,3 6. Trật tự thế - Nội dung hội giới mới sau nghị Ianta. chiến tranh. Số câu 2 2
  3. Số điểm 0,66 0,66 Tỉ lệ % 6,6 6,6 7. Những - Thời gian - Hiểu được - Ý thành tựu chủ diễn ra cuộc thành tựu đưa nghĩa, yếu và ý nghĩa cách mạng đến sự lo ngại tác động lịch sử của khoa học kỹ về đạo đức cho tích cực cách mạng thuật. xã hội loài và hậu khoa học - kĩ - Nước khởi người. quả của thuật sau chiến đầu cuộc cách Sự thay đổi cơ cách tranh thế giới mạng khoa học cấu lao động. mạng thứ hai. kỹ thuật. khoa học-kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai. Số câu 2 2 1 5 Số điểm 0,66 0,66 2 3,33 Tỉ lệ % 6,6 6,6 20 33,3 Tổng câu 12 4 1 1 18 Tổng điểm 4 3 2 1 10 Tỉ lệ% 40 30 20 10 100
  4. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: ...................................... Môn: Lịch sử - Lớp 9 Lớp: 9/….. Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? A. Phi-lip-pin. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a. D. Mi-an-ma. Câu 2. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi. Câu 3. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 4. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1945 đến 1975. B. Từ năm 1950 đến 1980. C. Từ năm 1918 đến 1945. D. Từ năm 1945 đến 1950. Câu 5. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 6. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Tiến hành cải cách nền kinh tế. B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 7. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. C. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. Câu 8. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì? A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 9. Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào? A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
  5. D. Liên minh châu Âu. Câu 10. Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Mĩ, Liên Xô, Đức. C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Liên Xô, Anh. Câu 11. Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào? A. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu. B. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu. C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Câu 12. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào? A. Những năm 40 của thế kỉ XX. B. Những năm 50 của thế kỉ XX. C. Những năm 60 của thế kỉ XX. D. Những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 13. Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Liên Xô. Câu 14. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức? A. Già hóa dân số. B. Sao chép con người. C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động. Câu 15. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động? A. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần. D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. Những nguyên nhân nào giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2? (2 điểm) Câu 2. Nêu ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai? (2 điểm) Câu 3. Vận dụng kiến thức đã học giải thích vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? (1 điểm)
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Lịch sử - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi ý đúng ghi 0,33 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B A D B B D B B D C A C B B II.TỰ LUẬN:(5 điểm) Câu 1 * Nguyên nhân nào giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần Điểm (2 điểm) kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2: -Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn 0,5 điểm sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. 0,5 điểm - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. 0,5 điểm - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa 0,5 điểm nền kinh tế liên tục tăng trưởng. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. Câu 2 1. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: (2 điểm) - Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài 0,5 điểm người. 0,5 điểm - Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. 2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: - Tích cực: 0,25 điểm + Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. 0,25 điểm + Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. - Tiêu cực: 0,25 điểm + Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và 0,25 điểm hủy diệt lớn. + Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người. Câu 3 * Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau (1 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai: - Vì nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, 0,25 điểm không bị chiến tranh tàn phá. - Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triển sản 0,25 điểm xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận. 0,25 điểm + Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,… 0,25 điểm
  7. + Biết áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Ghi chú: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Năm học : 2023- 2024 Môn: LỊCH SỬ 9 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi ý đúng ghi 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B A D B B D B B D C A C B B II.TỰ LUẬN:(5 điểm) Câu 1:(3 điểm) HS ghi được mỗi ý trong các đáp án sau cho 1 điểm Câu 1 Nguyên nhân nào giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2 -Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - 0,5 điểm sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, 0,5 điểm công ti Nhật Bản. - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết 0,5 điểm cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 0,5 điểm Câu 2 1. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: - Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của 0,5 điểm loài người. - Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. 0,5 điểm 2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: - Tích cực: + Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng 0,25 điểm thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. + Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ 0,25 điểm dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. - Tiêu cực: + Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá
  8. và hủy diệt lớn. 0,25 điểm + Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về 0,25 điểm đạo đức, an ninh xã hội đối với con người. Câu 3 Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai: - Vì nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương 0,25 điểm che chở, không bị chiến tranh tàn phá. - Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát 0,25 điểm triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận. + Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân 0,25 điểm công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,… + Biết áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. 0,25 điểm Câ*Ghi chú: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1