intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NƯỚC OA NĂM HỌC 2023-2024 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 001 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài) Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ nhằm mục đích gì? A. Khôi phục kinh tế. B. Tái đầu tư cho các thuộc địa. C. Xây dựng trung tâm tài chính. D. Ổn định đời sống nhân dân. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành nhiều cải cách trong đó cải cách nào là quan trọng nhất? A. Hiến pháp. B. Ruộng đất. C. Giáo dục. D. Văn hóa. Câu 3. Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất của Liên hợp quốc? A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. Tôn trọng chủ quyền của các dân tộc. D. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. Câu 4. Biến đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì? A. Thành lập tổ chức của khu vực ASEAN. B. Có tốc độ phát triển kinh tế năng động trên thế giới. C. Các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập. D. Tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển. Câu 5. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 5 năm 1995. B. Tháng 6 năm 1995. C. Tháng 7 năm 1995. D. Tháng 8 năm 1995. Câu 6. Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên đối đầu căng thẳng do A. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. B. chính sách can thiệp của Trung Quốc vào khu vực. C. vấn đề Cam-pu-chia. D. sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế giữa hai nhóm nước. Câu 7. Các quốc gia đầu tiên thành lập tổ chức ASEAN: A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin. B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin, Việt Nam. C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin. D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin. Câu 8. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai do A. bóc lột sức lao động của người dân trong nước. B. không bị chiến tranh tàn phá. C. đầu tư bóc lột các nước thuộc địa. D. không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Câu 9. Điền những nội dung còn thiếu vào chổ trống..... sao cho hợp lí. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển ....(1).. và ...(2)... thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh duy trì ...(3)... và ổn định khu vực. Trang 1/2 – Mã đề 001
  2. A. (1) kinh tế, (2) văn hóa, (3) hòa bình. B. (1) kinh tế, (2) quân sự, (3) quốc phòng. C. (1) chính trị, (2) văn hóa, (3) kinh tế. D. (1) khoa học, (2) kĩ thuật, (3) an ninh quốc phòng. Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ tiến hành chính sách đối nội là A. ban hành các quyền tự do, dân chủ. B. ban hành các đạo luật phản động. C. xóa bỏ chính sách “phân biệt chủng tộc”. D. đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động. Câu 11. Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? A. Hòa nhập nhưng không hòa tan. B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi. D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. Câu 12. Sau "chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc A. lấy quân sự làm trọng điểm. B. lấy chính trị làm trọng điểm. C. lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm. D. lấy kinh tế làm trọng điểm. Câu 13. Chủ trương của Mĩ sau khi thế "hai cực I-an-ta" bị phá vỡ là gì? A. Thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực. B. Biến Liên Xô thành đồng minh đắc lực của mình. C. Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây, Nhật Bản. D. Thiết lập "Thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối thống trị. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là do A. sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. B. cuộc chạy đua vũ trang tốn kém đã làm suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô. C. sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ. Câu 15. Cụm từ nào dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. “Lục địa mới trỗi dậy”. B. “Lục địa bùng cháy”. C. “Sân sau của Mĩ”. D. “Chàng khổng lồ thức dậy sau giấc ngủ dài”. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước này. Câu 2. (3,0 điểm) Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. Là học sinh, em sẽ làm gì trước những tác động do cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật mang lại? ---------- Hết ---------- Trang 2/2 – Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2