intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/ …./ 20… ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp..............SBD.............Phòng thi............... I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Liên Xô quyết định sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích gì? A. Mở rộng lãnh thổ. B. Duy trì nền hòa bình thế giới. C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. D. Khống chế các nước khác. Câu 2. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào? A. Liên Xô trở thành nước duy nhất trên thế giới có vũ khí nguyên tử. B. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc quân sự duy nhất trên thế giới. C. Phá thế độc quyền của Mĩ về vũ khí nguyên tử. D. Liên Xô sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn trên toàn thế giới. Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á chống lại kẻ thù nào? A. Sự xâm lược trở lại của chủ nghĩa thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã thống trị lâu đời ở các nước Đông Nam Á. C. Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới là đế quốc Mĩ. D. Các thế lực phản động nổi dậy ở nhiều nơi. Câu 4. Sự kiện nào mở đầu phong trào đấu tranh chống đế quốc ở khu vực Mĩ La-tinh? A. Cuộc cách mạng Cu ba năm 1959. B. Cao trào đấu tranh bùng nổ ở nhiều nơi. C. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở Bô- li-vi-a . D. Bầu cử thắng lợi ở Chi -lê năm 1970. Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ nhằm mục đích gì? A. Ổn định đời sông nhân dân. B. Tái đầu tư cho các thuộc địa. C. Xây dựng trung tâm tài chính. D. Khôi phục, phát triển kinh tế. Câu 6. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ lập ra nhằm chống lại A. phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. phong trào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. phong trào công nhân ở các nước tư bản Âu-Mĩ. D. phong trào hoà bình, dân chủ ở các nước tư bản. Câu 7. Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là A. xuất phát điểm. B. mức độ liên kết. C.nguyên tắc hội nhập. D. liên kết mang tính khu vực. Câu 8. Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Kinh tế phát triển nhanh chóng. B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. C. Các đảng phái tranh giành quyền lực. D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Trang 1/2 –
  2. A. áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước. C. vai trò của con người Nhật Bản. D. chi phí cho quốc phòng ít. Câu 10. Quyết định của hội nghị Ian-ta đã tác động đến tình hình thế giới sau năm 1945 như thế nào? A. Hình thành trật tự mới đa cực nhiều trung tâm. B. Trật tự hai cực được xác lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. C. Mĩ muốn xác lập trật tự đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế.. D. Một khuôn khổ trật tự đa cực mới hình thành do Mĩ và Liên Xô chi phối. Câu 11. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957 có ý nghĩa tích cực và bao quát nhất là gì? A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật. C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. Phát hành đồng tiền chung. Câu 12. Hậu quả nguy hiểm nhất của Chiến tranh lạnh để lại cho loài người ngày nay là gì? A. Xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, các khối quân sự. B. Thế giới luôn căng thẳng dễ xảy ra chiến tranh. C. Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. D. Tốn quá nhiều tiền của và sức người để phục vụ cuộc chiến tranh này. Câu 13. Thành tựu quan trọng nào của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? A. Chinh phục vũ trụ. B. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. C. Thông tin liên lạc. D. Tìm ra nguồn năng lượng mới. Câu 14. Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại? A. Năng lượng hơi nước. B.Năng lượng điện. C Năng lượng than đá. D.Năng lượng mặt trời. Câu 15. Cách mạng khoa học-kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các nước phát triển cao? A. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên. B. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống. C. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ giảm xuống. D. Lao động trong nông nghiệ, công nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)Trình bày những nét chính về tình hình chung ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2. (3,0 điểm) a. Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh? Nêu biểu hiện của chiến tranh lạnh? (2,0 điểm) b.Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI, trong đó có Việt Nam? (1,0 điểm) ------------------HẾT------------------ Trang 2/2 –
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2023-2024 NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C A A D B D B C B A D B D D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Những nét chính về tình hình chung ở Châu Á sau Chiến tranh thế 2,0 giới thứ hai - Cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ và nhiều quốc gia giành 0,5 độc lập ở Châu Á. 1 - Sau chiến tranh lạnh lại xảy ra xung đột li khai, khủng bố ở một số nước. 0,5 - Một số nước đạt được tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Xing-ga-po…Ấn độ là tiêu biểu với cuộc “ cách mạng Xanh” trong 0,5 nông nghiệp. - Cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á giành được độc lập. Sau đó hầu như trong suốt nửa thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định. 0,5 a. Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh? Nêu biểu hiện? 2,0 - Chiến tranh lạnh: là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc 1,0 trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. - Những biểu hiện của chiến tranh lạnh: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết 1,0 chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ. 2 b. Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời 1,0 cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI, trong đó có Việt Nam? *Thời cơ: Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới 0,5 và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoản cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. *Thách thức: 0,25 + Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà tan. + Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn 0,25 hoá dân tộc. (HS trả lời đáp án tương tự GV vẫn cho điểm tối đa) --------------------HẾT------------------------ Trang 3/2 –
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2